Tăng sĩ Phật giáo Campuchia tổ chức Lễ Quy y cho cây cổ thụ để bảo vệ rừng
Nạn phá rừng vẫn là mối đe dọa đối với Vương quốc Phật giáo Campuchia, do khai thác bất hợp pháp khiến quốc gia này đang đối mặt với các mối đe dọa đối về nền kinh tế, an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Các nhà sư và nhiều nhà hoạt động đang làm việc để bảo vệ các khu rừng.
Nạn phá rừng vẫn là mối đe dọa đối với Vương quốc Phật giáo Campuchia, do khai thác bất hợp pháp và hậu quả là quốc gia này hiện đang đối mặt với các mối đe dọa đối với nền kinh tế địa phương, an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, chư tôn đức tăng già, những nhà hoạt động đang cùng nhau làm việc để bảo vệ các khu rừng, tích hợp các nguyên tắc của Phật giáo với sự nhận thức về môi trường.
Ngoài các cuộc tuần tra rừng thường xuyên, chư tôn đức tăng già, những nhà hoạt động do Hòa thượng Own Long dẫn đầu, gần đây đã tổ chức một buổi lễ Quy y cho cây cổ thụ tại Prey Lang, một trong những rừng cây xanh lớn nhất và cổ nhất ở quốc gia Đông Nam Á này.
Trong buổi lễ, họ đã mặc áo cà sa màu vàng nghệ tây cho các cây cổ thụ, với hy vọng rằng những người khai thác gỗ có thể biết đây là cây đã quy y Tam bảo (Phật-Pháp-Tăng) và trở thành Phật tử, hy vọng việc này sẽ làm cho họ suy nghĩ kỹ trong việc chặt cây tàn phá rừng.
Được biết, tổ chức Phật giáo này đã mặc áo cà sa cho ít nhất 40 cây cổ thụ. Tôn vinh cây theo cách này là một thực tế được phổ biến ở một số quốc gia đa số Phật giáo, đang tìm cách ngăn chặn nạn phá rừng bất hợp pháp và thiết lập các khu bảo tồn động vật hoang dã. Quy y, truyền giới và mặc cà sa cho cây cổ thụ, biểu tượng thường được chư tôn đức tăng già Phật giáo Nguyên thủy(Theravada) thực hiện.
Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do, Hòa thượng OwnLong nhấn mạnh rằng, nhiều thanh thiếu niên tham dự buổi lễ, và Ngài hy vọng những thanh thiếu niên này sẽ khuyến khích và giáo dục bạn bè của học để nhiều người tham gia bảo vệ rừng và tìm cách ngăn chặn nạn phá rừng bất hợp pháp. Các thế hệ thanh thiếu niên đã bỏ thời gian và sức lực của mình để bảo vệ rừng, bảo tồn cây xanh .Trong tương lai, họ sẽ mời bạn bè của họ (làm điều tương tự). Tuy một buổi lễ quy y truyền giới cho cây sẽ không đủ để ngăn chặn kẻ chặt phá rừng và có thể sau buổi lễ, tội phạm phá rừng sẽ. tiếp tục nhưng động thái này hy vọng sẽ phần nào cải thiện được tình trạng phá rừng ở Campuchia.
Thật đáng buồn biết bao khi sự bảo tồn của PreyLang – nghĩa là “đại lâm” trong tiếng Kuy, tiếng dân tộc thiểu số ở vùng này – đang bị đe dọa nghiêm trọng. Rất nhiều khu vực của khu rừng này đã biến mất nhường cho chỗ trồng trọt. Ở những khu vực được bảo vệ khỏi sự xâm lấn của con người như vậy thì lâm tặc đã chặt phá hết cây này đến cây khác.
Nữ cư sĩ Srey Thei, đại diện của Mạng cộng đồng Prey Lang (PLCN), một nhóm các thành viên cộng đồng địa phương làm việc để cứu rừng khỏi bị khai thác gỗ và nông nghiệp công nghiệp, việc khai thác gỗ bất hợp pháp đối với kẻ chặt phá rừng thường hoạt động vào đêm khuya và được vũ trang với nhiều vũ khí tự chế.
Nữ cư sĩ Srey Thei dũng cảm lên án chính quyền địa phương, rằng họ không hợp tác với các nhà hoạt động khiến việc tuần tra rừng trở nên khó khăn hơn đối với các cộng đồng như Mạng cộng đồng Prey Lang (PLCN). Bà chia sẻ rằng, chúng tôi vẫn lo ngại vì chúng tôi không thể tuần tra toàn bộ khu rừng.
Theo báo cáo gần đây, khu rừng 36.000 ha rừng giờ đã bị tàn phá chỉ còn hơn 40% so với trước đây.
Campuchia từ lâu đã phải chịu đựng với nạn buôn gỗ tràn lan với sự đồng lõa của chính quyền địa phương đối với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Việt Nam, nơi gỗ được sử dụng để làm đồ nội thất cao cấp.
Nếu chúng tôi tuần tra rừng mà không có sự hợp tác của Bộ Tài nguyên Môi trường, họ coi đó là hoạt động bất hợp pháp, Cư sĩ Ho Houn Sopheap, một nhà hoạt động bảo tồn rừng Prey Lang có trụ sở tại tỉnh Kampong Thom cho biết.
Vương quốc Phật giáo Campuchia đã mất độ che phủ rừng xanh đáng kể do nạn buôn lậu gỗ, thường được chính quyền hỗ trợ và giúp đỡ, cho các nước láng giềng, bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam. Vào tháng 05 năm 2017, Cơ quan Điều tra Môi trường(EIA) có trụ sở tại Vương quốc Anh đã báo cáo rằng khoảng 300.000 mét khối (10,594,400 feet) gỗ với giá trị thương mại khoảng 75 triệu USD đã bị đánh cắp và đưa ra khỏi các khu vực được bảo vệ ở Vương quốc Campuchia đến Việt Nam của chính quyền địa phương thông qua 13 triệu USD đã hối lộ trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2016 và đến tháng 03 năm 2017.
Ngay cả Trạm quan sát Trái đất của NASA (một tổ chức xuất bản online các hình ảnh về Trái Đất được quan sát từ vệ tinh của cơ quan NASA của Hoa Kỳ) cũng đã dóng lên hồi chuông cảnh báo, vì nạn phá rừng đủ rộng để có thể theo dõi bằng vệ tinh.
Trangweb của họ ghi lại rằng 1,44 triệu ha (5,560 dặm vuông) rừng đã biến mất trong khoảng thời gian từ2001 đến 2004, một trong những tỷ lệ phá rừngnhanh nhất thế giới và việc phá rừng vẫn đang diễn ravới tốc độ nhanh chóng, gây hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại cho con người và động vật, cũng như khí hậu.
Lip:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm