Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/01/2019, 15:51 PM

Hòa thượng Thích Thiện Hoa: Cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc

Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, các bậc Long Tượng tiếp nối ra đời làm sáng ngời lịch sử Phật Giáo phục hưng, nhất là trong thời kỳ cận đại, những tấm gương sáng chói của phong trào phục hưng trong đó có Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.

>Các danh tăng Phật giáo đặc biệt

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ cổ chí kim thời nào cũng có các bậc Cao Tăng Thiền Đức xuất hiện để hoằng pháp độ sanh. Nổi bật tiêu biểu nhất là vào các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần. Đã có các vị Thiền sư uyên thâm Phật pháp, tinh thông thế học, đem tài đức của mình mà cố vấn cho các vua trị dân giữ nước. Đến thời cận đại lại có thêm nhiều bậc danh Tăng lỗi lạc nhập thế mà hoằng pháp lợi sanh. Nhân vật được nhắc đến ở đây chính là Hòa thượng Thích Thiện Hoa - một cao Tăng Thạc Đức mà Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước đều trân trọng kính ngưỡng.

Đôi nét về tiểu sử của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Ngài ra đời ngày mồng 7 tháng 8 năm 1918 tại làng Tân Quy, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Vì quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh làm thế danh nên húy là Trần Thiện Hoa. Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thế pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Sáu, pháp danh là Diệu Tịnh.

Bài liên quan

Ngài là con út trong một gia đình tám anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng xuất gia đầu Phật. Riêng Ngài năm lên bảy tuổi thì xuất gia tại chùa Phước Hậu, làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn. Sau đó Ngài được gửi tới chùa Đông Phước, huyện Cái Vồn để theo học với Tổ Khánh Anh, được Tổ cho pháp hiệu là hoàn tuyên.

Năm 1931, Tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An ở Đồng Đế, Trà Ôn và khai lớp học gia giáo tại đây, và ngay năm ấy, Ngài được nhập chúng theo học, lúc 14 tuổi.

Năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên Trà Vinh khai giảng, Ngài được theo học tại đây, và ngay năm ấy, Ngài được thọ giới Sa di vào lúc tròn 17 tuổi.

Năm 1938, Ngài được Ban giám đốc Phật học đường cử ra Huế học cùng với các Tăng sinh khác học lớp đầu tiên, lúc ấy Ngài được 20 tuổi. Ngài học ở Phật đường Tây Thiên hai năm. Sau đó Ngài vào chùa Long Khánh, Quy Nhơn học Phật pháp với Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp một năm. Sau đó Ngài trở ra Huế dự khóa học tại Phật học đường Báo Quốc bốn năm. Đúng thời gian tám năm dài theo học Phật pháp tại miền Trung, Ngài trở về lại miền Nam và đến năm 29 tuổi Ngài đã đăng đàn thọ đại giới cụ túc tại giới đàn chùa Kim Huê - Sa Đéc.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa là một trong những cây đại thụ Đạo Pháp - Dân tộc đã cống hiến cả cuộc đời mình trên mảnh đất miền Nam.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa là một trong những cây đại thụ Đạo Pháp - Dân tộc đã cống hiến cả cuộc đời mình trên mảnh đất miền Nam.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa: Một nhân tài xuất chúng hiếm có

Bài liên quan

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa khi chưa thọ đại giới đã khí phách hùng lực phối hợp với Hòa thượng Thích Trí Tịnh thành lập Phật học đường tại chùa Phật Quang xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn. Mặc dù lúc ấy là giai đoạn năm 1945, đất nước ta mới tuyên ngôn độc lập và có cao trào chống Pháp cứu nước. Vậy mà lớp học của Ngài số Tăng Ni đến học 30 vị. Ngài là con người không dễ khuất phục trước nghịch cảnh chướng ngại, mà trái lại rất bền bỉ chịu đựng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã mở lớp “Bình dân học vụ với sáng kiến độc đáo là soạn tập sách “Vần chữ O” để học viên dễ dàng hấp thụ nhanh. Với tấm lòng vị tha trong dòng máu từ bi của chư Phật, Ngài không những lo cho con em, đồng bào biết chữ mà còn mở phòng y tế để chữa bệnh cho nhân dân trong làng. Ngài luôn tâm niệm và dạy chúng rằng: “Muốn làm việc lớn. Trước phải làm việc nhỏ, muốn đi xa trước phải từ nơi gần”.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa là một vì sao sáng cho bất cứ những ai đi vào con đường chánh pháp. Ngài có một trái tim nóng bỏng thiết tha vì sự nghiệp Đạo pháp dân tộc. Ngài cương nghị, trầm lặng, nhưng rất mực hiền hậu, ôn hòa với tất cả mọi người dù thuận hay nghịch. Đặc điểm thánh thiện hơn nữa là Ngài rất trân quý giữ lấy tình huynh đệ, đồng môn.

