Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/03/2021, 14:06 PM

Tổ đình Ngọc Hải: Nơi ươm mầm những hạt giống thiện lành của Phật giáo Việt Nam

Tổ đình Ngọc Hải (Tịnh xá Ngọc Hải số 441/18 đường Nguyễn Trãi, phường Cam Linh, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) thuộc Giáo đoàn III Hệ phái Phật giáo Khất sĩ – chốn thiền môn thanh tịnh, nơi ươm mầm những hạt giống thiện lành Phật giáo Việt Nam.

Là một trong các ngôi Tịnh xá do Trưởng lão Giác An – Đệ nhị Phó Tăng chủ Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Pháp tử Tổ sư Minh Đăng Quang. Vào những năm 60, trên đường hành đạo và hoá đạo tới các tỉnh miền Trung cao, Trưởng lão Giác An đã dừng lại nơi miền biển cát trắng TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa hoá duyên độ chúng kiến tạo. Cũng từ đây, các thế hệ Tăng Ni đã trưởng thành, dấn thân cầu đạo nối truyền mạng mạch của Phật pháp được mãi trường tồn.

Trải qua thăng trầm lịch sử của Phật giáo Việt Nam trên 2000 năm đạo Phât hoà quyện cùng với văn hoá tín ngưỡng bản địa và đứng vững trong lòng dân tộc Việt Nam. Cùng với các giai đoạn phát triển cùng dân tộc, Tịnh xá Ngọc Hải của Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam đã trở thành chốn tâm linh nương náu tâm hồn, nơi quy ngưỡng để trở về của bao thế hệ người dân miền biển với niềm tin được giải thoát khỏi khổ đau phiền não trong đời sống nhân gian.

Tổ đình Ngọc Hải (Tịnh xá Ngọc Hải số 441/18 đường Nguyễn Trãi, phường Cam Linh, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) thuộc Giáo đoàn III Hệ phái Phật giáo Khất sĩ – chốn thiền môn thanh tịnh, nơi ươm mầm những hạt giống thiện lành Phật giáo Việt Nam.

Tổ đình Ngọc Hải (Tịnh xá Ngọc Hải số 441/18 đường Nguyễn Trãi, phường Cam Linh, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) thuộc Giáo đoàn III Hệ phái Phật giáo Khất sĩ – chốn thiền môn thanh tịnh, nơi ươm mầm những hạt giống thiện lành Phật giáo Việt Nam.

Tiểu sử Ni Trưởng Tràng Liên – Đệ tứ Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Mặc dù năm 1946 hệ phái Khất sĩ do đức Tổ sư Minh Đăng Quang mới được sáng lập nhưng mang chí nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”. Tư tưởng này làm sống lại những hình ảnh du hành, khất thực độ chúng và tư tưởng giải thoát của đạo Phật từ thời đức Phật còn tại thế. Hình ảnh những vị Sư Khất sĩ y vàng, chân không khất thực trên đường những làng chài ven biển đã để lại những ấn tượng thiêng liêng, gần gũi trong lòng người dân nơi đây.

Với quan niệm ăn không cầu no, ở không cầu yên, chỉ cần chăm lo trau dồi đức hạnh, làm gương quý báu cho đời, từ đó lấy đức hạnh để hóa duyên độ chúng ban vui cứu khổ tới chúng sanh muôn loài nên hệ phái Phật giáo Khất sĩ đã nhanh chóng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Cho đến nay đã có hàng trăm ngôi Tịnh xá và hàng ngàn Tăng Ni Khất sĩ đang hoạt động Phật sự trong 6 giáo đoàn của giáo hội Phật giáo Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Tổ đình Ngọc Hải tỉnh Khánh Hòa 3

Khi ghé thăm ngôi Tổ đình Ngọc Hải TP.Cam Ranh – ngôi tự viện Phật giáo Khất sĩ, nhìn khung cảnh thanh bình và chúng tôi cảm thấy lòng thư thái, nhẹ nhàng như được trở về với nơi cõi tịnh.   

Duyên lành được đến thăm nơi ở đơn sơ thanh bạch và chứng kiến một tấm gương với đời sống thanh bần của một bậc minh sư. Khi đảnh lễ và trò chuyện cùng Đại lão HT.Thích Giác Y – Nguyên Phó trưởng BTS GHPGVN TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Đệ nhị Chứng minh Giáo đoàn III Hệ phái Khất sĩ, Trụ trì Tổ đình Ngọc Hải. Với giọng trầm ấm, Hòa thượng từ tốn chia sẻ những phương pháp du hành để thuyết pháp và hóa duyên như thời đức Phật còn tại thế của người tu sĩ theo truyền thống Khất sĩ; Luôn phải nghiêm trì giới luật, phẩm hạnh thanh cao, sở học tốt, pháp Phật am tường. Chính vì vậy trong Luật, nghi Khất Sĩ có câu: “Một người thay mặt cho Phật thì đi đứng nằm ngồi, ăn mặc nói làm mỗi cách cư xử đều phải giống như Phật, cho đặng thiện tín hễ thấy Tăng cũng như thấy Phật. Tăng chúng giữ giới, tướng mạo trang nghiêm, ở ăn theo Phật, thì sẽ hóa độ được lòng tín ngưỡng của bá tánh”.

Được biết, HT.Thích Giác Y – thế danh Nguyễn Lợi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Phật giáo tại vùng đất thiêng núi Am Chúa xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt.

Đại lão HT.Thích Giác Y – Nguyên Phó trưởng BTS GHPGVN TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Đệ nhị Chứng minh Giáo đoàn III Hệ phái Khất sĩ, Trụ trì Tổ đình Ngọc Hải.

Đại lão HT.Thích Giác Y – Nguyên Phó trưởng BTS GHPGVN TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Đệ nhị Chứng minh Giáo đoàn III Hệ phái Khất sĩ, Trụ trì Tổ đình Ngọc Hải.

Vài nét về Đạo Phật Khất Sĩ

Từ khi còn nhỏ HT.Giác Y đã thấm nhuần niềm tin với Phật giáo từ gia đình, ngài ăn chay từ nhỏ, năm 19 tuổi khi nhân duyên được gặp Đức thầy Giác An trên đường hành đạo tới vùng đất Nam Trung Bộ này, Hòa thượng đã xin song thân phụ mẫu được xuất gia cầu Đạo.

Với lòng ngưỡng kính Tôn sư, vì Đạo pháp, HT.Giác Y chuyên tâm nhất ý tấn tu tạo nghiệp, vun bồi thiện căn nơi Phật pháp, với lòng tin kính Tam bảo, nên cho dù thế sự biết bao biến chuyển của Phật giáo miền Nam những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng Hòa thượng vẫ cần mẫn tinh tiến tu tập, thời giờ khắc niệm ghi công, đường giải thoát tiến tu không hề sao nhãng.

Tổ đình Ngọc Hải tỉnh Khánh Hòa 5

HT.Thích Giác Y được dự vào hàng Tăng Bảo, là sứ giả của đức Như Lai với trọng trách “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sinh”. Là một trong những vị Pháp tử được đức thầy Giác An tin tưởng và quý mến, là vị công quả đệ nhất của giáo đoàn III.

Từ thủa thầy Tổ khai sơn các miền Tịnh xá tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Hoà thượng đã góp nhiều công sức và trí tuệ trong việc kiến tạo và xây dựng các miền Tịnh xá tại vùng cao nguyên và duyên hải miền Trung như: Tịnh xá Ngọc Qui; Tịnh xá Ngọc Viên, Tịnh xá Ngọc Tuệ; Tịnh xá Ngọc Thịnh; Tịnh xá Ngọc Tràng, Tịnh xá Ngọc Y, Tịnh xá Ngọc Tân…

Với cả nhiệt thành, vượt lên mọi thách thức trong giai đoạn đất nước chưa hòa bình, bao nỗ lực vì đạo pháp vì thế hệ mai sau. HT.Thích Giác Y đã diệu dụng đem đạo vào đời, đưa đạo Phật đến gần với đời sống cộng đồng từ trong chính đời sống thanh cao, gần gũi của một bậc chân tu. Cứu giúp tất cả lìa khổ đặng vui ngay trong đời sống thực tiễn của mỗi người dân nơi trú xứ.

Từ khi còn nhỏ HT.Giác Y đã thấm nhuần niềm tin với Phật giáo từ gia đình, ngài ăn chay từ nhỏ, năm 19 tuổi khi nhân duyên được gặp Đức thầy Giác An trên đường hành đạo tới vùng đất Nam Trung Bộ này, Hòa thượng đã xin song thân phụ mẫu được xuất gia cầu Đạo.

Từ khi còn nhỏ HT.Giác Y đã thấm nhuần niềm tin với Phật giáo từ gia đình, ngài ăn chay từ nhỏ, năm 19 tuổi khi nhân duyên được gặp Đức thầy Giác An trên đường hành đạo tới vùng đất Nam Trung Bộ này, Hòa thượng đã xin song thân phụ mẫu được xuất gia cầu Đạo.

Hòa thượng là một bậc chân tu với đức hạnh khiêm nhường, lối sống tu hành điển hình của một người Khất sĩ. Ngài Đã dành nhiều công sức cho việc nuôi dạy Tăng chúng, hiện nay Tổ đình Ngọc Hải có gần 50 vị đệ tử và các chú tiểu đang tu học tại các tự viện, các trường Phật học trong và ngoài nước, bà con nhân dân trong vùng kính trọng gương đức hạnh của ngài đã trở về quy ngưỡng Tam bảo ngày một đông

Nhờ ân đức và sự dạy bảo của HT.Thích Giác Y, các đệ tử trưởng thành từ Tổ đình Ngọc Hải đã và đang hoạt động tích cực trong các lĩnh vực của Giáo hội. Đã có 3 vị đệ tử bảo vệ xong luận án Tiến sĩ Phật học tại nước ngoài, và nhiều vị có bằng Thạc sĩ và tốt nghiệp các trường Phật học trong nước đã trở về các miền Tịnh xá tiếp tục con đường nối truyền mạng mạch của Phật pháp.

Ban đầu ngôi tổ đình chỉ là một am cốc đơn sơ, có nơi nghỉ ngơi và giảng đạo pháp cho dân chúng. Cùng với sự phát triển của lịch sử của Phật giáo Việt Nam, cho đến nay, tổ đình đã không ngừng được trùng tu và mở rộng thêm các không gian tâm linh bên trong và phía bên ngoài. Năm 1993, HT.Giác Y đã cho trùng tu lại tất cả các hạng mục bằng vật liệu kiên cố.

Cho tới nay các hàng đệ tử trưởng thành từ Tổ đình Ngọc Hải đã phát huy tinh thần nhập thế của đạo pháp, kiến tạo xây dựng các ngôi tịnh xá tại các vùng sâu vùng xa, miền biên giới hải đảo, từ đó tiếp dân độ chúng mang lại cho đồng bào Phật tử một đời sống an lạc.

Cho tới nay các hàng đệ tử trưởng thành từ Tổ đình Ngọc Hải đã phát huy tinh thần nhập thế của đạo pháp, kiến tạo xây dựng các ngôi tịnh xá tại các vùng sâu vùng xa, miền biên giới hải đảo, từ đó tiếp dân độ chúng mang lại cho đồng bào Phật tử một đời sống an lạc.

Công trình được chư Tăng tự thiết kế và làm lấy mọi phần việc quan trọng. Hơn một năm xúc tiến, ngôi Tam Bảo đã hoàn thành. Lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 15/12 năm Giáp Tuất (1994).

Hiện nay cũng như các ngôi tự viện khác, Tổ định Ngọc Hải có các không gian như Chánh điện Bát giác, điện Quan âm, nhà thờ Cửu huyền, niệm Phật đường. Giảng đường gồm tầng trệt và lầu, tầng trên giảng đường có tượng Đức Phật A Di Đà cao 3m, khu vườn Lâm tỳ ni, Đức Phật hóa đạo, một nhà khách Tăng, một nhà khách Ni, một nhà khách Phật tử và một số am cốc, biệt thất chư Tăng.

Đặt biệt, Tổ đình Ngọc Hải còn có một bảo tháp thờ xá-lợi Phật 7 tầng, cao 20m. Các công trình tâm linh khác, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni cũng như hàng Phật tử nơi đây.

Các hoạt động Phật sự của Tổ đình Ngọc Hải luôn được Hòa thượng và các đệ tử duy trì các thời khóa nghiêm ngặt hàng ngày, trong tuần, trong tháng và trong một năm các khoá lễ tụng kinh hàng ngày theo thời khóa. Mỗi tháng Phật tử về cúng hội 2 ngày: 15 và 30 và tu Bát Quan Trai 2 ngày: mùng 8 và 23. Ngoài ra, bốn ngày chủ nhật mỗi tháng, Phật tử về niệm Phật, nghe pháp, tu tập trọn ngày. Mùa an cư, chư Tăng tổ chức lớp giáo lý dạy cho Phật tử tại địa phương.

Cuộc đời của Hòa thượng là cuộc đời hoạt động theo chí nguyện lợi tha, hết lòng vì đạo pháp và dân tộc. Oai đức và đạo hạnh của Ngài khiến nhiều Tăng Ni và Phật tử đều kính ngưỡng.

Cuộc đời của Hòa thượng là cuộc đời hoạt động theo chí nguyện lợi tha, hết lòng vì đạo pháp và dân tộc. Oai đức và đạo hạnh của Ngài khiến nhiều Tăng Ni và Phật tử đều kính ngưỡng.

Được sự chỉ dạy của Hòa thượng bổn sư về nếp sống thanh bần, từ đó mà các đệ tử đã tiếp nối chí nguyện đường lối “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp” nhằm tiếp nối tư tưởng giải thoát của đức Phật ngày xưa, luôn chiếm được vai trò quan trọng trong tư tưởng, tinh thần“ Cái sống là đang sống chung; cái biết là đang học chung và cái linh là đang tu chung” đã thấm nhuần trong xương tủy của hàng đệ tử có sự đoàn kết tương trợ trong học tập cũng như tu tập.

Cho tới nay các hàng đệ tử trưởng thành từ Tổ đình Ngọc Hải đã phát huy tinh thần nhập thế của đạo pháp, kiến tạo xây dựng các ngôi tịnh xá tại các vùng sâu vùng xa, miền biên giới hải đảo, từ đó tiếp dân độ chúng mang lại cho đồng bào Phật tử một đời sống an lạc.

Hiện nay, Tổ đình Ngọc Hải có hai chi nhánh: (1) Tịnh xá Ngọc Viên tọa lạc tại thôn Trà Giang I, xã Lương Sơn,huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận do Đại đức Giác Từ trụ trì; (2) Tịnh xá Ngọc Thịnh tại thôn Suối Rua, xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa do Đại đức Giác Bình Trụ trì. Chư Tăng tinh tấn tu tập và hướng đạo, Phật tử tinh tấn học hỏi và hành trì. Tịnh xá Ngọc Hải trở thành nơi tu tập tâm linh cho dân chúng Cam Ranh. Giáo pháp Đức Phật từng ngày thêm rạng ngời nơi miền cát trắng này.

Tổ đình Ngọc Hải tỉnh Khánh Hòa 11

Ở tuổi ngoài tám mươi, trải qua hơn 60 năm hành đạo, HT.Thích Giác Y vẫn minh mẫn và tinh tấn qua các thời khóa tu hành, một tấm gương đạo hạnh cao dày của Phật giáo Khất sĩ nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung

Cuộc đời của Hòa thượng là cuộc đời hoạt động theo chí nguyện lợi tha, hết lòng vì đạo pháp và dân tộc. Oai đức và đạo hạnh của Ngài khiến nhiều Tăng Ni và Phật tử đều kính ngưỡng.

Được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ về giáo lý nhà Phật cùng những tâm nguyện của Hòa thượng trụ trì, chúng tôi cảm nhận được sự bình an và phát khởi niềm tin về một tương lai tươi sáng của Đạo pháp và đời sống tâm linh của nhân dân TP biển Cam Ranh thơ mộng.

Chốn thiền môn thanh tịnh, có thể nói Tổ đình Ngọc Hải nơi mang lại niềm an lạc cho những ai đủ duyên lành được được đến và chiêm bái một thắng tích Phật giáo Khất sĩ của miền Duyên hải Nam Trung bộ.

Cùng với sự phát triển của lịch sử của Phật giáo Việt Nam, cho đến nay, tổ đình đã không ngừng được trùng tu và mở rộng thêm các không gian tâm linh bên trong và phía bên ngoài. Năm 1993, HT.Giác Y đã cho trùng tu lại tất cả các hạng mục bằng vật liệu kiên cố.

Cùng với sự phát triển của lịch sử của Phật giáo Việt Nam, cho đến nay, tổ đình đã không ngừng được trùng tu và mở rộng thêm các không gian tâm linh bên trong và phía bên ngoài. Năm 1993, HT.Giác Y đã cho trùng tu lại tất cả các hạng mục bằng vật liệu kiên cố.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm