Thứ bảy, 30/05/2020, 06:46 AM

Tôn chỉ và đại nguyện của bậc Đại thừa Bồ tát

Tôn chỉ của bậc thu theo hạnh Đại thừa Bồ tát thật vô cùng cao cả, rộng rãi, khác với hàng phàm phu và Tiểu thừa.

Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm

Phàm phu và Tiểu thừa có tư tưởng yếm thế, tiêu cực, nên mong cầu được sớm giải thoát cõi đời ô trọc này, tìm một cảnh giới an vui khác. Họ nghĩ đến tự lợi trước lợi tha, giải thoát cho mình trước rồi mới giải thoát cho người sau. Họ nhàm chán cảnh giới ô trọc, đầy ngũ trược, ác thế, đầy máu lệ và khổ đau này, để cầu mong sinh về cõi an lạc, thanh tịnh trường tồn hơn.

Qua bao nhiêu đời kiếp trôi nổi hụp lặn trong biển sinh tử, quay lăn theo bánh xe luân hồi, họ đã quá ê chề mệt mỏi, nên thường không hy vọng gì khác hơn là được vào sống trong cõi Niết bàn tịch tịnh. Tự nhận biết mình tài hèn sức yếu, dễ bị hoàn cảnh lôi kéo, nhiễm ô, họ cố gắng tránh những cảnh nghịch, tìm những cảnh thuận, tránh những nơi phồn hoa đô hội, tìm nơi thanh vắng để dễ tu hành.

Các vị Bồ tát đã giác ngộ rằng: mình với chúng sinh cùng chung một bản thể, nếu chúng sinh còn trầm luân đau khổ, thì làm sao mình có thể giải thoát an vui được?

Các vị Bồ tát đã giác ngộ rằng: mình với chúng sinh cùng chung một bản thể, nếu chúng sinh còn trầm luân đau khổ, thì làm sao mình có thể giải thoát an vui được?

Làm sao để trở thành Bồ tát?

Trái lại, bậc Đại thừa Bồ tát, có tư tưởng tích cực, nhập thể, chủ trương lấy lợi tha làm tự lợi; tự giác và giác tha là một, không thấy có mình và người riêng khác. Họ không sợ nghịch cảnh, trái lại, còn lăn vào đấy, chịu đựng các thử thách, gian khổ để xem trình độ tu học của mình đến mức nào. Họ xông pha vào cảnh phồn hoa, náo nhiệt, chui mình vào phiền não, lăn lộn trong cõi dục giới đầy quyến rủ, để xem tâm mình còn phiền não nhiễm ô hay không, đặng trừ. Sự tu hành của Đại thừa Bồ tát, cũng như ly nước qua nhiều lần gạn lọc, nhưng còn thử xem nó đã thật hết cặn cáu hay chưa, nên lại phải còn phải khuấy động, lắc mạnh nữa để nếu thấy còn cáu bẩn, thì lại gạn lọc nữa. Cho nên đối với bực này, thì càng gặp nhiều trở ngại lại càng tốt, vì đó là những cơ hội để tu hành. Mỗi khi gặp một tai nạn gì vừa qua, thì họ cho là trả xong một mối nợ. Cũng trong ý nghĩa đó, những kẻ ác độc, thường phá hại người tu hành cũng là những thiện hữu. Chính Đức Thích Ca cũng đã dạy : “Đề bà đạt đa cũng là thiện hữu của ta. Nhờ Đề bà đạt đa mà ta chóng thành Phật quả”.

Vì không có tâm phân biệt “tự” và “tha” và lấy lợi tha làm tự lợi, nên các vị Đại thừa Bồ tát có một đại nguyện không ai theo kịp, đó là nguyện cứu độ cho tất cả, không phân biệt bạn và thù, thân và sơ, người và vật, hễ còn thấy có chúng sinh đau khổ là còn tìm cách cứu độ. Vì Bồ tát xem tất cả chúng sinh là mình, nên chúng sinh còn trầm luân, tức là mình chưa tự tại giải thoát. Do đó mà Bồ tát thường có những câu phát nguyện vô cùng hùng dũng như sau :

Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề; 

Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật.

Sau khi độ tất cả chúng sinh, tôi mới chịu chứng quả Bồ đề; trong địa ngục, nếu còn tội nhân, tôi thề chẳng thành Phật.

Sau khi độ tất cả chúng sinh, tôi mới chịu chứng quả Bồ đề; trong địa ngục, nếu còn tội nhân, tôi thề chẳng thành Phật.

Thâm ý qua hình tượng chư Phật, Bồ tát

Nghĩa là: Sau khi độ tất cả chúng sinh, tôi mới chịu chứng quả Bồ đề; trong địa ngục, nếu còn tội nhân, tôi thề chẳng thành Phật. Điều ấy mới nghe qua, người ta có cảm tưởng như các vị Bồ tát đã nói quá đáng. Nhưng nếu nghĩ cho kỹ, thì thấy đó là một lý đương nhiên. Vì các vị Bồ tát đã giác ngộ rằng: mình với chúng sinh cùng chung một bản thể, nếu chúng sinh còn trầm luân đau khổ, thì làm sao mình có thể giải thoát an vui được? Cũng như mọi bộ phận trong người dù có hình dáng, địa vị sai khác, nhưng một khi còn bị bệnh tật đau ốm, thì dù bộ phận ấy nhỏ nhặc bao nhiêu, cũng làm đau chung cho cả cơ thể.

Vì giác ngộ điều ấy, nên Ngài A Nam cũng đã thệ nguyện rằng :

Phục thỉnh Thế tôn vị chứng minh;

Ngũ trược, ác thế, thệ tiên nhập

Như nhất chúng sinh vị thành Phật

Chung bất ư thử thủ Nê hoàn.

Nghĩa là: Kính thỉnh Đức Thế Tôn chứng minh cho lời đại nguyện của con: “Trong đời tội ác, năm trược này, con thề xung phong vào trước để cứu độ chúng sinh. Nếu còn một chúng sinh nào chưa thành Phật, thì con nguyện không chứng đạo quả Niết bàn”.

Tôn chỉ và đại nguyện đã cao cả, lớn lao thì chắc chắn hạnh tu của các vị Bồ tát cũng phải khác thường, mới mong chứng ngộ được.

Tôn chỉ và đại nguyện đã cao cả, lớn lao thì chắc chắn hạnh tu của các vị Bồ tát cũng phải khác thường, mới mong chứng ngộ được.

Bồ tát Thí Vô Úy

Tóm lại, để nhắc nhở mình thực hiện đại nguyện lớn lao trên đường tu tập, người tu hạnh Đại thừa Bồ tát, thường tụng đọc mỗi ngày 4 lời thệ nguyện sau đây :

– Chúng sinh vô biên, thệ nguyện độ hết

– Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn hết

– Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học hết

– Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành tựu

Tôn chỉ và đại nguyện đã cao cả, lớn lao như thế, thì chắc chắn hạnh tu của các vị Bồ tát cũng phải khác thường, mới mong chứng ngộ được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm