Thứ tư, 07/08/2019, 10:55 AM

Tinh thần hiếu đạo trong Kinh Địa Tạng 

Trong Phật giáo, người tu học Phật đều phải lấy hiếu đạo làm nền tảng. Bậc cổ đức dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Phật giáo coi trọng hiếu xuất thế gian, là một người con Phật phải làm cách nào, phương tiện ra sao để cho cha mẹ giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Hiếu đạo là một trong những phẩm chất cao quý con người, nhất là đối với con người phương Đông. Trong quan hệ đời thường để nhìn nhận, đánh giá một con người thì lòng hiếu thảo là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng. Nếu một người bất kính với cha mẹ, thì ắt hẳn chẳng thể yêu thương và sống tốt với người khác. Cho nên bậc cổ đức dạy: “Thiên kinh vạn quyển hiếu vi tiên” (Dù đọc nghìn quyển kinh sách, cũng phải lấy hiếu làm đầu). 

Trong Phật giáo, người tu học Phật đều phải lấy hiếu đạo làm nền tảng. Bậc cổ đức dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Phật giáo coi trọng hiếu xuất thế gian, điều này có nghĩa, là một người con Phật phải làm cách nào, phương tiện ra sao để cho cha mẹ giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Như vậy mới được coi là chí hiếu đích thực. Đây là quan điểm hiếu đạo cao tột, khác hẳn với những quan điểm hiếu đạo thế gian thông thường. 

Hiếu đạo là một trong những phẩm chất cao quý con người, nhất là đối với con người phương Đông. Trong quan hệ đời thường để nhìn nhận, đánh giá một con người thì lòng hiếu thảo là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng. Ảnh minh họa

Hiếu đạo là một trong những phẩm chất cao quý con người, nhất là đối với con người phương Đông. Trong quan hệ đời thường để nhìn nhận, đánh giá một con người thì lòng hiếu thảo là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh là bộ kinh tiêu biểu cho hiếu đạo của Phật giáo, thường được gọi là Hiếu Kinh. Bộ kinh có tổng cộng 3 quyển Thượng – Trung – Hạ, gồm hết thảy 13 phẩm. Bộ kinh có 3 tên là: 1. Địa Tạng Bản Nguyện Kinh, 2. Địa Tạng Bản Hạnh Kinh, 3. Địa Tạng Bản Thệ Lực Kinh. Đây là chính do kim khẩu của Đức Phật đã nói, cũng bởi do nhân địa tu hành của Bồ tát phát ra mà lập nên. Thể của kinh này là quay trở về bản tính tâm thức, lấy viên mãn hiếu đạo làm tôn chỉ để thành tựu vô thượng chính đẳng chính giác. Chỉ con đường thành Phật độ sinh, thông qua con đường Hiếu đạo, giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau, đến chốn cứu kính Niết bàn. 

Sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài đã chu du khắp lãnh thổ sông Hằng thuyết pháp độ sinh, khiến cho chúng sinh được bỏ mê khai ngộ, lìa khổ được vui, vượt sinh tử đến bờ bỉ ngạn. 49 năm thuyết pháp độ sinh sau khi thuyết Kinh Pháp Hoa, vào mùa an cư cuối cùng trước khi thuyết Kinh Niết bàn và nhập vô dư Niết bàn, Ngài đã vì thân mẫu là bà Ma Da lên cung trời Đao Lợi thuyết Pháp độ cho bà. 

Kinh Địa Tạng Bản Nguyện do Đức Phật diễn nói tại cung trời Đao Lợi, đây là tầng trời thứ 2 trong 6 tầng trời của cõi dục giới. Nơi mà thành mẫu Ma Da đã thác sinh về đây sau khi hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa được 7 ngày. Trước khi nhập Niết Bàn vì để báo đáp ân sinh thành, Đức Phật đã diễn nói Kinh Địa Tạng pháp hội ở cung trời này. Do vậy kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật với bậc sinh thành, nên đã lập pháp hội tại cung trời Đao Lợi để độ cho thân mẫu. 

Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh là bộ kinh tiêu biểu cho hiếu đạo của Phật giáo, thường được gọi là Hiếu Kinh. Ảnh: Internet

Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh là bộ kinh tiêu biểu cho hiếu đạo của Phật giáo, thường được gọi là Hiếu Kinh. Ảnh: Internet

Đây là một pháp hội vô cùng quan trọng, vì nó có sự hiện diện đông đủ của chư Phật ở khắp 10 phương thế giới, chư đại Bồ Tát như Quán Âm, Văn Thù, Phổ Hiền... cùng các chúng trời, rồng, quỷ thần khắp các cõi đều đến dự pháp hội này, vì thế mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Là bậc cha lành trong bốn cõi, không một việc làm nào dù nhỏ hay lớn mà Đức Phật lại không vì lợi lạc cho tất cả pháp giới chúng sinh. Trong pháp hội này Ngài vì thân mẫu mà thuyết pháp, nhưng cũng vẫn là chính vì lòng từ bi lân mẫn đối với chúng sinh ở cõi Sa bà, đặc biệt đối với những chúng sinh cương cường, khó khai hóa mà Ngài biết chắc chắn là họ sẽ “bị đọa vào trong đường dữ chịu nhiều thống khổ”. Vì thế ở trong pháp hội này Ngài đã phó chúc cho Bồ tát Địa Tạng nghiệm vụ: “gắng độ chúng sinh trong cõi Sa bà đến lúc Phật Di Lặc ra đời đều được giải thoát các điều khổ, gặp Phật được đức Phật thụ ký”.

Bài liên quan

Như vậy nội dung chính của Kinh Địa Tạng xoay quanh chữ “Hiếu”, nói nên những bổn phận, nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ, cũng như nêu nên những tội phúc, quả báo của chúng sinh để mọi người, lương theo Kinh này mà phản tỉnh tu tập, hầu mong giải thoát cho mình, cho người thân cũng như tất cả chúng sinh. 

Bởi vậy bộ Kinh này lấy tôn chỉ bao hàm trong tám chữ: “Hiếu đạo – Độ sinh – Bạt khổ - Báo ân”. Tám chữ nãy là tinh nghiêm Hiếu Đạo. 

Hình ảnh hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng được đức Phật nhắc tới, và tán thán rằng: “ Địa Tạng, Địa Tạng thần lực của ông không thể nghĩ bàn, đức từ bi của ông không thể nghĩ bàn, biện tài của ông không thể nghĩ bàn”. Bồ Tát Địa Tạng đã đến quả vị này là do từ lòng Hiếu, rồi phát tâm Từ bi dũng mãnh cứu khổ chúng sinh trải qua hằng hà sa số kiếp. Trong đó một vài kiếp nổi bật đã được đức Phật nhắc lại trong Kinh như:

1. Vị Trưởng giả dưới thời Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai: Trong kiếp này Ngài là vị trưởng giả đã lập nguyện độ thoát tất cả chúng sinh bị khốn khổ mới chứng thành Phật; 

2. Hiếu nữ Bà La Môn dưới thời Giác Hoa Định Tự Tại Vương Phật: Trong kiếp này Ngài là một hiếu nữ Bà La Môn hết lòng kính tín Tam Bảo, nhưng do bà mẹ mê tín tà đạo, khinh chê Tam Bảo sau khi chết bị đọa vào địa ngục Vô Gián. Là một người con hiếu thảo, đau lòng vì thương nhớ mẹ, thánh nữ đã tu tạo các việc công đức, phúc lành. Nhờ tu hành và nương vào oai lực của đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, nhờ đó mà thân mẫu được sinh lên cõi trời, từ đây Thánh nữ đã lập thệ nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai, những chúng sinh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương tiện khiến cho họ đều được giải thoát”; 

3. Vị Tiểu Vương dưới thời Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai; 

4. Hiếu nữ Quang Mục dưới thời Phật Thanh Tinh Liên Hoa Mục Như Lai: Quang Mục là một thiếu nữ rất mực hiếu thảo với cha mẹ, sau khi mẹ mất nhờ vào lòng hiếu thảo và công đức cúng dàng một vị La Hán đầy phúc đức này, biết mẹ mình đọa trong địa ngục. Do phúc đức cúng dàng tu thiện và nhờ oai lực của Phật Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai, bà mẹ sau đó đã trở lại đầu thai vào làm con của người đầy tớ trong nhà Quang Mục chịu kiếp hạ tiện, đến 13 tuổi mới được vãng sinh về cõi trời. Nàng Quang Mục vì thương mẹ mà đã phát nguyện rộng lớn như sau: “Từ nay nhẫn đến về sau đến trăm ngàn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các chúng sinh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt họ làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo địa ngục, súc sinh, và ngạ quỷ….. những kẻ mắc tội báo như thế đều thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chính giác”.

Nội dung chính của Kinh Địa Tạng xoay quanh chữ “Hiếu”, nói nên những bổn phận, nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ, cũng như nêu nên những tội phúc, quả báo của chúng sinh để mọi người, lương theo Kinh này mà phản tỉnh tu tập, hầu mong giải thoát cho mình, cho người thân cũng như tất cả chúng sinh. Ảnh minh họa

Nội dung chính của Kinh Địa Tạng xoay quanh chữ “Hiếu”, nói nên những bổn phận, nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ, cũng như nêu nên những tội phúc, quả báo của chúng sinh để mọi người, lương theo Kinh này mà phản tỉnh tu tập, hầu mong giải thoát cho mình, cho người thân cũng như tất cả chúng sinh. Ảnh minh họa

Trong những câu truyện tiền kiếp của Bồ tát Địa Tạng được đức Phật nhắc như trên, hai hình ảnh nổi bật nhất vẫn là hai thiếu nữ hiếu thảo hết lòng cứu mẹ thoát khỏi cảnh địa ngục khổ đau. Chữ Hiếu như thế, rất quan trọng trong Phật Đạo. biết thương yêu cha mẹ, từ đó mới biết thương yêu chúng sinh, hiểu được những nỗi khổ mà cha mẹ đang chịu đựng mới có thể hiểu được những nỗi khổ của chúng sinh, từ đó mới phát đại nguyện cứu vớt chúng sinh. 

Bài liên quan

Nếu Ngài Mục Kiền Liên được tôn xưng là “Đại hiếu” khi thấy mẹ đọa vào trong cảnh khổ của đại ngục liền thỉnh Phật dạy pháp Vu lan, sắm sửa trai duyên cung thỉnh chư Tăng, nhân ngày Tự Tứ để nhờ thần lực chú nguyện của chư Tăng mà bà Thanh Đề được giải thoát. Hình ảnh tấm gương Bồ tát Địa Tạng lại được thể hiện, cứu độ mẹ và phát thệ nguyện độ tận những nỗi khổ của chúng sinh. 

Thệ nguyện của Bồ tát Địa Tạng thật sâu dày, phẩm Kiên Lao thứ 11 đã nói lên điều này: “Bạch đức Thế Tôn, từ trước tới nay con đã từng đỉnh lễ chiêm ngưỡng vô lượng vị đại Bồ tát, đều là những bậc trí tuệ thần thông lớn không thể nghĩ bàn, độ khắp tất cả chúng sinh, tuy nghiên ngài Địa Tạng Bồ tát đây so với các vị Bồ tát khác chỗ thệ nguyện sâu rộng hơn”.

Địa Tạng Bồ tát trong khi hành Bồ tát đã phát thệ nguyện vĩ đại. Nội dung bốn lần phát thệ nguyện của Bồ tát đều tóm thâu trong câu: “Chúng sinh độ tận phương chứng bồ đề, địa ngục vị không thệ bất thành Phật”. Do vì Bồ tát với trí tuệ rộng lớn như hư không và lòng từ bi bao la, Ngài luôn thấy tất cả chúng sinh là cha mẹ trong hiện tại, và là chư Phật ở trong vị lai. 

Địa Tạng Bồ tát trong khi hành Bồ tát đã phát thệ nguyện vĩ đại. Nội dung bốn lần phát thệ nguyện của Bồ tát đều tóm thâu trong câu: “Chúng sinh độ tận phương chứng bồ đề, địa ngục vị không thệ bất thành Phật”. Do vì Bồ tát với trí tuệ rộng lớn như hư không và lòng từ bi bao la, Ngài luôn thấy tất cả chúng sinh là cha mẹ trong hiện tại, và là chư Phật ở trong vị lai. Ảnh: Internet

Địa Tạng Bồ tát trong khi hành Bồ tát đã phát thệ nguyện vĩ đại. Nội dung bốn lần phát thệ nguyện của Bồ tát đều tóm thâu trong câu: “Chúng sinh độ tận phương chứng bồ đề, địa ngục vị không thệ bất thành Phật”. Do vì Bồ tát với trí tuệ rộng lớn như hư không và lòng từ bi bao la, Ngài luôn thấy tất cả chúng sinh là cha mẹ trong hiện tại, và là chư Phật ở trong vị lai. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Hiếu có bốn loại: tiểu hiếu, đại hiếu, viễn hiếu và cận hiếu. Bồ tát Phạm Vọng giới kinh dạy: “Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta” ở trong nhiều đời nhiều kiếp. Chính đức Phật Thích Ca là tấm gương về hiếu hạnh. Khi vua Tịnh Phạn lâm bệnh, Ngài cũng về thăm vua cha, thuyết pháp độ cho vua cha chứng thánh quả, thoát vòng sinh tử. Chính vì vậy trời người thường tán thán Phật là; “Đại hiếu Thích Ca tôn, lũy kiếp báo thâm ân” chân chính đại hiếu duy có Đức Phật mới là viên mãn. 

Đức Phật dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Noi gương hiếu hạnh của đức Phật, chúng đệ tử đều thực hiện và làm theo như: Ngài Xá Lợi Phất trước khi nhập Niết bàn cũng xin đức Phật về quê để hóa độ cho mẹ. Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật, thỉnh chư Tăng chú nguyện cho mẹ thoát địa ngục ..v..v cho tới sau này chư Tổ Trung Hoa, Việt Nam cũng đều thực hành hạnh hiếu này như: Ngài Hư Vân vì báo ân cha mẹ mà đã chiều bái Ngũ Đài Sơn xuốt mấy năm, tam bộ nhất bái trải qua bao khổ cực; Ngài Tuyên Hóa thượng nhân thủ hiếu bên cạnh mộ mẹ 3 năm; ở Việt Nam gương hiếu hạnh của sư tổ Nhất Định chùa Từ Hiếu (Huế), Tổ Cua...., Những tấmgương thực hành hiếu đạo, để làm nền tảng cho Phật giáo.

Ca dao xưa có câu: 

“ Cha già như thể Thích Ca

Mẹ già như thể Phật Bà Quán âm”

Hiếu hạnh của Phật giáo được nhân dân, Phật tử Việt nam tiếp nhận, thấm nhuần và chuyển những giáo lý ấy thành những câu ca dao, tục ngữ, vớimong muốn truyền đạt cho hậu lai. Bởi chính Đức Phật cũng đã từng dạy rằng: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”, hay công đức tôn thờ cha mẹ cũng như tôn thờ chư Phật vậy, cho nên ca dao cũng có câu:

“Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ cũng là chân tu”

Luật nhân quả, nghiệp báo cũng được truyển thành ca dao dạy con cháu, để phận con cháu phải biết ơn và đền ơn đối với hai đấng sinh thành đã có công nuôi dưỡng:

“Gió đưa cành trúc la đà

Cha mẹ còn sống Phật đà hiện thân”

Hay như:

“Đêm nằm niệm Phật Thích Ca

Thánh nữ Bà La Môn cũng niệm danh hiệu của đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai vậy. 

Nếu cha mẹ là người sinh ra ta, thì Sư Trưởng là người cho ta Giới – Định – Tuệ mệnh. Đối với người đệ tử Phật, theo thầy học đạo, ân ấy thật lớn lao vô cùng. Bổn phận làm đệ tử phải có trách nghiệm báo đáp ơn thầy Tổ. Một tinh thần nổi bật nữa được thấy trong Kinh Địa Tạng đó là tinh thần “Hiếu thân tôn sư”. Trong kinh văn thường xuyên có những câu từ như: “Nay tôi lương vào oai thần của đức Phật...”, những câu Kinh văn như trên thường thấy trong các phẩm, mà chúng đệ tử Phật nói ra. Đây là bài học về tinh thần hiếu thuận tôn sư, mà hàng đệ tử Phật sau này phải học hỏi. Bậc cổ đức cũng dạy rằng: “Đệ tử có giỏi hơn thầy, thì cũng kém thầy nửa phần đức hạnh”. Câu này như sét đánh qua tai, như lời cảnh tỉnh cho những người làm đệ tử, phải chợt dạ tự vấn bản thân có khi nào làm cho thầy buồn, có khi nào đã ngang ngạnh khiến thầy bận lòng.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển về vật chất, khoa học,… thì giá trị đạo đức cũng vòng quay mà đi xuống, đặc biệt là chữ Hiếu. Có những kẻ chửi cha, mắng mẹ, phụ ân sinh thành, khinh rẻ thầy bạn. Có những kẻ còn bất nhân sát hại cha mẹ mình, vẫn đang sảy ra thường ngày ở đâu đó khiến cho gia đìnhvà xã hội phải lên án. 

Nếu như họ biết quay đầu tu tập, tụng đọc bản kinh này, thực hiện Hiếu Đạo này thì xã hội sẽ an vui, thanh bình bởi trăm đức hạnh đều do Hiếu làm gốc, cổ đức xưa cũng nói:

“Tứ thời xuân tại thủ

Bách đức Hiếu vi tiên”

Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh với hình ảnh Ngài Bồ Tát Địa Tạng, Đức Phật đã giảng dạy và nêu cao tinh thần báo hiếu của chư Phật, chư Bồ tát. Người học Phật lấy Phật làm thầy, lấy Giới làm thầy. Mỗi đệ tử Phật cần lỗ lực học tập, tu hành, trau dồi trí tuệ, noi gương chư Phật, chư Tổ, nguyện phát Bồ đề tâm để ngõ hầu mong cầu giải thoát, báo đáp ân sâu, làm tròn Hiếu Đạo báo đáp ơn phụ mẫu sinh thành, Sư Trưởng giáo dưỡng và lớn hơn nữa là vì chúng sinh đã từng là cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Như cổ đức xưa thường dạy: 

“Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân

Nhân là độ được tấm thân

Hiếu là cứu hết trầm luân mọi loài.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng

Kiến thức 09:35 24/12/2024

Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời.

Ngũ giới là gì?

Kiến thức 09:20 24/12/2024

Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử.

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

Kiến thức 16:17 23/12/2024

Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.

Xem thêm