Qua quá trình tu học và hành đạo của người, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đích thực là một vĩ nhân phi phàm, có ý chí phi thường, có những hành động phi thường, can đảm đứng trước những phong ba bảo táp của thời đại, bình tĩnh vượt qua những gian lao thử thách của thói đời, khôn khéo lèo lái con thuyền Phật Giáo cập được bến bờ vinh quang.

Qua quá trình tu học và hành đạo của người, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đích thực là một vĩ nhân phi phàm, có ý chí phi thường, có những hành động phi thường, can đảm đứng trước những phong ba bảo táp của thời đại, bình tĩnh vượt qua những gian lao thử thách của thói đời, khôn khéo lèo lái con thuyền Phật Giáo cập được bến bờ vinh quang.

Năm 1953, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa được giáo hội Tăng già Nam Việt giao phó ba nhiệm vụ lớn: Trưởng Ban Giáo dục, Trưởng ban Hoằng pháp giáo hội Tăng già Nam Việt và kiêm Đốc giáo Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang.

Mặc dù trên vai Hòa thượng nặng gánh những trọng trách Phật sự lúc bấy giờ, song Ngài vẫn điềm nhiên giữ lấy sự thăng bằng thân tâm sáng suốt để điều hành Phật sự. Ngài rất chu đáo về việc giảng dạy và chuẩn mực đào tạo cán bộ khi thừa hành Phật sự. Công việc của Ngài đêm cũng như ngày cứ xoay tròn như công vụ.

Khi nhắc đến cuộc đời Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, chúng ta dễ dàng cảm nhận được ngay những công hạnh rất đặc biệt của Ngài đối với Đạo pháp dân tộc thật cao cả không cùng, cuộc đời của Ngài luôn gắn liền với: Hòa bình - Giáo dục - Tình thương - Hòa giải và hiếu hạnh.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa thường huấn thị Phật tử rằng: “ Hôm nay hàng Phật tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Đức Phật, trong một tổ chức có quy mô, trong một đường lối có giáo dục có phương pháp và trong tinh thần thống nhất ý chí và hành động. Đó là nhờ sự cố gắng công ý chí bất khuất của các bậc tiền bối trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam…”.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa: Cả cuộc đời vì Đạo Pháp dân tộc

Đã 45 năm đi qua kể từ khi ngài viên tịch (1973 - 2019), song dư âm và hình bóng Ngài vẫn còn vang vọng, in sâu trong lòng Tăng Ni Phật tử Việt Nam. Hôm nay chúng ta ngồi lại với nhau để diễn đàn hội thảo những công ơn các bậc tiền bối đã làm rạng danh mảnh đất Sài Gòn này và hôm nay Sài Gòn tròn tuổi 300 năm qua với biết bao biến cố lịch sử và thăng trầm của đất nước, Sài Gòn cũng chung chịu số phận ấy mà anh dũng đi lên để thăng hoa cho chính mình.

Bài liên quan

Trong công cuộc xây dựng và giữ gìn mảnh đất Sài Gòn hôm nay được 300 năm của dân tộc, Phật giáo đã đồng hành từ thuở khai hoang, lập địa để làm nên Sài Gòn Gia Định hôm nay. Đã có biết bao bậc Cao Tăng Thiền Sư cống hiến cả cuộc đời mình cho mảnh đất Sài Gòn này ngày càng thêm huy hoàng, tráng lệ và xanh mãi một màu xanh bất tử.

Trong vô số công ơn tiền bối hữu công ấy Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã dâng hiến trọn đời mình trên mảnh đất Sài Gòn này để thực hiện Đạo pháp dân tộc bằng tất cả con tim, khối óc. Đúng 20 năm kể từ khi về Sài Gòn gánh vác Phật sự giáo hội cho đến cuối đời, Ngài đã đem hết tấm lòng vì đạo vì đời để tạo dựng một ngôi nhà Đạo Pháp dân tộc sống trong hạnh phúc tình thương.

Với Đạo pháp Ngài đã để lại một kho tàng giáo lý vô giá cho hàng Tăng Ni Phật tử chúng ta hôm nay làm hành trang đi trên con đường Đạo, và Ngài đào tạo trưởng thành rất nhiều bậc Tăng tài đức độ mà hiện nay là các bậc tôn túc đang lãnh đạo giáo hội với những trọng trách tối cao.

Với dân tộc Ngài đã góp phần xây dựng nền hoà bình lâu dài hạnh phúc cho toàn dân tộc hôm nay nói chung, cho tất cả người dân Sài Gòn nói riêng. Ngài là cây đại thụ đức độ với bao công hạnh đã thầm lặng cống hiến đến cả trọn cuộc đời, rồi lặng lẽ ra đi về cõi Phật khi hoà bình sắp ngự trị trong lòng dân tộc Việt Nam.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đến và đi trong cõi đời này như chân thân một vị Bồ Tát sống mãi bất tử giữa lòng nhân thế. Ảnh minh họa

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đến và đi trong cõi đời này như chân thân một vị Bồ Tát sống mãi bất tử giữa lòng nhân thế. Ảnh minh họa

Suốt cuộc đời vì Đạo Pháp dân tộc với ý chí cương nghị và bao dung đức độ, vị tha với tất cả mọi người, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa luôn cương quyết và giữ vững lập trường của mình mà hoằng pháp lợi sanh bằng bức thông điệp tâm linh nhắc nhở chúng ta rằng:

“Phật giáo không mưu đồ ngai vàng, công danh quyền thế hay độc tôn. Phật giáo không để cho một thế lực nào, dù mạnh đến đâu khuynh đảo, không để bị mua chuộc, dù tiền bạc nhiều đến mấy, Phật giáo không chạy theo ngoại ban không dựa vào quyền thế, không làm tay sai cho bất cứ một ai, mà Phật giáo chỉ trung thành với nước nhà dân tộc. Lịch sử Việt Nam, từ Đinh - Lê - Lý - Trần đã chứng minh hùng hồn và cụ thể điều đó”.

“Phật giáo từ khi có mặt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chưa hề làm đổ một giọt máu của nhân loại hay của một quốc gia chủng tộc nào (chỉ trừ một vài cá nhân mượn lốt Tăng sĩ, vì quyền lợi riêng tư) hay có hậu ý mưu đồ xâm lăng chiếm đoạt. Phật giáo đi đến đâu chỉ mang ánh sáng từ bi, đạo đức chiếu soi đến đó và tạo dựng hoà bình an lạc cho dân tộc xứ ấy”.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đến và đi trong cõi đời này như chân thân một vị Bồ Tát sống mãi bất tử giữa lòng nhân thế. Ngài là cây đại thụ che mát lòng người và làm nên thế đứng Sài Gòn Gia Định 300 năm mà ngẩng cao đầu nhìn ra thế giới với niềm vinh dự tự hào một dân tộc anh hùng luôn yêu chuộng hoà bình để kết thân với bạn bè khắp năm châu.

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viên tịch ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý, nhằm ngày 23 tháng Giêng năm 1973, thọ 55 tuổi đời và 26 tuổi hạ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Vì sao nhiều Phật tử tin rằng Ấn Quang Đại sư là hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát?

Chân dung từ bi 13:50 24/01/2024

Để biết được lý do tại sao phải bắt đầu từ câu chuyện mà Tuyên Hóa Thượng Nhân đã kể về Ấn Quang Đại Sư.

Xem thêm