Lắng lòng nghĩ về đạo hiếu trong mùa Vu Lan
Đối với Phật giáo tháng 7 âm lịch là thời điểm diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu - một ngày lễ mang đậm tính nhân văn trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Mùa Vu Lan là dịp để chúng ta lắng lòng cùng suy ngẫm về chữ hiếu đối với đấng sinh thành.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Chữ hiếu trong đạo Phật
Hiếu trong đạo Phật được biểu hiện qua hai phương diện là vật chất và tinh thần. Về vật chất, con cái phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ già yếu. Về tinh thần, người con phải biết làm cho cha mẹ an vui qua hành vi thái độ cư xử tốt đối với cha mẹ và qua lối sống đạo đức của bản thân. Cao hơn, người con phải biết hướng cha mẹ đến với thiện pháp.
Trong kinh Trường bộ, số 31, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Đức Phật dạy năm bổn phận của một người con đối với cha mẹ. Đó là nuôi dưỡng cha mẹ, làm tròn bổn phận đối với cha mẹ, giữ gìn gia đình và truyền thống, bảo vệ tài sản do cha mẹ để lại, và lo lễ tang chu đáo khi cha mẹ qua đời . Trong năm điều, hai điều đầu chỉ dạy người con phải chăm sóc, nuôi dưỡng, kính trọng cha mẹ và làm tất cả những bổn phận của một người con theo truyền thống.
Đức Phật dạy rằng: Cha mẹ là bậc đáng được cung kính cúng dường. Trong kinh Tăng chi, Đức Phật ví cha mẹ như là Phạm thiên - vị thần sáng tạo ra thế giới theo Ấn Độ giáo, là bậc đạo sư, là chư thiên. Do đó, người con phải tôn trọng; dâng đồ ăn, đồ uống, vải mặc, giường nằm; thoa bóp thân thể; tắm rửa tay chân…cho cha mẹ.
Theo đạo Phật, có hiếu với cha mẹ không chỉ bằng cách cung cấp vật chất mà còn phải hướng cha mẹ đến với thiện pháp nếu cha mẹ chưa biết thiện pháp. Đức Phật dạy trong kinh Tăng chi, “Này các Tỳ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, thì khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, thì khuyến khích, an trú vào trí tuệ, cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha”. Như vậy, đạo Phật nhấn mạnh hiếu của người con đối với cha mẹ trên phương diện hướng dẫn cha mẹ tu tập thiện pháp đưa đến giải thoát khổ đau. Để làm được điều đó, trước hết người con phải là người đã và đang thực hành thiện pháp. Nghĩa là người con phải có đức tin vào Tam bảo, phải thực hành thiện pháp, phải có bố thí, và có tu tập trí tuệ.
Vu Lan báo hiếu cha mẹ
Trong nhịp sống gấp gáp của cuộc sống hiện đại, đã có lúc chúng ta mải mê với đời sống của bản thân mà lãng quên, thiếu quan tâm đến cha mẹ, thì mùa Vu Lan này chính là dịp để mỗi người sống chậm lại, suy ngẫm và tỏ lòng biết ơn, thành kính đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Có nhiều người luôn băn khoăn, trăn trở không biết nên làm gì để thể hiện sự thành tâm báo hiếu trong lễ Vu Lan mà không biết rằng món quà quý giá nhất đối với cha mẹ đó là sự hiếu thảo của con cái. Sự hiếu thảo được thể hiện từ những hành động nhỏ nhất của chúng ta với cha mẹ hàng ngày.
Một mùa Vu Lan nữa lại đang đến, mỗi người dường như đều dành cho mình một khoảng lặng để nghĩ về chữ Hiếu và đau đáu nỗi niềm báo hiếu cha mẹ. Nhưng đừng đợi tới ngày lễ mới tỏ lòng thành tâm kính hiếu cha mẹ, mà hãy cứ biến mỗi ngày đang sống đều là một ngày lễ Vu Lan, khi đó chúng ta mới thực sự hoàn thành trọn vẹn đạo hiếu làm con.
Có 5 điều để một người thông thường báo hiếu cha mẹ mà Đức Phật răn dạy, đó là: cung kính, vâng lời cha mẹ; phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu; giữ gìn thanh danh và truyền thống gia đình; bảo quản tài sản do cha mẹ để lại; lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời. 5 điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng để thực hiện trọn vẹn là điều không hề dễ dàng, có khi chúng ta dành cả cuộc đời của mình cũng chưa chắc đã hoàn thành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa
Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.
Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi
Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.
Hạnh phúc nơi tự thân
Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.
Đối diện với cái chết của người thân
Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.
Xem thêm