Tôi tọa thiền công án (I)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi.
Thiền định - dưỡng chất chuyển hóa thân tâm
Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền. Thiền 16 bước hơi thở, Thiền Tứ niệm Xứ, thiền Như Lai trong tiến trình giác ngộ của Đức Phật, đến Đại thừa có Thiền trong Tịnh Độ, thiền Tổ sư Thiền theo lục tổ Huệ Năng, thiền Tánh Không Bát Nhã Tâm kinh, thiền chánh niệm của Thích Nhất Hạnh, thiền tịnh song tu của Thích Thanh Từ thấy vọng không theo, thiền Hoa Nghiêm tông, thiền theo Bồ Tát Quán Thế Âm trong Pháp Hoa và Lăng Nghiêm kinh, thiền theo Mật Tông và còn nhiều thiền khác nữa.
Như vậy mọi thiền đều có chung một mục đích đạt Giác ngộ. Không có thiền nào là sai hay đi lòng vòng, không có thiền nào là mê tín dị đoan vì thiền là trí tuệ là tập trung tuệ giác chứ không phải thiền là mê si như ngủ quên hay vọng tưởng hay còn gọi là các ma chướng của thiền. Tất cả các lối thiền chỉ khác nhau về hình thức nhưng cùng chung mục đích là tiêu diệt vọng niệm vì tánh Giác có sẵn trong ta bị vọng niệm che mờ. Mất vọng thì Giác tỏ ra như mây tan thì trăng hiện.
Thiền dưới gốc nhìn khoa học
Đầu tiên là thiền để xã stress trong đời sống gọi là Yoga thiền. Thiền này chỉ là hình thức của thiền 16 hơi thở. Thiền là sự vận hành của ý thức của não bộ. Vậy ý thức hay còn gọi là Tâm (mind) là gì? Khi chúng ta sinh ra đời thì có 1.2 tỉ neuron thần kinh và một não bộ hoàn chỉnh không bị hư hại thiếu vắng như bịnh Down syndrome hay mental. Các neuron này nối kết nhau trong toàn cơ thể các cơ quan để đưa đến não bộ gồm có võ não và các bộ phận não có từng vùng khác nhau và các vị trí khác nhau. Những vị trí này kiểm soát các vùng trong cơ thể và cơ quan nội tạng. Riêng trái tim thì tự nó có một điện tích của chính nó để vận hành riêng biệt. Vận hành của neuron là luồng điện chạy tạo thành nhân điện của con người. Điện tích đó do các ion mineral fluid có trong cơ thể, các ion này có từ trong bào thai dưới từ trường trái đất nó chạy vận hành đến não bộ bằng lực điện từ. Ở não bộ có vị trí của ý thức suy luận phân tích nằm ở võ não, có vị trí làm cho bộ nhớ của tiềm thức, có vị trí của sự vô thức và cũng có vị trí của sự trực giác mà phân tâm học Freud khám phá ra tạo thành khoa Phân tâm học.
Nhiều người có ý định khám phá sự Giác ngộ của các bậc tu hành hay Đức Phật là sự hoạt động của vị trí nào trong não bộ. Họ cố gắng khám phá điều này và cố gắng thay thế Phật làm sao kích thích vị trí này để đạt giác ngộ sớm nhanh hơn bình thường. Họ muốn dùng khoa học để phá hủy vô minh. Họ muốn dùng khoa học để phát triển vị trí trực giác vì trực giác là mấu chốt của Tánh giác mà tu tập là cần đạt đến. Tánh Giác là hoạt động của não bộ vậy y khoa khoa học có những thuốc bồi dưỡng bộ não như các vitamin hay có cách vận động để đưa máu lên não đầy đủ oxygen để não bộ hoạt động thông minh hơn. Thời tuổi trẻ để học bài đi thi lên đại học chúng ta có uống thuốc vitamin bổ não. Vậy tu tập ngồi thiền có cần uống vitamin bổ não không?
Những lợi ích bất ngờ của thiền định
Khoảng năm 2001 gần đây người ta nghiên cứu về não bộ với vị trí của hoạt động thiền định. Theo kết quả đó, có hai bộ phận của não mà hoạt động về trạng thái nghỉ ngơi, không suy nghĩ, không chú ý, không tập trung, của ý thức gọi là vùng não DMN (default mode network) và ngược lại là trạng thái chú ý của não gọi là TPN (Task positive network) do nhà khoa học thần kinh Mỹ là Michael Raichle khám phá. Hai vùng não bộ này có nhiều ở phía trước trán đầu và trên đỉnh đầu chúng ta. Người ta dùng MRI-f đo DMN và TPN thì thấy trên mạng hình 2 hình Sin tương phản giữa hai vùng não này. Khi TPN lên đỉnh thì ngược lại DMN cực tiểu đáy của hình Sin. Nghiên cứu của giáo sư sinh học trường đại học Havard Jon Kabat Zinn liên quan về Stress với thiền sư Thích Nhất Hạnh và Đức Đạt lai Lạt Ma nhận ra là DMN là diễn đạt của sự lơ đãng, tâm thức đầy tưởng tượng phỏng đoán về quá khứ tương lai nhớ kỷ niệm và nhiều cảm xúc như tiêu cực, than khóc hay giận dữ lo lắng trầm cảm vọng tưởng và nhất là có cái Tôi trong tâm thức gọi là Ego cái Ngã của chúng ta. Ngược lại TPN thì tích cực chú ý và ở trạng thái rất bình thảng, sáng suốt, chú ý rất cực kỳ cao mà Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Chánh Niệm vì chú ý trong hiện tiền. Kabat Zinn kết luận người tu hành đạo Phật thiền trong Định thi TPN phát triển khi DMN mất dần các dấu hiệu signal sẽ là đường nằm ngang tức là trạng thái Vô phân biệt Vô Ngã, nhà thiền gọi là vọng tưởng hết, còn tức là Định. Tức là 6 căn không gặp 6 trần tạo ra 6 thức và Vô ngã.
Thiền công án
Thiền tông được khai mở từ khi Bồ Đề Đạt ma đi qua Trung Hoa và mở ra tông Thiền nên gọi là tổ thứ nhất ở Trung Hoa, nhưng lại là tổ thứ 26 ở Ấn Độ. Việc này cũng được bàn cải vì thực ra bên Ấn Độ không có thiền tông vì bất cứ ai tu đạo Phật đều dùng Thiền hết. Nhưng Thiền tông lại cho rằng thiền Tổ đầu tiên là đức Phật và tổ thứ 2 là Ma ha ca diếp, tổ thứ 3 là Ananda.... Khi Bồ Đề Đạt Ma qua Trung Hoa lập thiền tông thì người mang theo kinh Lăng Già và ngồi thiền 9 năm quay mặt vô vách ở chùa Thiếu Lâm Tự. Sau đó là Huệ Khả là đệ tử duy nhất được Ngài truyền lại là tổ thứ 2 rồi kế tiếp dẫn đến ngũ Tổ Hoàng Nhẫn. Lúc này ngũ tổ Hoàng Nhẫn lấy kinh Kim cang dạy cho đệ tử thiền. Bấy giờ có Huệ Năng là người miền Nam gọi là Lĩnh Nam của Trung hoa đến tu đạo và làm nấu ăn ở bếp trong chùa. Trưởng tăng đoàn của Hoàng Nhẫn là Thần Tú sẽ tiếp tục nối ngôi làm tổ thứ 6. Nhưng ngũ tổ lại âm thầm truyền ngôi tổ thứ 6 cho Huệ Năng và đưa y và bát cho Huệ Năng đi trốn về miền Nam để giảng đạo Thiền. Theo truyền thuyết thì Huệ Năng ngộ đạo nhờ nghe câu kinh Kim Cang Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Sau 10 năm chạy trốn ở miền Nam Huệ Năng mới đăng đàn giảng đạo Thiền và tự xưng là tổ thứ 6, sau đó đệ tử là Thần Hội cố gắng thuyết phục triều đình phong chức cho Huệ Năng làm lục Tổ Thiền tông trong khi miền bắc là Thần Tú làm lục Tổ.
Đạo Thiền sau đó phát triển mạnh nhờ lục tổ Huệ Năng ở miền nam truyền đến Nhật bản Đại hàn Việt nam. Lý do là thiền tông đưa ra Bất lập văn tự kiến tánh thành Phật nên tu tập ngồi thiền không học kinh sách nhiều dựa vào Đốn Ngộ do Huệ Năng phát huy. Lý do ấy nên không đòi hỏi sự vất vả của hành giã tu tập chỉ cần giữ giới và thiền định. Cũng không cần đòi hỏi thời gian tu tập lâu ngày lên cấp bậc từ tỳ kheo lên đại đức thượng tọa hay hòa thượng. Vì lấy Đốn ngộ làm chính nên bất kỳ ai ngồi thiền đốn ngộ thì đạt giác ngộ chứ không cần thời gian tu tập lâu dài. Không chấp vào văn tự kinh luận nhiều mà chỉ chú trọng vào Tâm. Chính lý do tu dễ dàng như thế nên mọi người dân bình thường không cần học thức đều noi theo tu tập, nhờ vậy phong trào lên cao. Lý do đó nên thiền tông không có cấp bậc chỉ có thiền sư, thiền sinh mà thôi. Sau đó miền Bắc và miền Nam hợp lại không còn chống đối nhau đẻ ra thiền tông theo Đốn ngộ rồi tiệm tu là lý do này. Thiền tông lấy kinh Kim Cang và sau này là Bát Nhã Tâm kinh với Lăng Nghiêm kinh làm nòng cốt.
Công án thiền và vấn đề nhận thức
Sau đời của Huệ Năng là thế hệ tiếp nối không còn gọi là tổ thứ 7 nữa, có thiền Lâm tế và Tào Động. Lâm Tế là do Lâm Tế Nghĩa Huyền sáng lập là người cháu của lục tổ Huệ Năng theo thầy tu ngộ đạo. Lâm Tế nổi tiếng là thiền công án với cây gậy đập và tiếng hét la của thầy với ý nghĩa là một công thức gồm 4 điểm, gọi là 4 phân biệt và một lựa chọn.
1. Đoạt nhân không đoạt cảnh.
2. Đoạt cảnh không đoạt nhân.
3. Nhân Cảnh đồng đoạt.
4. Nhân Cảnh đều không đoạt.
Nhân và cảnh đây tương ứng là chủ thể là nhân và cảnh là khách là đối tượng. Đây còn gọi là Tứ cú phân biệt. Tứ cú nầy áp dụng trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ giửa Có và Không, giửa khẳng định và phủ định. Long Thọ chú ý đến Tứ cú là các pháp không bao giờ tự nó sinh ra vì 4 cái phủ định:
1. Sinh ra từ chính nó sinh ra,
2. Sinh ra từ cái khác,
3. Cả hai trường hợp này gộp lại,
4. Không do nhân duyên nào cả.
Cả 4 trường hợp đều sai không thể xảy ra. Tâm thức vượt qua được Nhị Biên là phần cuối của tứ cú này là nhân cảnh đều không đoạt, chủ thể và khách đều không tồn tại.
Tu thiền tham công án, thoại đầu có thể trị bệnh tâm thần?
Về Tào Động tông cũng là đệ tử của lục tổ Huệ Năng tên là Đông Sơn Lương Giới và người em là Tào Sơn Bản Tịch nên ghép hai tên lại là Tào Động, chủ trương Mặc Chiếu Thiền tức là Chỉ Quán Đã Tọa có nghĩa là chỉ an nhiên ngồi xuống thiền là đầy đủ. Lâm Tế thì có công án còn Tào Động thì không cần công án nhưng Tào Động là có độc tham vì thế kết hợp cả hai là vừa có công án vừa có độc tham. Duy Lực Thiền là một phương pháp thiền công án đi lên Tối thượng thừa, chủ trương đi thẳng nhân tâm là kiến tánh, chủ trương nổi tiếng của Duy Lực Thiền là thiền định chưa phải là thiền tông tức là đạt đến định của thiền là đạt tới tuệ giác nhưng Duy Lực Thiền còn đi cao hơn là Định Tuệ cũng không còn. Tuệ giác và Định của thiền chỉ là bước đầu của giác ngộ chưa là điểm cuối cùng. Duy Lực Thiền chú trọng nhất là kinh Lăng Nghiêm và Bát Nhã và lấy 2 kinh này làm nồng cốt. Duy Lực Thiền có mấy điểm đặc biệt như tham thiền không cần ngồi mà đi đứng nằm ngồi làm việc vẫn tham thiền, nghi tình là nhớ câu thoại đầu gọi là tham thoại đầu. Thoại đầu là câu nói mà chưa khởi niệm thí dụ thoại đầu là cây gậy nghi tình là đi thì đi phải nhờ cây gậy vậy.
Hành thiền cơ bản gồm có tín từ tâm, tín rằng tâm mình với tâm Phật là một. Kế đến là nghi tình là câu hỏi về công án là gì? Hỏi mà không trả lời được là nghi tình càng cao thì ngộ càng lớn. Áp dụng câu tổ nói “trí chẳng có hai, người và pháp chẳng có hai thứ”. Trí là giác thì chỉ có một giác của chính ta còn giác của ý thức là không kể đến của não bộ, pháp là chính ta còn pháp của não bộ là không phải, nên gọi là không hai thứ. Để dễ hiểu ta gọi đó là cái biết lần thứ hai sau cái biết của lần đầu do não bộ mang lại. Những ảnh hưởng của Duy Lực Thiền là phá chấp ngã, nghi tình là chánh nghi chứ không phải hồ nghi hay vọng nghi, nghi là nhân và quả là ngộ có nghi mới có ngộ, chẳng phân biệt tuổi tác cho ngộ đạo, ngộ được tự tánh, tín từ tâm, không lọt vào vô ký, 4 giai đoạn: Tín Giải Hành Chứng, chú trọng thực hành.
(Còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
Kiến thức 13:20 14/11/2024Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.
Cháo và trà
Kiến thức 10:24 14/11/2024Thiền sư Triệu Châu rất chú trọng Phật giáo trong sinh hoạt, sư ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện thiền phong trong cuộc sống sinh hoạt.
Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần
Kiến thức 09:30 14/11/2024Phật giáo đời Trần thật xứng đáng với vai trò của hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, phù hợp với truyền thống yêu nước, tạo nên một triều đại vàng son trong lịch sử nước nhà.
Thấy rõ sự thật về già bệnh để không quá buồn lo
Kiến thức 09:15 14/11/2024Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.
Xem thêm