Tôi học để ngộ Tánh Không (II)
Ngộ Tánh Không là điều cần thiếc để ngộ đạo diệt tận gốc tham sân si, lậu hoặc giải thoát sinh tử luân hồi.
Tại sao phải học về Tánh Không?
Cốt tủy của đạo Phật là diệt Khổ tức là diệt tham sân si, diệt lậu hoặc. Để diệt Khổ là Bát Chánh Đạo, Thất Bồ Đề phần có Thất Giác Chi là có Tứ Niệm Xứ theo Nguyên Thủy. Đại Thừa giảng rộng ra là hiểu Tánh Không. Vì không tự tánh là do lý Duyên Khởi, là vô thường vô ngã đưa đến vạn pháp là Không. Nhân không mà pháp cũng Không, vì nó vô thường vì nó vô ngã vì nó là như thị không do thức của ta xen vào, nên tham sân si không còn chỗ để hiện hữu. Đạo Phật cứ cho tất cả là không và cuộc sống cần phải hiểu thấu Tánh Không bằng thiền định thì mới buông xả mà không phải buông bỏ. Như vậy là quá bi quan không? Xin trả lời không. Thật vậy quán chiếu Tánh Không về mặt triết lý bản chất nhưng lại là có hữu về mặt hiện tượng thực tế cuộc sống. Chúng ta biết bản chất là Tánh Không nhưng chúng ta sống làm việc bằng hiện tượng là Có hữu.
Như vậy trong hiện tượng chúng sẽ vận hành theo quy luật vô thường và duyên khởi thì chúng ta chấp nhận mọi cái gì xảy ra ngay cả cái chết, thì ta đâu còn bi quan yếm thế gì nữa. Tức là nhìn nhận chấp nhận cái chết là điều tất nhiên, được mất là điều vô thường, sinh tử là quy luật bất biến và xảy ra từng sắc na.
Học Tánh Không là học bản chất để sống với hiện tượng là chân lý của sự yêu đời vì mỗi sac na là mỗi thời khắc cần trân quí tôn trọng và đáng sống nhất, sống hiện tiền tĩnh thức là đây. Tu tập Nguyên Thuỷ hay Đại thừa đều cần phải ngộ Tánh Không như là điểm cuối cùng đi đến giải thoát.
Sự ngộ Tánh Không chỉ xảy ra trong khi thiền định tức là ở giải đoạn chân đế trong lúc sinh hoạt sinh sống là tục đế thì không cảm nhận Tánh Không. Muốn buông xã không bám víu khong chấp vào là phải ngộ Tánh Không dù bạn tu tập theo bất cứ đường lối nào Nguyên Thuỷ đến Đại Thừa. Như vậy diệt tận gốc rễ tham sân si lậu hoặc và ngã mạn.
Tánh Không và vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử là thuyết tương đối và bảo tồn năng lượng của Einstein, thuyết dãn nở và thu nhiếp của Bohm. Tất cả đều tương ứng với Tánh Không là sự đứng biệt lập của nguyên tử vật chất không có hiện hữu. Ngay cả nguyên tử là vật chất nhỏ bé nhất cũng không đứng yên một mình. Ngoài ra còn nói đến tâm của nhà khoa học can dự vào các phát minh vật lý. Sự can dự này gọi là duyên như chất xúc tác của một phản ứng hóa học. Chính chất xúc tác này làm cho phản ứng hóa học thành tựu mau chóng hay không thể thành tựu. Tâm của nhà khoa học cũng là tâm thức con người. Tất cả quyện vào nhau nên gọi là duyên khởi.
Khoa học ngày xưa thì cần phân tích và phân ly riêng biệt, ngày nay càng ngày khoa học càng nhìn ra sự phân tách riêng này không còn đứng vững, chúng liên hệ kết cấu lẫn nhau như một matrix phù hợp với lý thuyết trùng trùng duyên khởi của Phật giáo. Người ta so sánh cho rằng thuyết của Newton là hiện tượng là tục đế còn thuyết của Einstein là bản chất là chân đế. Tương tự tục đế là thuyết đường thẳng còn chân đế là đường cong của không gian. Thời gian cũng vậy quá khứ hiện tại tương lai là một đường thẳng là tục đế còn chân đế là một vòng tròn kín. Vì ánh sáng có thể được thấy dưới hai dạng, hoặc là hạt (particle), hoặc là sóng (wave), và vì nguyên lí bất định (principle of uncertainty), ta không thể nào biết được một điện tử có chức năng gì và nó đang ở đâu, và khái niệm vật lí lượng tử về sự chồng chập mang lại một cách hiểu hoàn toàn mới lạ so với vật lí học cổ điển, vốn cho rằng mọi vật đều có tính cách chỉ định và có thể tiên đoán được.
Tìm hiểu về tánh không trong Kinh Tiểu không
Thí dụ, trong thí nghiệm tư tưởng nổi tiếng của ông Schrödinger về con mèo: một con mèo được đặt trong một cái thùng chứa chất phóng xạ có 50% khả năng phóng ra chất độc giết chết nó. Trong trường hợp này, ta phải đặt giả thuyết là cho đến khi nắp thùng được mở ra, con mèo này vừa sống lại vừa chết, và điều này có vẻ như là một nghịch lí. Nhà vật lý Bohm: Ông nói rằng nhìn lại những chủ thuyết khác nhau đã từng chia rẽ nhân loại, như nạn kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hay thuyết đấu tranh giai cấp của Marx, ta thấy rằng nền tảng của các chủ thuyết này là cách nhìn các sự vật như chúng là những cá thể riêng rẽ, biệt lập. Từ sai lầm này dẫn đến một sai lầm khác là họ cũng tin tưởng rằng những vật thể nhỏ hơn nữa cũng có tính cách biệt lập và tự hữu. Câu trả lời của nhà vật lý học Bohm, dựa trên những nghiên cứu của ông về vật lí lượng tử, cũng chính là những ưu tư của Ngài Long Thọ cách đây gần hai ngàn năm về vấn đề đạo đức và cách nhìn sự vật theo kiểu này. Đành rằng, nói một cách chính xác, thì khoa học không quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức, nhưng có một điều chắc chắn là khoa học - một nỗ lực của con người - không tách rời khỏi hạnh phúc của nhân loại. Cho nên, câu trả lời của Bohm không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhà vật lý Carl von Weizsäcker có lần giải thích rằng vật lý học cổ điển chấp nhận cái nhìn máy móc về thế giới. Với cái nhìn này, một số định luật vật lý có tính cách hoàn vũ gồm lực hấp dẫn và luật cơ học có khả năng xác định các mô hình tác động của vật chất một cách hữu hiệu. Trong khối kiến thức này, có bốn thực tại khách quan: vật thể, lực, không gian, và thời gian, và luôn luôn có một sự phân biệt rõ ràng giữa chủ thể (người quan sát) và khách thể (vật được quan sát). Thế nhưng, Weizsäcker nói, theo thuyết tương đối và vật lý lượng tử, thì trên nguyên tắc, chúng ta phải từ bỏ sự phân biệt chủ thể và khách thể, và cả sự tin chắc của ta vào tính khách quan của các dữ kiện nhận xét được. Tuy vậy, ông Weizsäcker nhấn mạnh, vấn đề là hiện nay ta chỉ có thể sử dụng những ngôn từ của vật lý học cổ điển khi nói về cơ học lượng tử và những thí nghiệm có khả năng mang lại một bức tranh mới về thực tại của nó, trong khi đó những ngôn từ này đã bị vật lý lượng tử bác bỏ. Ngoài vấn đề này ra, ông cho rằng ta phải luôn luôn tìm hiểu về mối tương duyên chặt chẽ của tự nhiên và cải thiện nhận thức của ta về thực tại, khoa học, và chỗ đứng của con người một cách đúng đắn hơn dựa trên những tri thức mới mẻ nhất mà khoa học mang lại. Ngài Thế Thân rất nổi tiếng về những lời phê bình của ông về lý thuyết cho rằng thật có những nguyên tử bất khả phân tồn tại một cách khách quan. Ông lý luận rằng nếu có những nguyên tử tồn tại biệt lập, thì làm cách nào giải thích các vật thể quanh ta? Để cho những vật thể này có mặt, ta phải giải thích được làm cách nào các nguyên tử kết tập lại với nhau để tạo thành những hệ thống [vật chất] phức tạp gọi là phân tử.
[Theo Ngài Thế Thân], nếu quả thực có một sự kết hợp như vậy, thì ta hãy tưởng tượng ra một mô hình trong đó có một nguyên tử chính được sáu nguyên tử khác vây quanh, bốn nguyên tử ở bốn góc, một ở trên, và một ở dưới. Như vậy thì, cái phần mà hạt nguyên tử ở chính giữa tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá đông có cũng tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá bắc luôn hay không? Nếu không, thì cái nguyên tử ở chính giữa phải có nhiều hơn một phần, và như vậy có nghĩa là nó còn có thể bị phân chia thành nhiều phần nhỏ hơn nữa; như vậy hạt nguyên tử ở chính giữa có một phần tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá đông, và một phần khác tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá bắc. Ngược lại, nếu cái phần tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá đông cũng tiếp xúc với hạt nguyên tử ở phiá bắc, thì không có lý gì cái phần đó lại không tiếp xúc với tất cả các hạt nguyên tử kia. Và, trong trường hợp đó, Thế Thân lý luận, vị trí trong không gian của cả bảy nguyên tử đó (sáu nguyên tử vây quanh và một nguyên tử chính giữa), sẽ trùng nhau, và tất cả sẽ hợp lại thành một nguyên tử duy nhất. Với suy luận như vậy, Thế Thân nói rằng không thể nào giải thích thế giới vĩ mô này bằng quan niệm về sự kết tập (aggregration) của những vật thể đơn thuần, như là nguyên tử bất khả phân. Einstein đưa ra hai định đề: sự bất biến của vận tốc ánh sáng, và nguyên lý của tính tương đối. Thuyết này xác nhận rằng tất cả các định luật vật lý phải hoàn toàn như nhau đối với hai người quan sát đang di chuyển theo hai chiều đối nghịch nhau. Với hai tiền đề này, Einstein đã làm một cuộc cách mạng trong nhận thức khoa học của chúng ta về không gian và thời gian.
Vô ngã và tánh Không trong cuộc sống
Thuyết tương đối của ông cung cấp cho chúng ta phương trình nổi tiếng về năng lượng và vật chất E=mc2. Thuyết này còn gọi là bảo toàn năng lượng tức khi năng lượng mất thì biến thành vật chất và ngược lại nên không có hiện tượng triệt tiêu vật chất. Einstein đã từng nói hãy cho tôi một phương cách triệt tiêu một hạt cát tôi sẽ triệt tiêu cả vũ trụ nầy. Ngoài ra, là một loạt những lý thuyết thực nghiệm giả tưởng (thought experiments) có tính cách thách thức và thú vị, thí dụ như là là nghịch lý cặp song sinh (twin paradox), sự nở dài của thời gian (time dilation), hoặc sự co rút (contraction) của vật thể ở vận tốc cao. Đa số những lý thuyết này ngày nay đã được chứng minh bằng thí nghiệm cụ thể. Nghịch lý cặp song sinh nói rằng nếu một trong hai người sinh đôi bay vào không gian trên một chiếc phi thuyền với vận tốc bằng vận tốc của ánh sáng đến một hành tinh cách xa trái đất 20 năm ánh sáng rồi trở về lại trái đất, thì sẽ thấy người anh/em sinh đôi của mình già hơn mình 20 tuổi. Điều này khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện của Ngài Vô Trước (Asaṅga) được bay đến cõi trời Đâu Suất, ở đó Vô Trước được học năm bản kinh Di Lặc la Duy Thức luận, một trong những bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại Thừa, chỉ trong khoảng thời gian uống xong một li trà. Nhưng khi ông trở về trái đất, thì mọi người đã già đi 50 tuổi. Ý nghĩa quan trọng nhất của thuyết tương đối của Einstein là không gian, thời gian, và trọng lượng (mass) không thể là những cái tuyệt đối, hiện hữu bởi tự ngã, thường hằng, bất biến. Không gian không phải là một phạm trù độc lập có ba chiều, và thời gian không phải là một thực thể riêng biệt, mà không gian và thời gian hiển lộ đồng thời với nhau trong một liên-tục-thể bốn chiều của không gian và thời gian (four dimentional continuum of “space-time”). Tóm lại, thuyết tương đối cho thấy mặc dầu vận tốc ánh sáng là thường hằng, không thay đổi, không có một hệ quy chiếu đặc cách tuyệt đối (absolute priviledged frame of reference), và tất cả, trong đó có không gian và thời gian, tối hậu đều tương đối mà thôi. Đây thực sự là một khám phá phi thường. Tri thức giới hạn của con người đang được đặt trước một thử thách gay go, sau khi nền triết học Phật giáo và vật lý hiện đại phơi bày tính mâu thuẫn của thực tại. Cốt lõi của vấn đề nằm ở bình diện nhận thức luận (epistemology): làm thế nào ta có thể nhận thức và lãnh hội thực tại một cách mạch lạc, chặt chẽ? Các triết gia Phật giáo về Tánh Không không những đã xây dựng cả một nền tảng của sự hiểu biết về thế giới bằng cách từ bỏ cách nhìn vạn vật như là những thực thể có tự tánh và khách quan - một sự cám dỗ có thâm căn cố đế - mà họ còn đem tuệ giác của mình vào trong từng giây phút của cuộc sống thường ngày. Giải pháp của Phật giáo đối với vấn đề có vẻ như là thuộc về tri thức luận đó dựa trên khái niệm nhị đế [tục đế và chân đế]. Vật lý học cũng cần phải đề ra một tri thức luận nhằm nối một nhịp cầu chung cho sự khác biệt trong cái nhìn về thực tại giữa hai ngành vật lý học cổ điển và vật lý học hiện đại, tức cơ học lượng tử, cũng như đối với các sự vật và sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi học để ngộ Tánh Không
Ngộ Tánh Không cần phải đi tuần tự từng cấp bậc thấp đến cao. Ngộ Tánh Không cần phải đi qua hai giai đoạn ý thức phân biệt và trực nhận trực giác trải nghiệm qua thiền định. Ngộ Tánh Không phải đi từ Tục Đế qua Chân Đế. Ngộ Tánh Không là cần biết hiểu rõ về Trung quán Luận trong đó thuyết Dịch Hoá Pháp là điều cơ bản. Mọi vạn vật hiện hữu luân chuyển không ngừng giữa hai thái cực của có và không có, nên gọi là dịch hóa pháp. Ngộ Tánh Không là điều cần thiếc để ngộ đạo diệt tận gốc tham sân si, lậu hoặc giải thoát sinh tử luân hồi. Ngộ Tánh Không là hợp lý với vật lý lượng tử thời đại ngày này không có gì trái với khoa học. Ngộ Tánh Không là bước đi căn bản của các Bồ Tát đi lên tu tập thành Phật. Ngộ Tánh Không chỉ đạt được qua con đường thiền định mà thôi.
Đúc kết tu tập ngộ Tánh Không là bước không thể thiếu cho các pháp môn Nguyên Thuỷ cũng như Đại Thừa. Vấn đề cốt lõi là chúng ta cần xác định tục để và chân đế. Ngộ Tánh Không nằm trong chân đế trong khi tục đế chúng ta sinh hoạt không đặt nặng Tánh Không. Cũng như duy thức cho rằng chúng ta là một dòng tâm thức trôi chảy trong luân hồi và chính dòng tâm thức nầy chịu trách nhiệm cho nghiệp lực chúng tạo ra và lực này là cốt lỏi cho việc luân hồi. Tánh Không cũng vậy, tuy là Tánh Không của bản thể nhưng hiện tượng thì vẫn vô thường vô ngã và duyên khởi với mặt hình tướng và dụng theo như Đại Thừa Khởi Tín của Bồ Tát Mã Minh. Cần có một cái nhìn chung trọn vẹn hai mặt của vấn đề như bàn tay ta có hai mặt hiện tượng và bản thể, của Tánh Không và vô thường.
Tại sao Bồ tát Long Thọ lại dùng sự phủ định trên cái phủ định để đi đến cái có tuyệt đối? Không của cái không tự tánh là cái hữu cuối cùng. Hiện tượng luôn luôn vô thường xê dịch thì cái không có tự tánh đó, lại được từ chối không còn có cái không đó nữa mới thật sự là tuyệt đối không. Nếu ta đi theo đường lối của đức Văn Thù Sư Lợi và nương tựa ngài, hiện thân trí tuệ của tất cả chư Phật, thì trí tuệ ta sẽ tăng trưởng và ngộ Tánh Không một cách không khó khăn. Có ba pháp hành trì chính yếu để ngộ Tánh Không bằng trực giác: một là tịnh hóa ác nghiệp và tích lũy công đức; hai là theo một bậc thầy đủ tư cách, có kinh nghiệm; ba là thực thụ thi hành các pháp thiền về Tánh Không và luyện tập nhờ năng lực của tinh tấn nỗ lực. Nhờ dấn mình vào các pháp tu này mà ta có thể có được trực ngộ về Tánh Không, nếu không thực hành như thế thì ngộ về Tánh Không sẽ vô cùng khó. Sự kiện rằng ta nói “thân của tôi” và “tâm của tôi” chứng tỏ không cái nào trong hai thứ đó là cái tôi cả. Vì thân và tâm đều không phải tôi, nên cái sưu tập thân và tâm cũng không phải là tôi. Ta nên kết luận rằng, sở dĩ ta không thể đi tìm cái tôi ở trong thân hay trong tâm, lý do vì cái tôi ấy chỉ là một bày đặt của tư tưởng phân biệt. Chính vì lý do này mà cái tôi không có một hình thái thực hữu tự nội nào cả, chính là vô ngã.
Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (1)
Sau đó ta nên dán chặt tâm trên Tánh Không và an trú trong đó một cách nhất tâm chuyên chú. Với người chưa quen thuộc với pháp thiền này, thì trong một thời gian dài họ sẽ thấy rất khó mà tập trung vào đối tượng thiền là Tánh Không. Vì lẽ đó, khi mới thiền quán về Không, ta nên tập những thời thiền định ngắn. Dần dần khi ta trở nên quen thuộc với Không, ta có thể tùy tiện kéo dài những thời thiền.
Nhờ tu pháp thiền này, được vài kinh nghiệm về Tánh Không, ta sẽ thấy rằng cái tôi thông thường xuất hiện trong tâm ta bây giờ đã mất (vô ngã). Thông thường ta bám chặt vào ý thức của mình về ngã, và khi làm thế ta cảm thấy có một cái tôi thực hữu nội tại. Nhưng khi thiền quán về Tánh Không, thì cái tôi thực hữu nội tại ấy biến mất. Khi điều này xảy ra, thì có thể nói là sự thiền tập của ta đã tiến triển tốt, đưa ta tiến gần hơn tới chỗ ngộ Tánh Không. Vậy lúc ấy cũng không hề gì nếu ta mất ý thức về “tôi”, vì điều này có tác dụng như một pháp đối trị cho thấy cái thấy sai lạc của ta trước đấy về một tự ngã thực hữu nội tại. Tuy nhiên khi ta đã đạt đến điểm này, thì có thể xảy ra những hiểu lầm dẫn ta rơi vào cực đoan chấp đoạn diệt.
Nếu sau khi quán về Tánh Không, mà ta rơi vào cực đoan chấp đoạn diệt – cho rằng tuyệt đối không có gì – thì ta lại phải đảo ngược pháp thiền của mình, trở lại quán xét rằng tại sao lại có một cái tôi. Chẳng hạn, nếu không có cái tôi thì ai đang suy nghĩ và làm cái sự tra tầm này. Vì cái tôi là một hiện tượng, nên nó phải hiện hữu. Nhưng khi ta tìm tòi cố thiết lập sự hiện hữu của nó, thì ta không thể tìm ra nó. Duy thức giải thích là tôi chỉ là dòng tâm thức luân chuyển mà thôi. Điều quan trọng là phải biết không có mâu thuẩn nào giữa hai lập ngôn ấy, vì một cái ám chỉ bản chất tương đối, cái kia ám chỉ bản chất tuyệt đối của cái tôi. Khi ta hiểu rằng chân đế và tục đế không trái nhau, tức là ta đã thành tựu được sự dung thông giữa hai chân lý ấy như hai mặt của một bàn tay. Khi hiểu được như thế thì không còn cơ nguy bị rơi vào một trong hai cực đoan: chấp đoạn hoặc chấp thường, gọi là Dịch Hóa pháp.
Nam mô Thich Ca Mâu Ni Phật.
Tham khảo:
- Tánh Không, Thuyết tương đối và vật lý lượng tử - Đức Đạt Lai Lạt Ma -Trần Uyên Thi dịch và chú giải.
- Hiểu biết về Tánh Không của Geshe Kelsang Gyatso do Thích Nữ Trí Hải dịch.
- Tánh Không của cư sĩ Trịnh Nguyên Phước, Paris - Người cư sĩ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Nghiên cứu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Lược giải về Phật giáo
Nghiên cứu 13:09 24/11/2024Phật giáo là một tôn giáo lâu đời, khởi thủy từ một vị là Tất đạt Đa Cồ Đàm. Đạo Phật là một học thuyết hướng tới giải thoát và chấm dứt mọi đau khổ của con người.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Nghiên cứu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Xem thêm