Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/07/2019, 07:56 AM

Ý nghĩa của trầm hương trong Phật giáo

Trầm hương mang những ý nghĩa và nguồn năng lượng tương đồng với đạo lý Phật giáo. Trầm hương trong Phật giáo có giá trị sâu sắc không gì sánh bằng. Bởi vậy, hình ảnh trầm hương cũng được gắn chặt vào văn hóa Phật giáo bao nhiêu đời nay.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Trầm hương được biết đến là một trong những sản phẩm gắn liền với văn hóa và tâm linh của người Á Đông. Trong Phật giáo, trầm hương đã đi vào kinh kệ. Ảnh: Internet

Trầm hương được biết đến là một trong những sản phẩm gắn liền với văn hóa và tâm linh của người Á Đông. Trong Phật giáo, trầm hương đã đi vào kinh kệ. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Trầm hương được biết đến là một trong những sản phẩm gắn liền với văn hóa và tâm linh của người Á Đông. Trong Phật giáo, trầm hương đã đi vào kinh kệ. Theo kinh Pháp Hoa (Phẩm thứ 19 – Pháp sư công đức), thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ được tám trăm công đức nơi Mắt, một nghìn hai trăm công đức nơi Tai, tám trăm công đức nơi Mũi, một nghìn hai trăm công đức nơi Lưỡi, tám trăm công đức nơi thân một nghìn hai trăm công đức nơi Ý. Dùng những công đức này trang nghiêm sáu căn đều được thanh tịnh đó. Ngửi khắp cõi tam thiên đại thiên, thưởng được các mùi hương trên cõi Trời, đặc biệt là mùi Trầm hương.

Từ xa xưa, Trầm hương (dạng miếng hay bột) đã được dùng để xông đốt khi thiền định, tụng kinh và những trong những nghi lễ khác. Phật tử ở khắp nơi trên thế giới còn sử dụng các chuỗi Trầm 108 hạt khi tụng kinh niệm Phật. Được sưởi ấm bởi nhiệt độ cơ thể và những lần ma sát khi Phật tử lần chuỗi, hạt Trầm tỏa ra mùi hương thanh tao giúp con người tịnh tâm, thư thái không không gian đậm chất Thiền định. 

Trầm hương và kỳ nam hương, loại hương tôn quý nhất khi cúng Phật Trong các loại hương dâng Phật thì hương trầm được suy tôn như mùi “hương của Niết-bàn”, đặc biệt là loại hương kỳ nam. Khái niệm Niết-bàn là một danh từ khó có thể giải thích toàn vẹn bằng lời, nhưng hết thảy người xuất gia hoặc phật tử đều hiểu, Niết-bàn là mục tiêu chính yếu của Phật giáo và cũng là mục tiêu cuối cùng của người tu Phật. Chính vì lẽ ấy, khi nói hương trầm là mùi “hương của Niết-bàn” đã cho thấy đây quả là một mùi hương vô cùng tôn quý.

Trầm hương là vật phẩm tâm linh không thể thiếu của Phật giáo, và việc dâng hương mang ý nghĩa và hình tượng rất quan trọng, đặc biệt là loại hương trầm (vốn được xem là tuyệt đỉnh của dòng hương tâm linh). Ảnh: Internet

Trầm hương là vật phẩm tâm linh không thể thiếu của Phật giáo, và việc dâng hương mang ý nghĩa và hình tượng rất quan trọng, đặc biệt là loại hương trầm (vốn được xem là tuyệt đỉnh của dòng hương tâm linh). Ảnh: Internet

Bài liên quan

Thực vậy, trong bộ kinh Minlindapanha – Di Lan Đà vấn đạo, hay Na-tiên tỷ khâu kinh (xuất hiện khoảng 100 năm sau khi đức Phật nhập Niết Bàn và được Phật giáo Miến Điện xếp vào hàng Thánh điển và Phật giáo Srilanka xếp chung với năm bộ Nikàya để tôn thờ) nói về những câu hỏi – đáp giữa vua Milinda (Di Lan Đà) và tỳ kheo Nàgasena (Na-tiên), ở phần đề cập đến Niết Bàn, ngài Na-tiên đã khéo léo vận dụng sự so sánh để mô tả về Niết Bàn, trong đó có sự so sánh về trầm hương như dưới đây:

Trầm hương có 03 đặc điểm là: Thật khó mà tìm được; Mùi thơm tuyệt đối; Tất cả ai ai cũng ưa chuộng và ca tụng.

Cũng như Niết Bàn có 03 đặc điểm là: Thật khó mà tìm thấy và khó mà gặp được; Mùi thơm của Tam học (Giới – Định – Huệ) là mùi thơm tuyệt đối; Là nơi của các bậc Thánh nhân an nghỉ.

Bởi thế, khi dùng trầm hương để dâng lên Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) chính là cách mà người Phật tử thể hiện lòng tôn kính hết mực.

Một số điều thú vị về kỳ trầm và lợi ích của việc sử dụng/dâng cúng trầm: 

- Phật giáo Tây Tạng sử dụng trầm hương để tăng cường sự tập trung, yên tĩnh sâu và thanh lọc tinh thần, làm cho giác quan trở nên nhạy bén và giúp khai mở hiểu biết, luân xa.

- Văn bản tôn giáo được viết trên vỏ cây của Srimanta Sankardev (nhà thông thái và tôn giáo quan trọng của Ấn Độ vào thế kỷ 15 – 16) đã khẳng định trầm hương là một trong những mùi hương (góp phần) đáp ứng (hiện thực hóa) mong muốn của con người khi đảnh lễ và cầu nguyện.

- Kỳ nam thuộc diện “siêu đắt” do giá trị tâm linh và mùi hương tôn quý. Thông thường, kỳ nam chỉ được dùng trong các nghi lễ quan trọng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng trầm hương còn giúp người học Phật luôn cố gắng tu tập theo Giới – Định – Huệ, mà đây lại là pháp môn thực hành tối quan trọng, như lời dặn của Cố lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh: “Người học Phật muốn thoát khởi Ta-bà thì cần tu Giới, Định, Huệ”.

Trầm hương mang những ý nghĩa và nguồn năng lượng tương đồng với đạo lý Phật giáo. Trầm hương trong Phật giáo có giá trị sâu sắc không gì sánh bằng. Bởi vậy, hình ảnh trầm hương cũng được gắn chặt vào văn hóa Phật giáo bao nhiêu đời nay. Ảnh: Internet

Trầm hương mang những ý nghĩa và nguồn năng lượng tương đồng với đạo lý Phật giáo. Trầm hương trong Phật giáo có giá trị sâu sắc không gì sánh bằng. Bởi vậy, hình ảnh trầm hương cũng được gắn chặt vào văn hóa Phật giáo bao nhiêu đời nay. Ảnh: Internet

Tích xưa cũng thuật lại rằng, cách đây vài ngàn năm ở Ấn Độ có một vị thánh tên là Vipasyi. Khi còn tại thế ông đã ngộ Niết-bàn và phát ra năng lực êm dịu, trí huệ rực sáng, vì vậy mà có nhiều người tìm gặp ông và mong được cúng dường cho ông mỗi ngày. Trong số này có cả đức vua và một thương nhân giàu có tên là Njemay.

Do tức giận trước việc Njemay mời được Ngài Vipasyi trước, nên nhà vua đã hạ lệnh cấm buôn bán gỗ để gia đình Njemay không thể đun nấu và dâng cúng những bữa ăn mỗi ngày cho Vipasyi. Thế nhưng nhờ sự hữu duyên, Njemay đã tìm ra một phương án thay thế, đó là việc đốt từng thỏi trầm lớn để nấu những bữa ăn tuyệt vời dành cho Vipasyi.

Bài liên quan

Ngày qua ngày, mùi hương của trầm lan tỏa khắp thành phố, kể cả thành phố bên cạnh, khiến cho chính thành phố ấy sau này trở thành một thành phố hành hương. Riêng bản thân Njemay, nhờ công đức trên mà được tái sinh vào cõi trời mang tên là A-la-hán Anga, tức “đạo sư đốt trầm”.

Trầm hương mang những ý nghĩa và nguồn năng lượng tương đồng với đạo lý Phật giáo. Trầm hương trong Phật giáo có giá trị sâu sắc không gì sánh bằng. Bởi vậy, hình ảnh trầm hương cũng được gắn chặt vào văn hóa Phật giáo bao nhiêu đời nay.

Những chư tăng, Phật tử đeo những chiếc vòng tay trầm hương, trên tay lần những chuỗi hạt trầm hương đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc. Người ta đeo Trầm hương để mùi thơm trầm hương phảng phất. Để năng lượng Hạnh phúc từ trầm hương giúp tâm trạng thư thái, an nhiên, sáng suốt.

Quen thuộc hơn nữa là việc đốt trầm hương trong Văn hóa Phật giáo. Người ta đốt trầm hương để khai mở luân xa, để nhập thiền, và để cảm nhận thấy “Niết Bàn”.

Để lựa chọn cho mình những nén hương trầm sạch, những chiếc vòng trầm tự nhiên mời quý Phật tử cùng tham khảo những sản phẩm trầm hương an toàn tại Shop Ưu Đàm. Ngoài trầm, Shop Ưu Đàm còn có nhiều sản phẩm khác đa dạng để Phật tử lựa chọn...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm