Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (1)

Kinh Phật đầu tiên là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của Đạo Phật.

Dẫn nhập về nguồn gốc Kinh Đại bát Niết bàn

Kinh Phật đầu tiên là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của Đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử Đức Phật trước khi nhập diệt vừa là Kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của Ngài.

Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra, vì bào thai to lớn quá phải giải phẫu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì - em gái của mẹ. Việc này được người Ấn Độ Bà la môn kể lại hay các người hướng dẫn du lịch Ấn Độ kể lại không có trong Kinh nhưng cũng có lý vì Đức Phật thế gian rất dũng mãnh, sức mạnh vô địch nhưng cha mẹ thì yếu về thể chất.

Đến khi nhập tịch, Ngài cũng được ghi nhận là đau đường tiêu hóa nên thường đau bụng, cũng có thể là đau đại tràng, khi ăn nấm mộc nhĩ trên gò đàn hương do người thợ đi rừng hái về dâng cho Phật gọi là nấm linh dược bổ dưỡng. Nấm này có tánh dương mạnh và làm loãng máu giống như nấm Đông trùng Hạ thảo, Linh chi bây giờ. Vì thế có thể Đức Phật đau yếu dần vì xuất huyết đường ruột, đây là một giả thuyết theo lịch sử mà suy đoán.

Đức Phật biết mình sẽ nhập diệt nên đi về vùng đất Kusinara. Có kinh nói rằng nơi đây là nơi Đức Phật còn trẻ bắt đầu tu tập nên Ngài muốn trở về thời trẻ của mình như lá rụng về cội. Cũng có kinh nói rằng Ngài biết sau này Ngài nhập diệt có để lại ngọc xá lợi của thân thể sẽ bị các nước tranh giành nhau mà chiếm lấy nên Ngài chọn nơi đây là ngã ba đường của 3 nước thì ngọc xá lợi sẽ được dân 3 nước đến chiêm ngưỡng dễ dàng, không có chiến tranh giành lấy ngọc xá lợi.

Lòng đại từ bi của Ngài đến phút chót đã biểu hiện như thế.

Kinh Đại Bát Niết Bàn đáng lý quan trọng vì vừa lịch sử, vừa giáo lý toàn bộ Đạo Phật thu gọn lại qua các vấn đáp của các Bồ tát trưởng lão vừa là sự sùng bái của chúng sanh trước khi Ngài nhập diệt với các hiện tượng kỳ diệu xảy ra. Trong kinh nầy, Đức Phật nói chuyện với Ananda, Bồ tát Sư tử hống, Bồ tát Ma ha Ca Diếp và tự xưng mình là Như Lai. Như là như thị chân như như như bất động, lai là lai vãng, vậy Như Lai là lai vãng như như bất động, tức là không đến không đi.

Về Kinh Đại Bát Niết Bàn

Lịch sử Kinh

Kinh Đại Bát Niết Bàn có hai loại kinh bằng tiếng Pali là Phật giáo Nguyên thủy Trường bộ kinh có vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch và một bằng tiếng Phạn của Đại-thừa có vào thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch, tức cách kinh Pali 600 năm. Sang Tây phương có dịch sang tiếng Anh là David 1881, hay Waldschmidt 1944 bằng tiếng Đức, André Bareau 1970 tiếng Pháp. Bản tiếng Việt do HT Thích Minh Châu và Thích Trí Tịnh dịch. Bảng tiếng Phạn Sanskrit của Đại-thừa dài hơn bản tiếng Pali của Nguyên-thủy rất nhiều.

Kinh do HT Thích Trí Tịnh dịch

Kinh do HT Thích Trí Tịnh dịch

Trong bảng tiếng Pali, Đức Phật dạy cho Ananda, trong bảng tiếng Phạn Đức Phật dạy cho Bồ Tát Ca Diếp.

Chính vì vậy nên Đại-thừa có nói thêm về sự thống nhất các thừa, có Phật tánh và có nói về hàng Thanh văn Duyên giác mà Nguyên-thủy không chấp nhận. Sự khác biệt là tu thành A la Hán của Nguyên-thủy với thành Phật của Đại-thừa. Có lẽ vì kinh này nói về đoạn cuối đời của Đức Phật nên Tây phương rất thích thú nghiên cứu và dịch ra từ tiếng Pali và Sanskrit thành tiếng Anh - Đức - Pháp.

Kinh Đại Bát Niết Bàn nói rất rõ chuyến đi cuối cùng của Đức Phật cùng đệ tử của người đi 6 tháng trời từ thành phố Rajagaha, thủ đô xứ Maghada, tới Kusinara, một thị trấn nhỏ của dân tộc Mallan, đoạn đường dài 500 km. Tuy Đức Phật già yếu nhưng ngài vẫn cố gắng rao truyền cho các đệ tử trưởng lão hãy ra gặp Phật để hỏi đáp những vấn đề còn chưa rõ về đạo luật trước khi ngài nhập diệt.

Chính vì thế Kinh này có một sức lôi cuốn cao độ xem như cốt tủy của Đạo Phật được hỏi và đáp, lịch sử cuối cùng của Phật, tâm lý tình cảm của toàn dân chúng yêu mến Ngài thời bấy giờ và lời dạy cuối cùng của Ngài.

Kinh Đại Bát Niết Bàn gồm có 13 phẩm theo Nguyên-thủy tiếng Pali va 29 phẩm theo Đại-thừa tiếng Sanskrit . Vì quá dài chúng ta nên thu gọn lại phần cốt lõi để học Kinh này cho tiện.

(Còn tiếp).

> Toàn bộ bài viết cùng tác giả Phổ Tấn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Phạm vi cõi Cực lạc

Nghiên cứu 20:45 18/11/2024

Với pháp môn Niệm Phật, bất luận là bậc đại đức bác thông tam tạng hay là hạng độn căn tối dạ một chữ không học, hễ cứ nhất tâm chuyên niệm, dứt trừ được các mối nghi thì thảy đều được vãng sanh, không bỏ sót một ai.

Xem thêm