Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 17/03/2019, 17:25 PM

Tổ chức phi Chính phủ Campuchia kêu gọi mọi công dân tôn trọng Tu sĩ Phật giáo

Tổ chức Phật giáo vì sự Phát triển Cộng đồng (Buddhism Foundation for Community Development-BFCD), và tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization–NGO) đã kêu gọi Công chúng đừng xem thường tất cả tu sĩ Phật giáo chỉ vì hành động của một vài cá nhân tiêu cực.

Trong một phỏng vấn độc quyền với Khmer Times, Cư sĩ Heng Monychenda, Giám đốc Tổ chức Phật giáo vì sự Phát triển Cộng đồng (Buddhism Foundation for Community Development-BFCD) cũng đã nhắc nhở Phật tử rằng, đây là trách nhiệm của họ, và không phải là cá nhân một mình, để duy trì các giá trị Phật giáo, và tập thể tăng già.

Nếu chúng ta nghĩ rằng, Phật giáo là tôn  giáo của chúng ta, chúng ta phải giúp Phật giáo duy trì bằng cách báo cáo bất kỳ hành vi sai trái nào của các cá nhân tu sĩ cho chính quyền địa phương và chư tôn đức giáo phẩm để xử lý nội bộ, không nên phỉ báng hoặc nói xấu những vị ấy.

Cư sĩ Heng Monychenda, Giám đốc Tổ chức Phật giáo vì sự Phát triển Cộng đồng, trong cuộc phỏng vấn với Cư sĩ Kay Kimsong, phóng viên Khmer Times ngày 13/02/2019. Ảnh: Tep Sony

Cư sĩ Heng Monychenda, Giám đốc Tổ chức Phật giáo vì sự Phát triển Cộng đồng, trong cuộc phỏng vấn với Cư sĩ Kay Kimsong, phóng viên Khmer Times ngày 13/02/2019. Ảnh: Tep Sony

Cư sĩ Heng Monychenda cũng đã nói rằng, nếu mọi người bắt gặp bất kỳ hành động nào không phù hợp với giáo lý Phật giáo, họ nên thông báo cho Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Chính phủ và Ban Tăng sự Phật giáo để xử lý kỷ luật nội bộ.

Cư sĩ Heng Monychenda cho biết, theo số liệu mới nhất đã công bố vào ngày 15/03/2019, dân số Vương quốc Phật giáo Campuchia là 16.412.600 người, trong đó tu sĩ Phật giáo Campuchia là 50.000 vị.

Phật giáo là tôn giáo chính thức của Campuchia. Khoảng hơn 97% dân số Campuchia theo Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada), với Hồi giáo, Kitô giáo, và Thuyết vật linh bộ lạc chiếm phần lớn còn lại.

Phật giáo đóng vai trò chủ đạo trong việc giúp Phát triển xã hội và khuyến khích mọi người tiếp tục tích công lũy đức, tích cực hơn nữa trong cuộc sống của họ. Tôn giáo dạy mọi người về cách lập ngân sách thụ nhập của họ để có thể  cung cấp cho gia đình họ và góp phần phúc lợi xã hội.

Cư sĩ Heng Monychenda nói, đạo Phật giáo dục khuyến khích mọi người không lãng phí tiền của, luôn sống tiết kiệm và biết san sẻ với mọi người khi của cải có dư, góp phần cân bằng kinh tế xã hội.

Ánh sáng từ bi, trí tuệ Phật giáo từ Ấn Độ lan tỏa đến Vương quốc Campuchia rất sớm, bắt đầu từ Cư sĩ hộ pháp Ahsok, vị anh minh Hoàng đế (vua Ấn Độ-Trị vì 273-232, trước dương lịch), nhà vua phái hai vị tăng sĩ truyền giáo là Sona và Uttara sang đất Kim Địa (Suvannabhumi) hoằng dương chính pháp Phật đà. Vị trí của Kim Địa là phiếm chỉ vùng đất từ Myanmar cho đến Malaysia. Theo sự khảo chứng của các học giả, người Ấn Độ khoảng 400-500 trước dương lịch, đã đến buôn bán vùng Đông Nam Á như đến đầu công nguyên, di dân Ấn Độ mới bắt đầu tràn vào Đông Nam Á với quy mô lớn. Họ kinh doanh, buôn bán và truyền bá cả văn hóa, tôn giáo của mình vào các quốc gia này, trước hết là Bà la môn giáo; đến thế kỷ 6 trước dương lịch đạo Phật xuất hiện.

Về vấn đề tôn giáo đất Phù Nam trong giai đoạn lập quốc, sác Lương Thư chép rằng: “Người Phù Nam theo Bà la môn giáo, trước khi Phật giáo du nhập. Đạo Bà la môn được xem là quốc giáo. Thứ đến là Phật giáo”. Sách Tục Cao Tăng Truyện (quyển 1 chép: “Hòa thượng Sanghapala (Tăng Già Bà La-僧伽婆) dịch là Tăng Dương hay Tăng Khải người Phù Nam. Ấu niên 15 tuổi xuất gia , sớm tinh thông Phật pháp, chuyên nghiên cứu “A Tỳ Đàm Luận”, rộng học Luật tạng, danh tiếng trùm khắp, vang vọng đến đất Hải Nam. Ngài đã dịch bộ “A Dục Vương kinh” và bộ “Giải Thoát Đạo Luận”.

Ngoài ra, một vị cao thăng Phù Nam khác là Hòa thượng Mandrasena, tiếng Hán dịch là Hoằng Nhược đã phiên dịch nhiều kinh sách, trong đó nổi tiếng là “Pháp Giới Thể Tính Kinh”, “Bản Vân Kinh” và “Văn Thù Bát Nhã Kinh”.

Bài liên quan

Đầu thế kỷ thứ 6, niên đại Thiên Giám thứ 2 (503), đời Minh quân Hộ pháp Lương Vũ Đế (464–549), Ngài cùng với Hòa thượng Mandrasena (Mạn Đà La-曼陀羅) phụng sắc dịch các kinh điển Phật giáo. Sau đó, tại điện Thọ Quang, Công viên Hoa Lâm, Chính Quang Tự, Chiêm Vân Tự là nơi nhập thất để dịch các kinh điển Phật giáo.

Sách “Lịch Đại Tam Bảo Ký” nói về giao lưu Phật pháp giữa Phù Nam và Trung Hoa (năm 524) cho biết: “Nước Phù Nam đã phái Hòa thượng Sanghapala mang sang Trung Hoa dâng tặng những bộ kinh: A Dục Vương Kinh, Khổng Tước Vương Đà La Ni Kinh, Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh, Độ Nhất Thiết Chư Phật Cảnh Giới Trí Nghiêm Kinh, Bồ Tát Tạng Kinh, Giải Thoát Đạo Luận, A Dục Vương Truyện, Cát Tường Kinh . . . tổng số lên đến 100 bộ. Nhị vị Hòa thượng Sanghapala, Hòa thượng Mandrasena đều là người Phù Nam, dưới thời vua Sadabatma được mời sang Trung Hoa hoằng pháp. Họ cũng mang nhiều kinh điển sang dâng tặng (theo Lịch Đại Tam Bảo Ký). Theo “Phù Nam Phật giáo Khảo” thì: “Về mặt tôn giáo của đất Phù Nam, trước tiên theo đạo Bà la môn, về sau Phật giáo cũng rất hưng thịnh; hơn thế nữa, Phù Nam lúc bấy giờ là một trạm chuyển dịch lớn của Phật giáo di chuyển về phía đông”.

Cho đến năm 540 trở về sau, thủ đô Phù Nam bị Chân Lạp công phá, trở thành một thuộc địa. Đến lúc này, Phù Nam đã suy vi. Những vị vua sau cùng kéo thêm một thời gian (khoảng 10 năm nữa) thì mới bị Chân Lạp tiêu diệt.

Chân Lạp là một quốc gia ở phía bắc của Phù Nam, chiếm cứ vùng hạ lưu sông Mê Kông, trọng tâm sớm nhất là Bassak; đất đai bao gồm miền bắc Campuchia và phía nam của Lào hiện nay.

Năm 604, Chân Lạp dưới quyền thống trị của triều đình Bhavavarman I (550-600). Người Chân Lạp thời đó theo đạo Bà la môn cho nên khi đánh chiếm Phù Nam vẫn chủ trương đưa tôn giáo này lên hàng đầu. Phật giáo chỉ còn giữ trong dân gian.

Sử liệu thời này chỉ nhắc trong vài biến chuyển. Ví dụ như “Nam Hải Quy Truyện” của Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (三藏法師義淨, 635-713)  chép rằng: “Chân Lạp dưới triều vua Bhavavarman I và Mahendra varma I (Trị vì: 600-630) đều theo đạo Bà la môn. Phật giáo từng bị bức hại”. Sách “Tùy Thư (quyển 2) chép rằng: “Kinh đô Chân Lạp có đền thờ Thần; 2 vị Thần chính là Shiva và Bhandna. Khi cúng tế thì dùng thịt người. Hằng năm nhà vua giết người dâng lên tế thần, lễ tế cử hành ban đêm, có hàng vạn người túc trực. Họ tôn thờ Quỷ thần; cũng tôn phụng Phật pháp, lại tin Đạo sĩ . . .”.

