Tổn người là hại mình
Tôi thúc Quả Mạnh hãy đi khuyên anh rể: Đừng làm những việc mê muội thất đức, trái lương tâm như vậy nữa, vì khi ác báo ập tới thì xem như hết cứu.
Ngày nọ Khổng sư đệ pháp danh Quả Mạnh đến nhà tôi, kể rằng mấy hôm trước vợ chồng người chị gái đến nhà thăm ông.
Chị ông vừa vào nhà thì liền đến bên giường chơi đùa với đứa con gái mới sinh tám tháng của ông, con bé tỏ vẻ vui thích, bật cười sáng khoái. Nhưng lúc chị khom xuống, bé nhìn thấy anh rể Quả Mạnh (là chồng chị đang đứng phía sau) thì lộ vẻ kinh hãi khóc to. Mẹ bé (vợ Quả Mạnh) vội ôm con lên, thì bé im bặt, nhưng mắt vẫn mở to nhìn trừng trừng vào khoảng không phía sau anh rể họ. Mẹ cháu vội xoa lưng, vỗ về con để trấn an. Nhưng một tiếng sau thì bé phát sốt cao.
Quả Mạnh lại kể, anh rể ông nửa tháng trước đang chỉ đạo xây một tòa kiến trúc, thì vô ý bị té ngã suýt chút nữa là đầu bị đập vào đống gỗ tạp, xem như anh may mắn thoát hiểm trong gang tấc.
Thực ra ngay lúc Quả Mạnh kể thì tôi liền quan sát và hiểu ngay nguyên nhân khiến cháu bé khóc. Đó là do cháu nhìn thấy một cái đầu lâu và rất nhiều vong quỷ đang bu quanh người anh rể này, chúng vừa chỉ trỏ vào ông vừa căm hận trách: “Đồ ác nhân xảo biện hại người!”
Quả Mạnh nói:
- Anh rể ông là cán bộ cao cấp tại một bệnh viện lớn nọ, ông chuyên xử lý việc tranh chấp. Hễ xảy ra sự cố có người chết oan, thì ông sẽ đứng ra tranh cãi giúp cho y viện, dốc sức giúp y viện thoát tội, không bị bồi thường hoặc trả phí thật ít cho người chết.
Tôi nói:
- Bệnh nhân tuy không do anh rể ông hại chết, nhưng anh ta xử lý không công bình, toàn lợi dụng tài ăn nói của mình để biện hộ giành phần thắng về cho y viện, khiến người chết bị thiệt thòi, chịu hàm oan, thân quyến họ cũng không được bồi thường xứng đáng! Do vậy mà những vong này ôm thù nhất quyết tìm ông rửa hận.
Tôi thúc Quả Mạnh hãy mau mau đi khuyên anh rể: Đừng làm những việc mê muội thất đức, trái lương tâm như vậy nữa, vì khi ác báo ập tới thì xem như hết cứu. Hãy bảo chị và anh rể ông phải mau học Phật ăn chay, nên vì những oan quỷ đó tụng Kinh Địa Tạng, cầu siêu và hướng họ sám hối. Hằng ngày còn phải vì mỗi vị tụng một bộ kinh, ít nhất cũng phải tụng cho đến khi oan quỷ báo mộng, phát tín hiệu tốt.
Tôi nhắc lại:
- Về bảo với anh rể ông là bắt buộc phải hành đúng như tôi chỉ bày, ắt sẽ giúp anh ta kéo dài thọ mệnh và tương lai có chuyển biến tốt.
Anh rể Quả Mạnh vốn được mọi người công nhận là hiếu tử. Nếu như anh bị té và chết bất ngờ, thì mọi người chắc chắn sẽ buông lời oán trách: “Trời già bất công, người hiền không được trường thọ”.
Rõ ràng là do chẳng am tường nhân quả và không biết Phật pháp nên anh đã hành sự điên đảo, vậy có khổ hay không?
Trích Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Bảo Sám - Cư sĩ Quả Khanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật pháp trường tồn dưới nhãn quan của bậc minh quân
Tư liệu 15:27 15/11/2024Trong bài kệ “Bát Nhã” vua Lý Thái Tông đã khẳng định, để có được trí tuệ thì bản thân mỗi người phải tự thân tu luyện chứ không phải nhờ cầu viện kiến thức bên ngoài. Trong đạo Phật, để đạt tới cảnh giới giác ngộ thì cũng không có con đường nào khác ngoài chính bản thân phải tu tập.
Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng
Tư liệu 11:13 15/11/2024Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.
Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo
Tư liệu 09:46 14/11/2024Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.
Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Tư liệu 13:19 13/11/2024Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.
Xem thêm