Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/04/2024, 14:30 PM

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Hỏi:

Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật A Di Đà theo Nghi thức tụng niệm. Ngoài ra, tôi còn đọc kinh sách và xem nghe những băng đĩa do quý thầy thuyết giảng để hiểu biết thêm giáo pháp. Xin hỏi việc tu tập của tôi như vậy có phù hợp với hàng cư sĩ tại gia không?

Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không (vì tôi thấy các khóa lễ ở chùa không mấy thích hợp với sự hành trì của mình)? Đại chúng có cần thiết đối với sự tu tập của một cá nhân không?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Không phải không có lý do khi người ta nói “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Bởi lẽ lộ trình tu học vốn nhiều chông gai, chướng ngại nên rất cần sự trợ duyên từ thầy tổ, pháp lữ. Tuy nhiên, đối với những hành giả nào đã biết “sống một mình”, biết “tự mình thắp đuốc lên mà đi”, đầy đủ sự tự giác và có khả năng trạch pháp thì có thể tu tập một mình.

Hàng cư sĩ mà có khả năng hành trì miên mật, đều đặn hai thời công phu tụng niệm tại tư gia vốn nhiều duyên trần ràng buộc như bạn thực sự không nhiều, vì không phải ai cũng hội đủ duyên lành để chuyên tâm tu học như ý nguyện.

Với nội dung tu niệm bao gồm lễ bái và đọc tụng các kinh sám, trì chú, niệm Phật A Di Đà, hồi hướng công đức nguyện sanh về Tịnh độ như bạn đã trình bày là phù hợp với Chánh pháp. Không chỉ tu niệm, bạn còn tham cứu thêm kinh điển và nghe pháp thoại để tự kiện toàn nhận thức về giáo pháp và phương thức hành trì. Theo chúng tôi, bạn đã biết trạch pháp và thiết lập pháp môn tu học phù hợp cho chính mình. Nếu duy trì ổn định công phu hàng ngày như vậy thì chắc chắn bạn sẽ gặt hái được những thành quả an lạc.

Vấn đề quan trọng là ngoài việc tu hành ở nhà, bạn cần phải đến chùa, thiết lập liên hệ mật thiết với chư Tăng và các đạo hữu Phật tử. Vì sao? Có thể bạn không thường xuyên tham dự các khóa lễ có tính đại chúng ở chùa vì không phù hợp với cách hành trì mà bạn đã thiết lập. Đơn cử như bạn đang thọ trì bộ kinh Pháp Hoa, trong khi đạo tràng ở chùa tụng kinh Di Đà hoặc mỗi lần bạn niệm Phật đến cả ngàn biến, trong khi đạo tràng niệm ít hơn hay bạn lễ sám nhiều mà đạo tràng lại lễ sám ít v.v…Trong trường hợp này, việc bạn tu hành riêng, độc lập với đạo tràng đại chúng ở chùa là điều có thể cảm thông và chấp nhận. Tuy vậy, chí ít thì trong tháng, bạn nên có một đôi lần tu tập chung với đạo tràng.

Bạn cần phải thấy rằng hàng Phật tử đến chùa không chỉ để tham dự các khóa lễ mà việc đến chùa còn mang nhiều ý nghĩa khác quan trọng hơn nhiều. Đó là thân cận Tam bảo, chia sẻ kinh nghiệm hành trì, trao đổi nhận thức và học hỏi về giáo lý, thắt chặt tình đạo hữu huynh đệ, giúp đỡ tương thân tương ái lẫn nhau, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội…nhằm hướng đến thành tựu mục tiêu cao cả của người con Phật là tự lợi và lợi tha.

Vì thế, trong quá trình tu học dù bạn tinh tấn đến mấy mà không thiết lập truyền thông để gắn kết với chùa, chư Tăng và đạo tràng thì chưa phải là điều hay. Tăng thân và những đạo tràng Phật tử tu học thanh tịnh có năng lực hộ trì người tu rất mạnh mẽ. Những ai có duyên lành tu tập cùng đại chúng mới thấy được tầm quan trọng của Tăng thân, đạo tràng. Hành giả nào cảm nhận được năng lượng bảo hộ của đại chúng, đạo tràng để nương tựa thì sẽ được soi sáng và trợ duyên thêm rất nhiều.

Mặt khác, sự tu tập của bạn dù đã nỗ lực rất lớn nhưng muốn đi xa hơn nữa trên lộ trình tâm linh, ngoài kinh sách ra bạn cần phải nương tựa các bậc thầy, những người đi trước. Khi công phu hành trì còn cạn, chưa đạt đến chuyên nhất hay định tâm thì cố nhiên vai trò chỉ đường của người thầy rất quan trọng.

Nhưng đến khi tâm đã đạt được sự an ổn đôi chút, có khuynh hướng đi sâu vào định thì nhiều hiện tượng “lạ” sẽ xảy ra và lúc ấy vai trò đạo sư lại càng cần thiết hơn. Chấp thủ vào vọng cảnh và cho rằng đó là sở đắc sẽ lạc vào ma chướng rất nguy hiểm. Ngay cả những Tăng sĩ sau khi nhập thất tịnh tu phải giải trình kiến giải để được tháo gở những điều vướng mắc. Vì thế, tự giác tu tập một mình là phương tiện nhằm đẩy mạnh công phu, biết “sống một mình” không có nghĩa là tách rời hoàn toàn với Tăng thân.

Do vậy, chọn con đường tu tập một mình để nỗ lực công phu là cần thiết nhưng không thể không nương tựa các bậc thầy và đại chúng. Nói chính xác hơn, trong quá trình dụng công rất cần sự yểm trợ và soi sáng của Tăng thân.

Gặp bất cứ hiện tượng, biến chuyển khác lạ nào của thân tâm đều cần thưa hỏi và được hướng dẫn của người đi trước. Đây là một trong những điều kiện cần yếu nhằm giúp hành giả tiến tu vững chãi và đúng đắn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Xem thêm