Như vậy thì Phật giáo chỉ là cái bóng mờ nhạt trong thời kỳ này. Sự hỗn dung tôn giáo (Bà la môn và đạo Phật) tịnh hành trong dân gian. Nhà vua kế ngôi là Bhavavarman II (Trị vì 635-640); ông chính thức đưa vị thần Shiva (Thấp Bà) của Bà la môn thành tín ngưỡng quốc gia; sau lại thờ thêm thần Vichnou. Phật giáo Đại thừa chỉ lưu hành trong dân gian.

Năm 705, dưới triều vua Thần Long, đất Chân Lạp chia làm 2: Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Lục Chân Lạp ở vùng núi phía bắc, Thủy Chân Lạp ở vùng đồng bằng và ven biển ở phía Nam, bao gồm đất đai cũ của Phù Nam, vùng trung du sông Mê Kông đến rặng núi Dagret. Chính trị của Lục Chân Lạp phía bắc tương đối ổn định, nhưng Thủy Chân Lạp ở phía nam thì thường xuyên gặp nhiều biến động, rối ren. Cả hai miền đều tiếp thu văn hóa và tôn giáo Ấn Độ. Việc thờ phụng đạo Shiva được phát triển, trong khi Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) cũng đã quảng bá mà không gặp trở ngại nào.

cp2

Thời kỳ Angkor phát triển mạnh nhất của Vương quốc Campuchia. Vua Jayavarman II (TRị vì: 802-835) là người khai sáng Vương triều này.

Angkor là tên Kinh đô được xây dựng phía tây bắc Biển Hồ (Tonlésap), nay là tỉnh Siemreap. Những vị vua kế tiếp đã xây dựng Angkor với những cung điện, đền đài, chùa tháp đồ sộ, với những công trình kiến trúc và điêu khắc cực kỳ hoành tráng, nay vết tích vẫn còn. Phần lớn những công trình này đều mang dấu ấn và tinh thần của Bà la môn giáo và Phật giáo.

Bài liên quan

Ngay từ khi xây dựng kinh đô này, nhà vua đã cho thỉnh một vị tăng lữ đạo Bà la môn là Hiranyadema đến triều đình chủ trì nghi thức tôn giáo, xóa bỏ những vết tích của triều đình Trảo Oa trước đó. Phải đợi đến khi vua Yasovarman (889-900) lên ngôi mới bắt đầu cho phát triển tôn giáo. Phật giáo có cơ hội được phát triển từ đó. Nhiều cơ sở tự viện Phật giáo được kiến tạo tại Angkor và các địa phương trong cả nước. Đứng đầu Giáo hội Phật giáo có vị Tăng thống lãnh đạo tối cao.

Vào nửa đầu thế kỷ 11, vua Suryavarman trị vì (1002-1050) có khuynh hướng phát triển hòa đồng tôn giáo sâu rộng hơn, đưa Phật giáo về vùng nông thôn. Sau khi vị vua này băng hà, được thụy hiệu là “Nirvanaprati” (Niết bàn già). Vua Suryavarman VII (Tại vị: 1181-1215?) cũng như phụ vương là một Phật tử trung kiên thuần thành. Vị vua này cho kiến tạo cơ sở tự viện Phật giáo, điện tháp Phổ  Long và chùa Peak ở Ta Proym. Chùa Bnteay Chnan được xây dựng cùng thời với Angkor Thom và chùa Bayon. Đó là 3 công trình Phật giáo vĩ đại trong giai đoạn này, còn bảo lưu đến nay.

Sau khi vị anh minh hoàng đế Phật tử này băng hà, được triều đình biểu hiện tên thụy của ngài là “Phật Giáo Đồ tối cao vĩ đại” (Maha Paramasugata). Chân Lạp Phong Thổ Ký cho biết: “Đây là thời kỳ huy hoàng nhất của triều đại Angkor. Mọi tôn giáo đều được xem trọng. Người theo đạo Nho được gọi là “Pandira”; tăng sĩ Phật giáo được gọi là “Chaulou”, đạo sĩ Lão giáo được gọi là “Tanpassin”. Những danh xưng này nhấn mạnh đến đạo hạnh của mỗi tôn giáo. Các ngôi già lam tự viện Phật giáo đều lợp ngói, chỉ có 1 pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (gọi là Prah). Tăng sĩ Phật giáo mặc y ca sa màu vàng để hở vai, đi chân đất, cạo tóc”.

Qua những cứ liệu nêu trên cho thấy: Vương quốc Phật giáo Campuchia vào thời đại Angkor đã phát triển theo hướng Nam truyền, khác với Phật giáo Bắc truyền như các thời đại trước đây (thời kỳ Phù Nam và thời kỳ Chân Lạp). Sử liệu nêu rõ về nhiều vị cao thăng Phật giáo người Môn của myanmar và Sri Lanka sang hoằng dương chính pháp Phật đà vào thời đại Angkor khoảng thế kỷ 13 và 14.

Trên một văn bia khai quật được năm 1821 cho thấy: “Vào khoảng cuối thế kỷ 13, nhiều vị cao tăng Phật giáo từ Lục Không đến truyền bá Phật pháp tại Angkor. Lục Không thuộc quyền thống trị của Malaysia”. Sau đó, tình hình này đã thay đổi lớn vào thế kỷ 14. Bi ký được phát hiện ở Kapilapura cho biết: “Trong thời đại này (1330), Bà la môn giáo và Đại thừa Phật giáo triều đại Angkor suy thoái dần. Trong khi đó, Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada) du nhập từ Sri Lanka truyền sang”.

Việc sùng bái Phật giáo trong thời điểm này đáng kể là sự kiện vua Srijayvarman đã nhường ngôi báu cho hoàng đệ (em trai), xuất gia tu hành Phật đạo. Những chứng tích và bi ký khai quật cho thấy: “Phật giáo trong thời kỳ này phát quang dương đại rất sâu rộng trong quảng đại quần chúng; trong khi đó, Bà la môn giáo thì chỉ còn lưu chứng tích tại cung đình mà thôi.

Trong khoảng thời gian 1516-1566, vua Ang Chan, Campuchia đã nhiều lần đánh bại sự xâm lược của quân Thái Lan, thu phục những phần đất bị mất trước đây. Trong lịch sử Vương quốc Campuchia, vị vua được xem là một nhân vật vĩ đại sau thời kỳ Angkor. Vua An Chan là một Phật tử trung kiên, thuần thành; nhà vua cho xây dựng nhiều cơ sở tự viện Phật giáo tại Kinh đô và các vùng phụ cận.

Cư sĩ Heng Monychenda đã khẳng định rằng, Phật giáo đã được người dân tiếp cận một cách trân trọng rộng rãi dưới triều đại của vị anh minh hoàng đế Phật tử Jayavarman VII, từ năm 1181-1218, trong thời gian Vương quốc thịnh vượng.

Phật giáo đã trải qua một thời kỳ cố gắng ở Vương quốc khi vua Jayavarman IX, người trị vì từ năm 1327-1336, vị vua này đã từ bỏ Phật giáo và ra lệnh phá hủy các pho tượng Phật.

Cư sĩ Heng Monychenda nhấn mạnh rằng, trong mọi thời đại, Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội vương quốc Campuchia với chư vị tăng sĩ Phật giáo giúp phổ biến giáo lý từ bi, trí tuệ đến với người dân.

Hòa thượng Khim Sorn, lãnh đạo tăng đoàn Mohannikay (còn gọi là truyền thống tu tập Mahanikay, mang tính cởi mở), và cũng là tăng đoàn lớn nhất của Phật giáo Khmer cho biết, các vị tăng sĩ Phật giáo đã tham gia các hoạt động này để giúp đỡ xã hội bằng cách dạy công dân dứt bỏ việc ác, tích cực làm việc thiện, và bảo tồn văn hóa Khmer.

Ở Campuchia, Phật giáo là Quốc giáo, nên hầu như tất cả công dân Campuchia đều tôn trọng, tuy nhiên các vị tăng sĩ Phật giáo có những hành vi phi đạo đức hoặc phạm giới luật đã thọ, hay vi phạm pháp luật quốc gia, sẽ bị kỷ luật hoặc bị buộc tôi dựa trên các vi phạm của họ.

Cư sĩ Seng Somony, Phát ngôn viên của Bộ Nghi lễ và Tôn giáo Campuchia nói rằng, Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong xã hội Vương quốc Campuchia, và lưu ý rằng những vị tăng sĩ Phật giáo có hành vị sai trái phải đối mặt với hành động kỷ luật, bao gồm cả việc tẩn xuất khỏi chốn thiền môn.

Vân Tuyền (Nguồn: Cambodia News)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Hàn Quốc: Bộ sưu tập tượng Phật Chùa tháp bằng đá ở Vân Trụ Cổ tự

Quốc tế 08:00 15/10/2024

Vân Trụ Cổ Tự hiện có 80 tòa kiến trúc và 80 pho tượng Phật còn sót lại từ 1.000 pho tượng Phật và 1.000 tòa kiến trúc. Mỗi bức tôn tượng Phật lại có hình dáng, kích cỡ khác nhau...

Xem thêm