Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tôn giả A Nậu Lâu Đà, vị đại đệ tử thứ tư của Đức Phật là ai

Thiền Tăng A-nậu-lâu-đà là vị đại đệ tử thứ tư của Đức Phật, còn gọi là A Na Luật, một Thánh nhơn rất thâm hậu trong thiền pháp, nhất là ngài đã đắc “Thiên nhãn thông” siêu đẳng (Dibbacakkhu), nhờ thuần thục tuyệt diệu trong Chánh định, trước khi đạt đến cứu cánh giải thoát.

Audio

Như chúng ta đã biết : Đức Phật có năm thượng thủ đại đệ tử, sắp theo thứ tự là :

1- Đại Ca-diếp (Mahà Kassapa).

2- Xá-lợi-phất (Sàrìputta).

3- Đại Mục-kiền-liên (Mahà Moggallàna).

4- A-nậu-lâu-đà (Anuruddha), và

5- A-nan-đà (Ànanda).

Thiền Tăng A-nậu-lâu-đà là vị đại đệ tử thứ tư của Đức Phật, còn gọi là A Na Luật, một Thánh nhơn rất thâm hậu trong thiền pháp, nhất là ngài đã đắc “Thiên nhãn thông” siêu đẳng (Dibbacakkhu), nhờ thuần thục tuyệt diệu trong Chánh định, trước khi đạt đến cứu cánh giải thoát.

Thiền Tăng A-nậu-lâu-đà cũng là Sa-môn có đủ công phu tu luyện để dùng “Thiên nhãn” theo dõi “Tịnh quang” của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni khi đấng toàn giác thanh thoát xả báo thân, an nghỉ Niết-bàn.

Lúc còn sanh tiền, Thiền Tăng A-nậu-lâu-đà tuy là người ít nói, ít tiếp xúc với các hàng tứ chúng, nhưng ông lại là một Sa-môn dễ hòa hợp với chư huynh đệ nhất, ngay cả trong các trường hợp đang bế môn tu luyện ở những nơi thanh vắng. Đọc qua sử tích của Thánh Tăng, chúng ta không thể không chú ý đến đặc điểm này.

Trong vô lượng kiếp về trước, Ngài từng cúng dường cho một vị Bích Chi Phật, nhưng lúc cúng dường Ngài không biết vị đó là Bích Chi Phật. Nguyện lực của vị Bích Chi Phật đó là : bảy ngày mới xuống núi một lần, hóa duyên bảy nhà, nếu bảy nhà không có ai cúng dường, thì Ngài chẳng hóa duyên nữa mà trở về núi. Vốn bảy ngày vừa qua, Ngài chẳng khất thực được gì, mà lần này cũng như thế, do đó vị Bích Chi Phật lại phải ôm bát không trở về núi, vì đời sống của người dân lúc đó rất khó khăn khổ sở, đâu có thức ăn dư mà bố thí cho người xuất gia.

Ngài A Nậu Lâu Ðà lúc đó là người nông dân nghèo, mỗi ngày làm ngoài đồng rất vất vả mà ăn cơm rất đạm bạc. Buổi trưa hôm ấy, Ngài thấy vị Tỳ Kheo già chẳng khất thực được gì, bèn sinh tâm cảm động nói : “Ngài là người xuất gia tu đạo gặp lúc thất mùa đói khát, chẳng có cơm ăn, thật là đáng thương. Ngài không hiềm cơm canh đạm bạc thì con dâng cúng cho Ngài”.

Vị Bích Chi Phật nói :”Ông chịu bố thí cho tôi thật là tốt, tôi sẵn sàng nhận sự cúng dường của ông, nhưng ông lấy gì để ăn?” A Nậu Lâu Ðà nói :”Hôm nay con không ăn cũng không sao”. Do đó, vị Bích Chi Phật thọ trai xong rồi, bèn hiển thần thông hiện mười tám thứ biến hoá, nói :”Ta đã thọ sự cúng dường của ông, sau này đời đời kiếp kiếp ông sẽ chẳng còn nghèo khổ nữa”. Vị Tỳ Kheo hồi hướng cho ông rồi, Ngài A Nậu Lâu Ðà tiếp tục làm việc, chẳng bao lâu trong rẫy chạy ra một con thỏ. Con thỏ rất kỳ lạ, nhảy nhót đùa giỡn chung quanh rồi chạy lên vai Ngài A Nậu Lâu Ðà không chịu xuống.

Ngài A Nậu Lâu Ðà lấy xuống mà không cách chi gỡ xuống được, mới trở về nhà, kêu vợ của ông ta cầm con thỏ xuống. Cầm xuống thì con thỏ sống đã biến thành con thỏ bằng vàng óng ánh sáng chói, do đó ông ta bèn chặt cái chân trước để đi bán lấy tiền, nhưng cái chân bị chặt chẳng bao lâu lại mọc ra như cũ. Cho nên, từ đó về sau Ngài A Nậu Lâu Ðà không những đời này trở thành phú ông giàu có, mà cho đến chín mươi kiếp cũng đều vinh hoa phú quý. Ðó là A Nậu Lâu Ðà cúng dường cho vị Bích Chi Phật mà đắc được quả báo không nghèo.

A Nậu Lâu Ðà thích nhất là ngủ, có một lần đức Phật đang giảng Kinh thuyết pháp mà Ngài ngủ gục, bị Phật quở trách, Ngài A Nậu Lâu Ðà hổ thẹn vô cùng, mới phát tâm tinh tấn dũng mãnh không ngủ. Bảy ngày bảy đêm không ngủ, mắt bị lòa. Ðức Phật thương xót mới dạy Ngài tu Tam muội Kim Cang Chiếu Minh. Không lâu, Ngài đắc được thiên nhãn thông, thấy rõ ba ngàn đại thiên thế giới, như thấy trái Am Ma La trong lòng bàn tay. Trong số đệ tử của đức Phật Ngài A Nậu Lâu Ðà là người có thiên nhãn đệ nhất.

Do đó, cuộc đời của Thiền Tăng A-nậu-lâu-đà đáng coi là một tấm gương sáng cho hậu thế noi theo. Vì quả lành noi gương ấy cũng chẳng kém gì hạnh phúc của sự thực hành đúng lời Phật dạy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Nghiên cứu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Nghiên cứu 08:16 27/04/2024

Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963 (20-4-Quý Mão), ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.

Chuyện kể về thần chú

Nghiên cứu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Xem thêm