Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/01/2021, 10:02 AM

Tôi tọa thiền công án (II)

Giai đoạn mới vào, tôi ngồi thiền và trực nhận hơi thở vô và ra với lối ngồi Nhật Bản hay kiết già. Giai đoạn mở đầu này rất quan trọng mà ta thường coi thường không chú ý vì nó dễ quá. Sau này tôi mới nhận ra được tầm quan trọng của nó.

Tôi tọa thiền công án (I)

Trước khi ngồi thiền phải cho thân mình an tịnh và khỏe mạnh vì thân và tâm là một thì thân khỏe thì tâm mới khỏe. Không thể ngồi thiền khi thân bịnh hoạn suy yếu được.

Thí dụ mới ăn cơm xong không thể ngồi thiền hay bụng đói quá không thể ngồi thiền vì mình mới tập tu thiền, người bị bệnh áp huyết thì phải chắc chắn mình đang ở áp huyết bình thường trước khi ngồi thiền. Sau đó là trực nhận hơi thở, cái này thì thường theo dõi hơi thở nhưng nhấn mạnh không theo dõi mà trực nhận nó bằng tâm thức chứ không bằng ý thức, việc này cũng quan trọng vì rất khó hiểu, làm sao trực nhận nó bằng tâm mà không bằng ý thức? Nếu mình tập trung ý chí tức là chú ý hơi thở ra vô ở lỗ mũi thì sai rồi, nên lúc đó mình cần hít vô sâu và thở ra từ từ rồi tự nhủ relax thở ra từ từ nhẹ nhàng và bắt đầu buông thõng thân và tâm, tự nhủ buông xả relax rồi từ từ buông thân mình không tập trung bằng ý thức nữa, chú ý trong sự không chú ý có nghĩa là chú ý bằng tâm mà không bằng ý thức. Rồi mới chú ý đó đưa lên lỗ mũi với trạng thái buông thõng hoàn toàn hơi thở vô và ra. Đó là trực nhận bằng tâm, cảm nhận tức là cái đang nhận ra tôi hít vào, cái đang nhận ra tôi thở ra, thở ra dài tôi biết dài, thở ra ngắn tôi biết ngắn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau một thời gian vài tháng, nhận được tâm thân yên tĩnh khi thiền rồi mới bắt đầu ôm công án có nghĩa là đạt được Định. Theo khoa học kể trên là ta đang hạ dần signal hình Sin của DMN thấp dần cho đến khi nó nằm ngang. Khi thấy thân tâm yên tĩnh buông xả hoàn toàn tôi đưa chú ý bằng tâm thức từ hơi thở vô ra tôi đưa nó chú ý công án là gì? Chú ý trong không chú ý, không tập trung cao độ câu hỏi công án là gì? Tôi hỏi bằng tâm thức trên đầu rồi tôi cố gắng nghĩ đến huyệt Đan điền ở gần rốn đặt câu hỏi ở nơi đó. Câu hỏi nầy đặt ở huyệt đan điền là xa rời não bộ tức là xa ý thức của hoạt động võ não nơi đó phân tích và lý luận được thành hình. Khi tôi hỏi công án là gì ở ý thức thì tôi còn nhớ câu hỏi công án. Tôi biết mình còn dùng ý thức nên mình còn hỏi câu đó liên quan đến công án. Tôi có gắng đưa nó xuống huyệt đan điền để hỏi công án là gì mà không còn nhớ gì đến công án.Tức là lúc bây giờ tôi chỉ còn một niệm công án mà thôi, gọi là nhất niệm vô minh hay còn gọi là hầm sâu tâm tối là đây. Công án tiếng vổ một bàn tay là gì? Một bàn tay làm sao có tiếng? Theo khoa học như trên thì đạt được DMN thấp gần bằng nằm ngang trong khi TPN có hình Sin với đỉnh cao.

Giai đoạn này cũng mất khá nhiều thời gian để đạt được. Khi tôi đặt chữ công án trong tâm thức mà thôi là tôi bắt đầu cảm thấy cơ thể mình nhẹ nhàng như không còn hiện hữu, và tâm thức mình cũng không còn hiện hữu vì chỉ có chữ công án chiếm trọn vẹn, không còn thấy sự hiện hữu của cái tôi của cái Ngã, không tên Tấn trên đời này.

Tôi nói vậy các bạn sẽ cười bảo tôi đang mơ tưởng tượng mình sắp đạt bay bổng phép màu. Không phải vậy. Khi đạt được tâm thức nhất niệm vô minh mà các thiền tông gọi là Định hay nhất niệm vô minh, đó là hầm sâu tâm tối là vực thẳm đen ngòm mà hành giả rơi xuống không thấy có đáy khi tham công án, trạng thái này các bạn không còn sự hiện hữu của tư duy ý thức như tôi thường bảo, Socrate nói tôi tư duy là tôi hiện hữu còn Phật dạy tôi không tư duy thì cái Ngã tôi không hiện hữu là cảnh này. Khi đạt nhất niệm vô minh nhờ công án chiếm đóng thì đó là trạng thái bạn đưa công án vào thức số 7 Mặc Na Thức mà không cần phải đi qua thức số 6 là Ý Thức. Có thể nó là trạng thái mà phân tâm học gọi là tiềm thức. Nhưng nếu bạn đạt được công án với sự chú ý không tập trung ý thức và đưa vào đan điền như đã nói trên thì bạn sẽ đạt được nhất niệm vô minh này.

Thiền định - dưỡng chất chuyển hóa thân tâm

Bạn hỏi tôi là làm sao biết mình có thức số 7 -8 và làm sao biết mình thiền vô thức số 7? Phân tâm học Freud nói sau ý thức là tiềm thức và vô thức. Tiềm thức tương đương thức số 7 và vô thức tương đương số 8. Khi thiền công án đạt nghi tình bằng ý thức cũng được như các thiền khác: quán và chỉ, nhưng vì câu nghi tình công án không giải đáp được thì ý thức mệt mỏi ngủ đi nên chuyển qua thức số 7 coi như tiềm thức. Thật ra khi bạn thiền đến nhất niệm vô minh thì bạn đang ở thức số 7 rồi nên khi nghi tình công án dấy lên là dấy lên trong thức số 7. Bạn không đặt câu hỏi đó bằng ý thức nữa vì bạn đã nhập vào nhất niệm vô minh rồi mới đặt ra câu hỏi thay thế bằng một niệm vô minh này. Lúc đó là thức số 7. Vì thế bạn ôm công án miên mật 24/24 mặc dầu bạn làm việc lái xe sinh hoạt, bạn chú ý đến công việc đó 100 % thì vẫn ôm công án được như thường vì lý do bạn làm việc bằng ý thức số 6 trong khi bạn ôm công án là thức số 7 rồi. Hình dung là bạn làm việc bằng trí óc phân tích trong khi ôm công án trong tiềm thức mà thôi.

Thí dụ công án tiếng vỗ một bàn tay, giai đoạn này tôi đặt câu hỏi tiếng vỗ là âm thanh như vậy ta tu tập theo Quán Thế Âm Bồ Tát lấy Nhĩ căn làm chính.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong kinh Lăng nghiêm đức Phật gọi các vị Bồ Tát và A La Hán ra nói về cách tu tập của mình lấy điểm gì làm nòng cốt. Tất cả có 25 vị ra trình bày. Đó là họ lấy 6 căn, 6 trần, 6 thức, 7 Đại tổng cộng là 25 vị. Trong đó Bồ Tát Quán Thế Âm được Văn Thù Sư Lợi chấm là lấy Nhĩ căn mà tu tập là cao trội nhất. Vậy nghe gì khi chỉ có một bàn tay vỗ mà thôi? Trả lời bằng ý thức nghe không có âm thanh làm đối tượng vậy nghe bằng tánh nghe. Tánh nghe là gì? Trả lời Tánh nghe là do Tánh giác áp đặt vào Nhĩ căn gọi là Tánh nghe. Vậy Tánh giác là gì làm sao có? Trả lời Tánh giác là sự biết lần thứ hai biết rằng mình biết cái gì đó bằng ý thức của não bộ. Vậy cái biệt lần thứ hai này có từ đâu? Làm sao có nó? Trả lời cái biệt lần thứ hai là trực nhận trực giác biết mà không do ý thức biết mà ra. Nó có được do bỏ đi ý thức phân biệt gọi là vô phân biệt.

Vậy làm sao bỏ phân biệt? Trả lời bỏ ý thức phân biệt bằng cách quán chiếu vô ngã không có cái tôi rồi đến vô pháp không có ngã của pháp rồi bỏ luôn ý thức. Làm sao biết vô ngã vô pháp? Trung quán luận do Bồ Tát Long thọ dạy điều này. Vậy trung quán luận là gì dạy những gì? Trả lời Trung quán luận dạy về Tánh Không. Vậy Tánh Không là gì? Trả lời Tánh Không do duyên khởi Phật dạy với vô thường mà có gọi là Dịch Hoá Pháp. Vây Dịch hoá Pháp là gì? Trả lời Dịch Hoá Pháp là vạn pháp di chuyển không ngừng giữa hai đầu của hai thái cực Có và Không, khẳng định và phủ định là theo Tứ cú.

Vậy Tứ cú là gì? Do đâu mà có? Trả lời Tứ cú là 4 cái phủ định giữa Có và Không lẫn lược phủ định có, phủ định lần hai không của không có, tương tự về không cũng vậy. Tứ cú là phủ định 4 cái sinh ra: không do nó sinh ra, không từ cái khác sinh ra, phủ định cả hai trường hợp và cuối cùng là không phải do nhân duyên nào hết, cả 4 trường hợp đều sai. Tứ cú do Lão giáo mà đề ra sự biến dịch của vạn pháp. Vậy Tứ cú vô phân biệt cho ta được gì? Trả lời cho ta nhận vạn pháp tính Như thị hiện tiền của chúng.

Những lợi ích bất ngờ của thiền định

Vậy làm sao biết chúng Như thị? Trả lời biết như thị khi không có cái thức của tôi xen vào. Làm sao có được? Trả lời là diệt Ngã thì có được. Làm sao diệt Ngã? Ngã do Thức mà có diệt Ngã là diệt thức. Vậy làm sao diệt thức? Trả lời thức do Niệm dấy lên bỏ thức là bỏ niệm gọi là vô niệm. Vậy làm sao bỏ niệm? Trả lời quán chiếu niệm dấy lên này từ đâu mà có? khởi niệm có từ đâu? Trả lời khởi niệm có do có đối tượng vậy mất đối tượng thì không có niệm. Vậy làm sao mất đối tượng? Vì nó có sẵn trong đời sống thiên nhiên làm sao từ bỏ nó được? Trả lời bằng quán chiếu nó do duyên mà có nên là vô ngã vô tự tánh là huyễn ảo không có thật. Như vậy quay về vô ngã vô pháp vô thường vô bám trụ.

Như vậy hỏi và trả lời đều loanh quanh do ý thức. Làm sao ra khỏi ý thức này? Thiền định làm ra khỏi ý thức, vậy buông xã để đạt được định là 6 căn không vướng 6 trần, gọi là thủ hộ 6 căn. Giai đoạn kế tiếp sau khi 6 căn không vướng 6 trần là đầu óc thân thể nhẹ nhàng thanh thoát, tôi bắt đầu cảm nhận chứ không còn ý thức nhận biết nữa, cảm nhận vạn vật chung quanh tôi trong trạng thái yên tĩnh, cảm nhận được sự tĩnh lặng của tâm mình, cảm nhận được cái thanh tịnh của tâm mình, cảm nhận này làm cho mình thấy an lạc phơi phới chỉ biết công án mà không biết gì hết, tự mình thấy mình nhận chứ không cho ra, tức là mở được cơ thể để chấp nhận sự hoà nhập của ngoại cảnh chung quanh xâm nhập vào trong cơ thể mình, từ đó chung quanh ta với mình là một, trạng thái mà thiền gọi là chủ thể và đối tượng nhập lại là một, người và ta là một, cây cối cái gì gần ta với ta là một. Trạng thái này được xem như ta có thân tâm là một như Bát Nhã bảo Sắc với Không là một vậy.

Tính thấy của chúng ta ôm trọn những cái bị thấy, tức là tính thấy ôm trọn vũ trụ vạn vật, thì ta với vũ trụ vạn vật là một. Tôi xác nhận trạng thái này không phải do tưởng tượng như mình đang đằng vân bay bổng hay biến phép vì còn cho là như vậy là còn ý thức ngự trị. Trạng thái không còn ý thức hiện hữu chỉ có ở thức số 7 công án đang chiếm ngự thì bạn sẽ có cảm giác này, người với ta là một. Tôi thường bảo nhà thiền ngồi dưới gốc cây thấy mình với gốc cây là một tức là trạng thái này. Đứng và mặt khoa học mà nói thì trạng thái mở tâm của mình ra hòa nhập với thiên nhiên là trạng thái tâm lý đúng đắn, chứ không phải mơ tưởng viễn vong vì khi signal của não DMN đã hạ thấp xuống gần như vạch ngang zero thì làn sóng não không còn hình Sin nữa mà là đường thẳng nằm ngang thì ta đạt được sự yên tĩnh hoàn toàn. Cơ thể lúc bấy giờ thở thật nhẹ và dài, não thật ít oxygen nên không tác động suy nghỉ phân tích.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Như vậy sau nhất niệm vô minh là đến trạng thái hoà nhập chung quanh. Nhà thiền gọi là đạt tánh Bất Nhị. Có nhiều người giảng trạng thái này là mở luân xa trên đỉnh đầu để hút khí thiên vào cơ thể, đó là tưởng tượng làm thi vị hóa ngồi thiền vì các huyệt bách hội trên đỉnh đầu không phải mở ra hay đóng lại gì hết. Huyệt chỉ là điểm tụ lại của hệ thần kinh neuron nên không có máu ở đó. Trạng thái này mang lại cảm giác lạc của tâm thức chúng ta. Tiếp tục ngồi thiền ôm công án tiếp. Đặt câu hỏi và trả lời cho đến khi nó quay trở về lại tạo thành vòng tròn kín là đúng Thiền định.

Trở lại công án tiếng vỗ một bàn tay, tôi đặt câu hỏi tu lấy nhĩ căn là tu theo Quán Thế Âm vậy là tu Vô sanh pháp nhẫn và Phản văn văn tự tánh. Như vậy vấn pháp được quán chiếu là vô sanh, làm sao thấy chúng vô sanh? Quán chiếu vạn pháp có sanh có diệt trong một giai đoạn thời gian nào đó, nhưng bản chất nó là không sanh không diệt vì nó đi thành vòng tròn kín nên không có bắt đầu cũng không có chấm dứt. Einstein nói bạn cho tôi cách tiêu diệt một hạt cát tôi sẽ tiêu huỷ cả vũ trụ này. Lý do là vật chất biến đổi thì thành năng lượng và ngược lại.

Công án thiền và vấn đề nhận thức

Như vậy là vô sanh mà ta nhận ra được đốn ngộ ra được. Bản chất là Chân như nên không sanh diệt nhưng hiện tượng thì sanh diệt thay đổi không ngừng. Tương tự đối tượng âm thanh ta nghe cũng thay đổi liên tục khác nhau có âm thanh ta nghe được có âm thanh tần số cao thấp ra ngoài khung của con người ta không nghe được.

Vậy bản chất âm thanh nghe của nó là gì? Cái gì vô sanh trong nghe âm thanh? Nên nhớ rằng công án chỉ là một phương tiện để diệt vọng tưởng, bản thân công án không là gì cả để đạt giác ngộ. Công án chỉ là thay thế vọng tưởng vì nó khó trả lời, sau khi hết vọng tưởng thì tánh giác mới có thể lóe lên bằng tư duy quán chiếu như ta đặt câu hỏi và trả lời kể trên. Công án tiếng vỗ một bàn tay làm ta diệt vọng tưởng mà theo lối quán chiếu của Bồ Tát Quán Thế Âm là dùng nhĩ căn, Vô sanh pháp nhẫn để hiểu Tánh Nghe. Phản văn văn tự tánh là mang sự lắng nghe vào trong tâm mình mà lắng nghe tự tánh có trong mình, công án đưa ta đến giai đoạn lắng nghe Tự tánh của âm thanh nghe của tâm mình. Tự tánh Nghe từ đâu mà có trong tâm mình? Đã là tự tánh thì bất sinh bất diệt như định luật vật lý nghe từ cơ quan lỗ tai đến não bộ vận hành phân tích để hiểu nghe âm thanh gì. Giác là biết rằng mình nghe phân biệt âm thanh đó bằng não bộ ở vị trí nghe. Tánh nghe là cái biết lần thứ hai sau cái biết nghe của cơ thể. Cái biết nghe của cơ thể gồm có màng nhĩ, neuron thần kinh và não bộ ở vị trí nghe rồi vận chuyển qua vị trí phân tích và vị trí tiềm thức nhớ lại quá khứ. Sự vận hành đó là cái biết của cái nghe đầu tiên. Bồ Tát Quán Thế Âm dùng phương pháp tu này mà đắc đạo. Sau khi kiến tánh là đáp thông các công án, là đi đến sâu hơn về Vô Niệm của lục tổ Huệ Năng. Vô là vô nhị biên và Niệm đây là niệm Chân Như. Lục tổ dạy khi bỏ được Nhị Biên thì Chân Như niệm có sẵn trong ta sẽ tự động bật lên, lóe sáng ra vì nó có sẵn trong ta.

Để đạt được điều này tôi đã cố gắng thiền đến lúc người và ta là một rồi bắt đầu tư duy về không gian thời gian và số lượng, cảm nhận chúng là siêu việt Không. Trong tính giác, trong Phật tính thì vượt không gian, thời gian và số lượng, chứ không chấp là giả hay là thật, tuy nhiên thời gian, không gian, số lượng và vũ trụ vạn vật cũng như thân thể chúng ta vừa là thế gian pháp, vừa là xuất thế gian pháp, không thể nghĩ bàn, tranh luận, tưởng tượng, đa văn… Tất cả những thứ vừa kể đều là sự hóa hiện và biến hiện, gọi là Chân Không Diệu Hữu, cũng là Sắc chính là Không, Không chính là Sắc. Thế gian pháp không bao giờ rời Phật Pháp và cứ biến hiện như thế mãi mãi… không bao giờ gián đoạn, những người còn vô minh không hiểu sự Sinh, Trụ, Dị, Hoại của vũ trụ vạn vật rồi chấp thật là sống với chết để đi vào cái Không ngơ đoạn diệt, có biết đâu đấy là sự vi diệu biến hiện của Phật Tánh, của Chân Như! Sở dĩ phải có sự biến hiện như vậy là để thể hiện sự nhiệm mầu, tươi mát, sống động của vạn pháp.

Làm sao quán niệm vượt không gian thời gian hay còn gọi là ý thức? Đó là tu Vô niệm. Tu vô niệm này kéo dài đến giờ tôi vẫn chưa thông đạt. Lý luận thì đạt được nhưng cảm nhận bằng trực giác thì chưa đạt được. Trực giác nhận chân lý mới là điều cần thiết của ngộ đạo gọi là trực chỉ thiền. Vô niệm là một phuơng tiện thiền độc đáo của Nam tông do Huệ Năng dẫn đầu. Bỏ Nhị Biên là bỏ đi đối đãi chủ /khách, tác nhân /đối tượng, hiện tượng và bản chất. Bạn thoát ra bằng lý luận thì dễ nhưng cảm nhận chân lý nầy bằng tâm thức thì rất khó. Nó không phải là tình trạng không phân biệt đàn ông đàn bà tốt xấu phải trái thiện ác mà nó là trạng thái trả về vạn pháp tính Như Thị của chúng, tính độc lập của chúng không bị ý thức chúng ta đặt tên dựa vào hình tướng và cái ngã của ta cho nó là sự hiện hữu thật của ta, nói theo Duy Thức ba tự tánh thì ta phải kinh qua: Biến Kế Sở Chấp và Y Tha Khởi để đến Viên Thành Thật. Giai đoạn này rất quan trọng cho việc Ngộ đạo, đòi hỏi thông qua được bỏ Nhị Biên tức là không gian thời gian số lượng đều là siêu việt không, rồi đạt tánh Như Thị hiện tiền của vạn pháp không quá khứ, không tương lai rồi đạt đến sự viên thông của lý sự viên thông, năng sở song vong tức cả năng cả sở đều không còn hiện hữu nữa đó là kiến tánh ngộ đạo tức là không còn chủ thể là ta và cũng không còn đối tượng là người là khách.

Như thế Vô Niệm là khởi đầu của niệm, nên cần trở về khởi đầu của niệm. Cuối cùng là giai đoạn kiến tánh (đáp thống suốt các công án) rồi khởi tu là học Phật pháp sau khi kiến tánh đó là 7 kinh liễu nghĩa như Pháp Bảo Đàn kinh, Duy Ma Cật, Lăng Nghiêm, Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Kim Cang, kinh Lăng Già, Pháp Hoa kinh và kinh Viên Giác. Đó là con đường tu thiền công án. Kết luận này có nghĩa là gần đây Thiền tông không còn là kiến tánh thành Phật mà kiến tánh rồi mới học kinh Phật và học rốt ráo. Hi vọng tương lai Thiền tông không tu thành Tổ mà tu thành Bồ Tát và Phật như Đại thừa nhờ có học kinh Phật. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!       

Link về Thiền công án                    

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Kiến thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Kiến thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm