Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/10/2022, 10:27 AM

Tội vượt pháp nghĩa là gì?

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, do điều kiện ở quê không có chùa và chư Tăng nên tôi tự học pháp môn lần chuỗi niệm Phật qua internet. Tôi có nghe vấn đề lần chuỗi niệm Phật, nếu lỡ lần qua hạt lớn hình hồ lô trên đầu chuỗi (mẫu châu) là phạm tội “vượt pháp”.

Trong quá trình lần chuỗi, nhiều lúc do không chú tâm nên tôi đã lần qua hạt này. Tôi muốn biết thêm về tội này, cách thức sám hối. Làm sao để lần chuỗi mà không phạm?

(ĐỒNG QUANG, dongquang712@yahoo.com)

Tội “vượt pháp” là một trong những nghi quỹ đặc biệt dành cho các hành giả tu tập theo những pháp thức của Mật tông.

Tội “vượt pháp” là một trong những nghi quỹ đặc biệt dành cho các hành giả tu tập theo những pháp thức của Mật tông.

Đáp: Bạn Đồng Quang thân mến!

Tội “vượt pháp” (việt pháp tội) được đề cập đến trong khá nhiều kinh, nhất là những kinh điển hay nghi quỹ thuộc Mật giáo. Kim Cang Đảnh Nhất Tự Luân Vương Du Già Nhất Thiết Thời Xứ Niệm Tụng Nghi Quỹ (q.1), Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Tiêu Tai Trừ Nạn Niệm Tụng Nghi Quỹ (q.1) dạy rằng: Khi lần tràng hạt, khởi đầu từ mẫu châu (hạt lớn hình hồ lô đầu xâu chuỗi), cứ mỗi danh hiệu Phật hay mỗi biến (thần chú) lần qua một hạt, đến hạt cuối cùng đụng vào mẫu châu phải quay trở lại, không được vượt qua, nếu vượt qua là phạm tội “vượt pháp” (trái vượt, không đúng pháp). Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu Tập (q.2) dạy rằng: Nếu lần chuỗi đến hạt mẫu châu phải trở lại, không được vượt qua.

Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu chép: Các hạt chuỗi là biểu thị cho Đức Bồ tát Quán Thế Âm, còn mẫu châu là biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ, hoặc là biểu thị cho Phật quả của sự tu hành đã hoàn thành viên mãn. Cho nên, lúc lần chuỗi đến hạt mẫu châu thì không được vượt qua, phải lật xoay ngược trở lại mà lần. Nếu không như thế thì phạm phải tội trái vượt, không đúng pháp (việt pháp tội).

Vì mẫu châu biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ hay biểu thị cho Phật quả nên nhiều người quen gọi tội lần chuỗi hạt vượt mẫu châu là tội “vượt Phật”.

Rõ ràng, trong phương thức lần chuỗi hạt, kinh điển Phật giáo có quy định về tội “vượt pháp”. Tuy nhiên, tội “vượt pháp” trong Mật giáo còn bao hàm ý nghĩa về các vấn đề như chưa được sức gia trì mà đã kiết ấn, lập đàn tràng hoặc chưa được phép của đạo sư mà đã giảng dạy, truyền bá giáo pháp Mật tông…

Mặt khác, mẫu châu theo quan niệm của Mật giáo là biểu trưng cho Bổn tôn, nên không thể vượt qua. Ai vượt qua Bổn tôn tức phạm tội “vượt pháp”. Theo Mật giáo, nếu lần chuỗi hạt sai cách (vượt qua mẫu châu), trái với nghi quỹ thì rất dễ bị ma quỷ nhiễu hại, rất khó tiến tu để thành tựu đạo nghiệp. Cho nên, tội “vượt pháp” là một trong những nghi quỹ đặc biệt dành cho các hành giả tu tập theo những pháp thức của Mật tông.

Còn đối với các hành giả tu tập theo Tịnh Độ tông, lần tràng hạt như một hình thức ghi nhận công phu niệm Phật (niệm được bao nhiêu danh hiệu) thì cũng nên chú ý khi lần chuỗi hạt đến mẫu châu, quay ngược lại để không trái vượt. Muốn khắc phục lỗi này, người lần chuỗi hạt phải tập trung, lần hạt chậm rãi và chánh niệm, rõ biết tất cả. Khi lần đến mẫu châu khắc biết, dừng và quay ngược lại cho đúng cách. Tuy nhiên, nếu lỡ mất chánh niệm để vượt qua mẫu châu thì tâm niệm sám hối và không nên quá lo lắng hoặc băn khoăn về việc này. Ngoài ra, có không ít người lần chuỗi hạt như một phương tiện để giữ chánh niệm, hoặc xem đó là một cách trang nghiêm pháp tướng và đối với một số người lần chuỗi hạt như là một thói quen thì họ làm theo cách tự nhiên, không nhất thiết phải theo nghi quỹ nào, và như thế thì không liên hệ đến “vượt pháp”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm