Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 24/07/2023, 13:20 PM

Tôi có nên về thăm cha lần cuối?

Là một Phật tử thuần thành nhưng tôi không thể nào cảm nhận được một tình cha cao vời như trong kinh Phật dạy mà thay vào đó là sự căm hận. Vậy thì làm sao tôi có thể làm tròn câu hiếu đạo của người con?

Hỏi:

Tôi thật bất hạnh vì sinh ra trong gia đình có một người cha ác độc, trăng hoa. Tôi bị cha ghét bỏ, mắng nhiếc, đánh đập tàn nhẫn và suýt nữa mấy mẹ con của tôi bị cha giết hại. Sau khi bỏ mẹ để chạy theo một người đàn bà khác, tôi mới được tạm yên và lớn dần lên trong vòng tay của mẹ. Giờ đây tôi đã lớn khôn, là một Phật tử thuần thành nhưng tôi không thể nào cảm nhận được một tình cha cao vời như trong kinh Phật dạy mà thay vào đó là sự căm hận. Vậy thì làm sao tôi có thể làm tròn câu hiếu đạo của người con? Hiện giờ tôi biết cha có phần hồi tâm và đang lâm trọng bệnh, khó qua khỏi nhưng vì nghĩ đến quá khứ tôi lại buồn tủi nên không muốn về thăm lần cuối. Rất mong được sẻ chia.

Hiếu đạo qua góc nhìn Phật giáo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Con người sống trên đời, ai cũng mong muốn yêu thương và được yêu thương, nhất là đối với những bậc cha mẹ đã dày công sanh dưỡng. Tình cảnh của bạn thật đáng thương nhưng không phải là cá biệt bởi hiện có không ít người cùng cảnh ngộ như bạn. Là một Phật tử, ít nhiều thì bạn đã nhận thức được dòng xoáy nghiệp lực mà nghiệp lại do chính bản thân mình tạo ra. Mọi hoàn cảnh của bản thân, gia đình, bà con, dòng tộc, quê hương, xứ sở cho đến dân tộc, quốc gia đều bị chi phối bởi nghiệp lực của cá nhân và cộng đồng.

Không ai có thể chọn cho mình một gia đình tốt đẹp để sanh ra mà chính nghiệp lực của mình đã chủ động dẫn dắt. Gia đình là cộng nghiệp (nghiệp chung) và mỗi thành viên của gia đình là biệt nghiệp (nghiệp riêng). Vì oan gia trái chủ nhiều đời trước nên đời này cùng gặp nhau trong cộng nghiệp bất hạnh để trả báo. Vay trả, trả vay rồi tạo ra oan nghiệp chập chùng, bất tận.

Cha của bạn, theo như bạn kể, không phải là một người cha tốt, không có tình thương, thiếu trách nhiệm, nhẫn tâm và ác độc. Bạn là nạn nhân của chính người cha lang sói, táng tận lương tâm. Vì thế, hình ảnh của người cha trong tâm trí của bạn thật đáng kinh sợ, khủng khiếp, tàn ác và phản ứng tình cảm của bạn khi đối diện với quá khứ là chan chứa hận thù. Niềm đau này rất lớn, nếu không hóa giải thì bạn sẽ ôm ấp nó đến trọn đời và mang chúng đến kiếp sau để tương oan tương báo.

Có khi nào bạn nghĩ đến việc trong một đời quá khứ nào đó bạn đã làm cho cha bạn bất hạnh hay đau khổ đến cùng cực như chính bạn đang gánh chịu không? Đây là mấu chốt của vấn đề để bạn có thể chuyển hóa hận thù. Cha của bạn có lỗi với bạn thật nhiều trong hiện tại, điều này đã quá rõ ràng. Nhưng nếu bạn bình tâm để nhìn sâu hơn dưới sự soi sáng của giáo lý Nghiệp thì bạn sẽ thấy rằng chính nghiệp nhân xấu ác của cha và cả gia đình, trong đó có bạn mới là thủ phạm. Hai cha con bạn chỉ là “nạn nhân” của nghiệp lực mà thôi. Quán sát như thế bạn sẽ thấy nghiệp lực của cha quá nặng nề. Vì cha phước mỏng nghiệp dày nên tăm tối trong mọi hành xử, gây khổ đau cho vợ con; vì bạn có cộng nghiệp với cha nên cùng chung bất hạnh; cha thật đáng thương hơn đáng trách. Chừng nào bạn “thấy” được như vậy thì bạn mới tháo gỡ được sự căm hận dồn nén trong lòng.

Mặt khác, dù không hề yêu thương, nuôi dưỡng bạn nhưng cha đã cho bạn một hình hài và điều quan trọng nhất là bạn đang tiếp nối sự sống của cha trong chính bản thân bạn. Cha đang có mặt trong bạn, cha không phải là đối tượng tách rời hoàn toàn với bạn. Do đó, sự hận thù của bạn hướng về người cha cũng chính là đang hận thù với mình. Vận dụng tuệ quán về nghiệp lực và sự tiếp nối huyết thống cũng như tâm linh giữa cha và bạn thì dần dần bạn có thể hiểu, tha thứ và thương cha một cách chân tình trọn vẹn. Chỉ cần làm được điều này, tự khắc bạn có đầy đủ cơ hội để làm tròn câu hiếu đạo.

Bạn nên thu xếp về thăm cha lần cuối bởi không dưỡng dục thì cũng sanh thành. Nghĩa tử là nghĩa tận, cơ hội để bạn thực tập từ bi hỷ xả đối với cha chỉ còn một lần. Ít nhất thì tâm hồn cha của bạn được an ủi phần nào khi thấy sự hiện diện của bạn dẫu rằng có thể bạn chưa thật sự hiểu trọn vẹn để thương. Buông xả và tha thứ cho cha, cho mọi người là cách hay nhất để tự cứu mình, cứu đời và tự giúp mình, giúp đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Xem thêm