Thứ năm, 06/12/2018, 15:42 PM

Tóm tắt về cuộc đời ni sư Jetsunma Tenzin Palmo

Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo hiện là Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo nữ Quốc tế (Sakyadhita).

Bài liên quan

Tenzin Palmo lớn lên ở London và trở thành một Phật tử khi mới ở tuổi thiếu thời. Vào năm 1964, ở tuổi 20 cô quyết định tới Ấn Độ để tìm cầu con đường tâm linh.Tại Ấn Độ, cô đã gặp được Căn bản Thượng Sư của mình, Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đời thứ VIII - một bậc thầy tâm linh, và cô đã trở thành một trong những người phương Tây đầu tiên được công nhận là sư ni Tây Tạng. Ni sư đã lân mẫn, tham học với Khamtrul Rinpoche và cộng đồng của Rinpoche ở Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ trong khoảng 6 năm. Sau đó Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đời thứ VIII đã hướng đạo cho ni sư tới thung lũng Himalayan ở Lahaul để thực hành pháp tu chuyên sâu hơn.

Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo 1

Tenzin Palmo đã tu học tại một tự viện nhỏ khoảng vài năm và duy trì việc nhập thất trong suốt những tháng mùa đông dài. Sau đó, ni sư đã tìm nơi bế quan ẩn cư và những điều kiện hoàn cảnh cô tịch thuận lợi hơn để tĩnh tu, ni sư đã tìm được một cái động ở gần đó và tiếp tục trải qua 12 năm tu tập, với 3 năm cuối trong kỳ nhập thất nghiêm mật. Ni sư rời Ấn Độ năm 1988 và tới sống ở Italia, ở đó ni sư đã truyền dạy giáo pháp tại rất nhiều trung tâm Phật Pháp khác nhau.

Trước khi Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đời thứ VIII viên tịch năm 1980, Ngài đã nhiều lần yêu cầu Tenzin Palmo thành lập ni viện. Tenzin Palmo rất hiểu tầm quan trọng của công việc này và nhớ lại:

“Khi tôi đang sống tại một tự viện nhỏ ở Lahaul, tôi tự thấy rằng tuy những sư ni rất thông minh và thành kính dâng hiến nhưng họ không có lấy một cơ hội để tu học và tiếp cận những giáo lý cao cấp hơn. Điều này làm cho tôi rất buồn bởi vì chư Tăng được đón nhận tất cả những giáo pháp, được áp dụng những giáo pháp này vào việc tu tập nhập thất của họ, trong khi đó bên ni chúng lại không được quan tâm và bị, đối xử như những người phục vụ”.

Vào năm 1993 những Lama của tự viện Khampagar ở Himachal Pradesh, Ấn Độ lại thỉnh cầu ni sư thành lập tự viện. Khi đó Tenzin Palmo đã sẵn sàng tiếp nhận sứ mệnh khó khăn này và dự án của Ngài bắt đầu dần dần thu hút được sự quan tâm trên toàn thế giới.

Với những đại thành tựu tâm linh và những nỗ lực trong việc tôn vinh, đề cao địa vị của những nữ hành giả trong Phật giáo Tây Tạng, vào ngày mùng 10 tháng giêng năm Mậu Tý theo lịch Tây Tạng, Tenzin Palmo sẽ được Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII tiến cử, đăng quang danh hiệu Jetsunma, có nghĩa là Đạo Sư Tôn Quý.

Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo hiện là Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo nữ Quốc tế (Sakyadhita).

"Ngày nay, ở phương Đông, đặc biệt là các nước thế giới thứ ba, đang bắt đầu hấp thụ lối sống tiêu thụ. Họ đang bắt đầu lao vào nền đạo đức có khẩu hiệu “càng nhiều càng tốt”, và cuộc sống mà không có truyền hình, xe hơi hoặc thời trang thời thượng hay bất cứ những thứ như vậy là một cuộc sống thiếu thốn. Do đó, để được hạnh phúc, con người bắt buộc phải sở hữu những thứ này. Nhưng trên thực tế, hầu hết mọi người đều không thể sở hữu đầy đủ các của cải đó được; hiện có một tầng lớp trung lưu đang tăng lên, nhưng phần lớn người dân vẫn không có đủ các nhu yếu phẩm tối thiểu. Khi nhìn thấy những hàng hóa tiêu dùng hấp dẫn trên truyền hình, nhiều người nghĩ rằng, “Chỉ cần có những thứ này, chúng ta sẽ mãi mãi hạnh phúc.” Họ nhìn thấy những chương trình của người Mỹ quảng chiếu những ngôi biệt thự sang trọng, vì vậy họ tưởng tượng, “Bây giờ, giá mà có một biệt thự như thế, thì nơi đây sẽ trở thành niết bàn”. Nhưng bởi vì không thể có được, nên mọi thứ dường như trở thành viển vông, xa vời. Nhưng trong xã hội phương Tây, chúng ta sẵn có những của cải này. Hầu hết mọi người được nuôi dưỡng trong những ngôi nhà tiện nghi, sang trọng"....

(Trích một bài viết của Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo. Quý đạo hữu có thể đọc toàn văn tại đây.)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm