Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/11/2013, 18:17 PM

Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức Trà. Văn hóa Trà đạo Nhật Bản được hình thành và phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII.

Theo lịch sử Trà đạo Nhật Bản, có vị cao tăng người Nhật là Thiền sư Minh Am Vinh Tây (ja. myōan eisai), sang Trung Hoa để tham vấn Thiền đạo. Khi trở về cố quốc, Ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Thiền sư Minh Am Vinh Tây (ja. myōan eisai) đã sáng tác cuốn Luận về uống trà và sức khỏe mang tên "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan đến nghệ thuật Trà đạo.
 Thiền sư Sen no Rikyū
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành Trà đạo (chado), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến Trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực này. Hiển nhiên ở đây Trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm tịnh hóa tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ, nâng cao dân trí và góp phần phát triển xây dựng đất nước : 

                                        和       敬       清      寂
                                     Hòa    Kính    Thanh  Tịch

Tinh thần của Trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hoà, kính, thanh, tịch”. Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa Trà nhân với Trà thất, sự hòa hợp giữa các Trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa Trà nhân với các dụng cụ pha trà. Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của Trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của Trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của chữ Thanh.
 Nghệ thuật uống trà "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký"
 
Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Đó là ý nghĩa của chữ Tịch. Bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị Trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo.

Hòa - Kính - Thanh - Tịch, đây là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ "ngón tay chỉ mặt trăng", dùng phương tiện để đạt chân lý. Suy rộng ra, Trà đạo là con đường, mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có "Trà vừa ngon vừa không ngon".

Đến thế kỷ thứ 8 – 14 Trà đạo được sử dụng phổ biến, bắt đầu ảnh hưởng đến tầng lớp quý tộc. Thời bấy giờ văn hóa uống trà được xem như lễ nghĩa trong giao tiếp đối với tầng lớp quý tộc, họ tổ chức những cuộc thi về văn hóa Trà đạo.

Văn hóa Trà đạo lên cao trào như thế, Thiền sư Murata Jukō (1423–1502)  đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị tồn tại trong văn hóa Trà đạo. Đến với Trà đạo bằng tinh thần của Phật giáo, Thiền sư Murata Jukō rất xem trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời và tiếp tục phát triển là như thế.

Kế nghiệp Thiền sư Murata Jukō là Thiền sư Jyoo Takeno (1504-1555). Thiền sư Jyoo Takeno quan niệm : “Dù xung quanh chúng ta chẳng có gì, không hoa, không lá, nhưng có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh cũng làm ấm lòng”.

Thế kỷ 16 để tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa Trà đạo phải nói đến Thiền sư Sen no Rikyū (1522 – 1591), Ngài đã dẫn đế một bước ngoặt quan trọng có tầm vóc ảnh hưởng đến trường phái khác, tạo nên một văn hóa Trà đạo trong giới Võ sĩ (Samurai). Thiền sư Sen no Rikyū  là Sư phụ truyền dạy Trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun – người đứng đầu giới võ sĩ) thời Azuchi.  Sau khi Oda Nobunaga vắng bóng trên trần gian thì Toyotomi Hideyoshi lên kế nhiệm (thời Momoyama) thì Thiền sư Sen no Rikyū tiếp tục truyền thụ. Sự hoạt động của Thiền sư Sen no Rikyū có tầm vóc ảnh hưởng lớn trong tầng lớp Võ dĩ và tác động mạnh ảnh hưởng đến chính trị thời đó.
 Tổ trà đạo Vinh Tây Thiền sư
 
 
 
Cùng thời với Thiền sư Sen no Rikyū còn có Thiền sư Yabunouchi Jyochi, là học trò của Thiền sư Takeno Jyoo. Đối với Trà đạo thì Thiền sư Yabunouchi Jyochi chú trọng việc thực hành nơi chính bản thân, cách sống, nơi cái tâm thanh tịnh của mỗi người. 

Còn nhiều Trà nhân tiêu biểu khác nữa. Để mang tính độc lập, mỗi Trà nhân đều pha trà theo phong cách riêng của mình. Nếu có sự khác biệt giữa các phái Trà thì chỉ khác một chút phần thực hiện động tác của nghi thức pha trà, tức khác phần hình thức, còn tinh thần Trà đạo thì chỉ có một.

Hiện thế giới nhân loại đang thời kỳ hội nhập, đa phương hợp tác. Trà đạo cũng thích nghi, dần biến đổi tư thế phù hợp mọi giới, trong mỗi phòng trà đều đan xen bàn ghế cho khách ngồi.

Khách ngồi không quen với tư ngồi của truyền thống người Nhật thì sự thay đổi nói trên để thích nghi với người phương Tây, họ có thể tham gia những buổi Trà đạo thoải mái và không làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng Trà đạo. Sự thích nghi này làm cho người phương Tây quen dần với tục uống trà theo Nhật Bản mà không cảm thấy giới hạn theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật, có thể mặc áo theo kiểu phương Tây bình thường. 

Trà đạo gồm các đạo cụ được sử dụng: 

Nghi thức Trà đạo được thực hiện, khi hành lễ cần phải có đầy đủ các yếu tố như sau : Trà Thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Một căn nhà mỏng manh, lợp mái tranh đơn sơ ẩn trong một khu vườn yên tỉnh. 

Cảnh sắc trong vườn thuần thiên nhiên. Có thể bố trí vài nét chấm phá để tạo khu vườn trở nên thơ mộng một tí tùy theo vùng miền. Trong Trà thất bày trí các đạo cụ như : Tranh, Thơ, Liễn đối, Thư pháp, Bình hoa, Lư trầm . . . 

Thiết kế một khu vườn phù hợp với việc xem hoa ngắm cảnh và thưởng thức trà. Nhưng cần thuận theo cảnh thiên nhiên, hạn chế tối đa trong việc nhân tạo, để giữ nét tự nhiên cho người tham gia Trà đạo có cảm giác không rơi vào một cảnh giả tạo. Nếu được ngồi trên thảm cỏ thì tuyệt lắm. Còn không thì ngồi chiếu cỏ, hoặc chiếu tre cũng được. 

Thưởng thức Trà trang bị những đạo cụ khi pha chế : 

Tùy theo hệ phái mà sử dụng nguyên liệu trà khác nhau. 

Trà bột (Maccha): Hái những lá trà non đem đi rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột. Vì thế trà có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi. 

Trà nguyên lá : Chỉ lấy tinh chất từ lá trà. Lá trà được phơi khô, khi pha chế trà trong bình, lấy tinh chất, bỏ xác. Thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ.

Phụ liệu : Nngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.

Nước pha trà: Thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc.

Ấm nước: Dùng nước đun sôi để pha trà, thường được làm bằng đồng để giữ nhiệt độ cao.

Lò nấu nước: Bếp lò bằng đồng thường dùng than để nấu. Nhưng ngày nay người Nhật đã thay than bằng một bếp điện để bên trong lò đồng.

Hũ đựng nước: Dùng để đựng nước lạnh khi pha trà. 

Bát trà: Bát dùng để dựng trà cho khách thưởng thức. Bát được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng. Vì thế mà trong khi làm một buổi tiệc trà, không có hai bát trà giống nhau. Các nghệ nhân khi sản xuất bát uống trà cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Mùa xuân : Bát có vẽ hoa anh đào tươi thắm như mùa xuân.

Mùa hạ : Mùa nóng nên bát trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn bát trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng.

Mùa thu : Bát có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi.

Mùa đông : Mùa lạnh nên bát có độ dày và cao hơn các bát mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh.

Kensui: Chậu đựng nước rửa chén khi pha trà, được làm bằng men và to hơn chén trà một chút.

 
 
 Trà đạo Võ sĩ Oda Nobunaga
Hũ, lọ đựng trà: Hủ, lọ dùng để đựng trà bột, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẩm mỹ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, tre, trúc...

Khăn fukusa: khăn lau hủ, lọ trà và muỗng trà khi pha trà.

Khăn chakin: khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng.

Khăn kobukusa: khăn dùng để kê chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, sau đó đặt chén trà lên để giảm bớt độ nóng từ chén trà xuống tay, sau đó mang chén trà cho khách.

Thìa múc trà: Chiếc Thìa bằng tre, dài, một đầu uốn cong để múc trà.

Gáo múc nước: Chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước, hủ đựng nước ra chén trà.

Cây đánh trà: Dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước nhỏ khoảng 1mm.

Bình trà: Để pha trà lá.

Tách trà nhỏ: Để thưởng thức loại trà lá.

Bánh ngọt: Dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà đặc sắc của trà.

Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện học tập, Trà đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà đạo giúp phục hồi đức Độc lập tự chủ, niềm tự tin, xây dựng cuộc sống hoà bình, an lạc hạnh phúc. 

Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người vui khỏe và tươi trẻ hơn. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà. Việc sử dụng hằng ngày loại đồ uống này có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật.

Do chứa các chất chống ôxy hóa nên trà giúp làm chậm đi sự già cỗi của tế bào. Chất Gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các Flavonoide (Flavonoids là một nhóm sắc tố thực vật có vai trò rất lớn trong việc tạo ra màu sắc của nhiều loại hoa quả. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy Flavonoids có lẽ rất hữu ích trong việc điều trị và ngăn ngừa nhiều tình trạng bệnh lý của cơ thể. Ngày nay chúng ta cũng biết rằng nhiều loại thực phẩm, nước trái cây, thảo mộc và mật o¬ng có những tác động dược lý do chúng có liên quan trực tiếp đến thành phần Flavonoids. 
 
 Thiền sư Murata Jukō
Hơn 4000 hợp chất Flavonoids đã được phân lập và phân loại dựa vào cấu trúc hóa học. Có 4 nhóm chính: PCO, Quercetin, Bioflavonoid cam quít và rượu đa chức ở trà xanh.) hạn chế sự lắng đọng Cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong, do các vấn đề tim mạch. 

Trà cũng có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Thứ đồ uống này cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Parkinson (Bệnh Parkinson là tình trạng hệ thống thần kinh bị trục trặc theo tuổi tác gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ thể . . . ) và hạn chế sự loãng xương ở người già.

Trà cũng được biết đến như một loại thuốc giải độc công hiệu. Trong Đông y, nó được dùng trong một số trường hợp nhiễm độc kiềm và thảo dược. Những người làm việc với tia phóng xạ vẫn xem thói quen uống trà hằng ngày là giải pháp tự bảo vệ mình trước các tia bức xạ độc hại. Các nhà khoa học cho biết, hoạt chất axit tanic trong trà còn có tác dụng thu giữ, làm lắng đọng các gốc kim loại tự do, có thể dùng cho những người bị nhiễm độc kim loại nặng, kể cả thủy ngân. Tình trạng nhiễm độc CO2 ở các lò than hay ngộ độc rượu cũng có thể giảm bớt nhờ uống trà đậm  đặc. Ngoài ra, chất tanin trong thứ đồ uống này còn có tác dụng làm se niêm mạc ruột, rất hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy cấp.

Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc trà tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét, viêm tấy hay các vết nứt da do lạnh để giúp vết thương mau lành. Còn để chữa bầm dập do chấn thương, có thể trộn búp chè tươi với dấm để đắp.

Thích Vân Phong 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm