Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/07/2014, 10:56 AM

Trà và trà đạo trong văn hóa tinh thần người Hàn Quốc

Người Hàn đã biết thưởng thức văn hóa Trà đạo, uống trà từ thời tam quốc trên bán đảo Hàn Quốc gồm Goryeo (Cao Ly) miền Bắc, Baekje (Bách Tế) ở miền Tây Nam và Silla (Tân La) ở miền Đông Nam.

Phương danh “Trà” là từ dùng để chỉ loại thức uống được pha nước đun sôi, từ búp và lá cây chè đã được sao và chế biến. Nhưng người Hàn Quốc dùng từ “Trà”, theo phát âm là "Cha" để chỉ các loại nước uống nói chung. Ví dụ như người Hàn Quốc hay bảo nhau  "Chúng ta cùng uống Trà nhé!" có nghĩa là “chúng ta uống nước nhé !”. 

Trong các loại trà thì trà mạn là thức uống cần có thời gian nhàn rỗi. Để có chung trà ngon, đầy đủ hương vị người ta dùng nước suối, hay nước sạch thiên nhiên từ sông ngòi được lóng trong, hoặc nước sương đọng trên lá sen, đun sôi, chờ khi nước giảm nhiệt lượng đi một chút rồi mới pha trà. Sau đó, phải chờ cho trà ngấm thì mới rót ra uống. 
 
Đa số cho rằng uống trà mạn là lãng phí thời gian, là không phù hợp với nhịp sống tất bật hối hả của thời hiện đại. Đó là vì họ không biết giá trị trong lúc chờ uống trà, thì cuộc trò chuyện giữa chủ nhà và khách đến chơi sẽ diễn ra một cách thoải mái tự nhiên. Còn nếu uống trà một mình thì đây sẽ là khoảnh khắc riêng tư giúp người ta tận hưởng được hương vị thơm ngon tinh tế của chén trà và là phút giây thư giản tuyệt vời. Làn nước trà xanh óng ánh trong chiếc chén sành trinh trắng trong ngần được coi là "Phong lưu" là "Đạo" trong quan niệm của người Hàn Quốc xưa. 

Người Hàn đã biết thưởng thức văn hóa trà đạo, uống trà từ thời tam quốc trên bán đảo Hàn Quốc gồm Goryeo (Cao Ly) miền Bắc, Baekje (Bách Tế) ở miền Tây Nam và Silla (Tân La) ở miền Đông Nam.

Ý nghĩa dâng trà trong nghi lễ Phật giáo hết sức đặc biệt. Khắp chốn Thiền môn, chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh dâng trà được khắc hoặc vẽ trên các chuông lớn hoặc tranh Phật giáo. 

Vị Tiền bối có công đưa đưa "trà" thành "đạo" ở Hàn Quốc trong thời hậu Joseon (Triều Tiên) là Thiền sư Thảo Y (1786~1866), được nhân dân sùng kính tôn vinh Thánh Trà Thảo Y Thiền Sư. Ngài dựng một Thảo Am nhỏ, mái lợp rơm, tường vách đất mang tên Nhất Chi Am. Thảo am được dựng trong khuôn viên Đại Hưng cổ tự, huyện Hải Nam (Haenam-gun), tỉnh Toàn La Nam Đạo (Jeollanam-do), nơi Thảo am thanh vắng, Ngài chuyên canh trồng chè và tỉnh tâm tu hành
 Thiền sư Thảo Y
 Nhất Chi am
Ngài truyền tụng rằng : “Việc cuốc đất trồng Trà và thưởng thức Trà Đạo so với sự tu hành chẳng khác. . .” Những áng thơ in đậm nét tình Đời ý Đạo trong tuyển tập thơ Đông Trà Tụng của mình, Ngài đã giới thiệu với độc giả cách chế biến, phân loại trà, cách uống và thưởng thức trà, sự ưu việt của hương, vị, phong cách và dược lý của trà Hàn Quốc hơn hẳn so với trà Trung Quốc:

“Tiếng nước sôi trong veo sao tĩnh lặng
Hương trà thơm mát dịu thấu tới xương
Tâm hồn vu vơ bừng tỉnh giấc
Mây trắng trăng thanh hai vị khách hững hờ
Liệu có bằng nơi đây của người tu niệm!”

Qua vài dòng tâm sự mộc mạc, thấu tình đạt lý, Ngài đã thể hiện phần nào được niềm an lạc hạnh phúc của một người thư giãn với chén Trà thơm ngon tinh khiết trong đêm khuya thanh vắng. Sống ở đời mỗi người chúng ta nên tự thưởng cho mình những khoảnh khắc êm đềm thơ mộng này.
 Tập sách Đông Trà Tụng
Nhà thư họa nổi tiếng trong thời Triều Tiên (Joseon) có tên là Kim Jeong-hee (Kim Chính Hỷ) (1786-1856) hiệu Chusa (Thu Sử) thường thư từ giao lưu đối ẩm Trà đạo ấm tình đạo hữu với Thảo Y Thiền Sư. Một bức thư gởi Thiền sư Thảo Y về việc cho uống Trà đã viết :

“Ta không nhớ Thiền sư,
Cũng không mong thư của Người.
Nhưng vì nhớ vị Trà lưu tình không hôm nọ
Rồi ta sẽ đến để uống Trà.
Thư từ có chi mà viết
Chỉ là món nợ hai năm xin được trả một lần
Xin người nhớ cho đừng chậm chễ
Ta cũng mặc tình qua lại chữ lễ nghi”.
 Nhà thư họa nổi tiếng Kim Jeong-hee
Sau khi nhận được bức thư này, Thảo Y Thiền Sư đã gửi trà kèm theo thư cho Kim Jeong-hee. Thư đáp rằng :

“Say hương Trà mắt như bừng sáng
Có hay không thư người gửi ta cũng chẳng màng!”

Nhị vị danh nhân nghệ sĩ tài ba trọng nghĩa tình đạo hữu là vậy mà thư từ qua lại cho nhau sao thật chất phác, mộc mạc và gần gủi đời thường đến vậy? Dù nhịp sống ngày nay có bận bịu đến đâu thì chúng ta cũng nên giành cho nhau một khoảnh khắc thư giãn, bên nhau cùng uống chén Trà nóng để trút bầu tâm sự và thanh thản hồn nhiên để nhìn thế sự thăng trầm biển dâu thay đổi theo tháng ngày. 

Là một Thiền sư Phật giáo của thời đại Triều Tiên (Choseon), Ngài cũng là một bậc thầy về pha trà, và gần đây đã được công nhận như là bậc Thánh khai sáng Trà đạo Hàn Quốc, người đưa nghệ thuật pha Trà, tiếp hơi thở cuộc sống mới tại Hàn Quốc. Vào năm 1997, Thiền sư Thảo Y đã được chọn là danh nhân văn hóa trà đạo. 

Từ văn hóa Trà đạo Hàn Quốc, hương vị của Trà đạo lan tỏa khắp chốn nhân gian, đã đem lại nguồn cảm hứng cho các danh nghệ sĩ đã ngẫu hứng sáng tác những nhạc phẩm để lại cho hậu thế:

* Nhạc phẩm Cheongseonggok (Thanh thanh khúc) / Lee Du-won (sáo trúc ngắn Danso)
* Nhạc phẩm Dongdasong (Đông Trà Tụng) / Park Il-hun (sáng tác), Kim Byeong-oh (hát), Kim Jeong-su (sáo trúc ngang lớn Daegeum), Lee Ji-yeong (đàn tranh 12 dây Gayageum)
* Nhạc phẩm “Barami Jeonhaneun Mal” (Lời gió đưa) / Kwon Jeong-gu (sáng tác), Han Chung-eun (sáo trúc ngang nhỏ Sogeum), Noh Eun-ha (đàn nhị Haegeum), Kwon Jeong-gu (ghi-ta)

Thích Vân Phong
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm