Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/04/2020, 08:30 AM

Trầm hương và phân loại trầm hương

Ngày nay trầm hương xuất hiện rộng rãi trong văn hóa đại chúng. Mỗi khi nghe nhắc về trầm hương, ngay lập tức chúng ta sẽ nghĩ đến một thứ sản vật đắt tiền mà không phải ai cũng có thể mua được. Trầm hương còn được biết đến với những ứng dụng nhang trầm hương trong văn hóa thờ cúng.

 > Vì sao trầm hương có giá đắt hơn vàng?

Thế nhưng, ngoài những người chơi trầm, chắc có lẽ không phải ai cũng biết trầm hương có bao nhiêu loại? Vậy bây giờ chúng ta hãy bước chân vào thế giới trầm hương bao la. Cùng tìm hiểu phân loại trầm hương nhé. 

Quá trình hình thành trầm hương

“Thọ thiên địa chi khí” - trích y sử lưu truyền từ đời nhà Nguyễn khi nhắc về một tính chất của trầm hương. Tích tụ linh khí của trời đất. Sở dĩ nói được như thế chính là vì sự hình thành trầm hương là một quá trình kéo dài hàng chục hàng trăm năm. Trầm hương vốn được sinh ra từ những vết thương, vết tích của thời gian trên thân cây Dó Bầu. Hơn 1500 cây Dó, mới tìm được 1 cây có trầm. Bởi vậy, trầm hương hiếm có là vì lý do này. 

Trầm hương thường có số năm tích trầm rất cao 8-10 năm, 40 năm và cũng có khi là trăm năm.

Trầm hương thường có số năm tích trầm rất cao 8-10 năm, 40 năm và cũng có khi là trăm năm.

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây dó có thể bị mối mọt, côn trùng sâu hại ăn thân. Mưa to gió lớn hay những tác động của tự nhiên tạo ra những vết thương trên thân cây. Sau khi nơi đó đã đọng nước mưa, cây Dó tiết ra một chất nhựa bao phủ lại vết thương. Theo thời gian, chất nhựa dần đặc lại, mang mùi hương thu hút một loài kiến đặc biệt, kiến cao cẳng. Loài kiến này rất khó tìm, nó mang trong người loại nấm có phân tử trầm hương đến ăn nhựa cây. Rồi vô tình cấy vào trong lớp nhựa ấy khuẩn tạo trầm. Trải qua hàng chục năm, dưới linh khí trời đất, chuyển hóa tế bào gỗ dần thành màu nâu sáng, xám, chàm với nhiều kết cấu dẻo, cứng khác nhau. Cùng những vân dầu rất riêng trên phần gỗ trầm. Trầm càng lâu càng trở nên có giá trị, mùi hương lại bội phần nồng nàn, đa dạng hơn. Trầm hương ngoài tự nhiên có độ tinh dầu dao động từ 25 - 80%, trong đó loại cao cấp nhất có dầu nồng độ 60-80%. 

Các loại trầm hương hiện nay 

Trầm tốc:

Đúng như cái tên gọi trầm tốc làm chúng ta liên tưởng đến những đường vân chạy dọc. Trầm tốc có mức tinh dầu ít, các vân dầu thường xen kẽ với các vân gỗ. Chủ yếu nằm ở thân cây dó và không có lỗ. Tuy đây là loại trầm hương có giá trị thấp nhất trên thị trường nhưng trầm tốc lại rất được ưa chuộng. Do có phẩm chất tốt giá thành hợp lý. Giữ được tính chất trầm hương tự nhiên mùi hương tinh tế, ngọt nồng nàn hơn hẳn những loại trầm hương nhân tạo khác. 

Sản phẩm nhang trầm hương Thiên Mộc Hương.

Sản phẩm nhang trầm hương Thiên Mộc Hương.

Trầm tốc hiện nay được chia thành 4 loại lớn: 

Tốc đỉa: là loại trầm tốc có mức độ nhiễm dầu cao. Kích thước từng đường vân dầu to khoảng ngón tay hoặc như đầu đũa con có hình dạng như con đỉa. 

Tốc dây: mức độ nhiễm dầu trung bình, vân dầu tròn dài như sợi dây xen kẽ, tạo vòng quanh các vân gỗ. 

Tốc hương: tuy mức độ nhiễm dầu mỏng hơn, nhưng mùi hương lại nổi trội. 

Tốc pi: là dạng tốc mỏng nhất, bao quanh các thớ gỗ, có dạng hình ống tròn. 

Trầm hương:

Đây là loại trầm hương được mọi người biết đến nhiều nhất và phổ biến trên thị trường. Với mức độ nhiễm dầu cao hơn rất nhiều so với trầm tốc. Trầm hương thường có số năm tích trầm rất cao 8-10 năm, 40 năm và cũng có khi là trăm năm. Phần trầm hương nằm chủ yếu ở lõi cây dó chứ không phải xen kẽ bên ngoài thân như tốc. 

Trầm hương vốn được mệnh danh là vua của các mùi hương.

Trầm hương vốn được mệnh danh là vua của các mùi hương.

Điểm tạo nên giá trị của trầm hương chính là mùi hương và giá trị ứng dụng của nó. Theo Đông Y, trầm hương có khả năng bổ thận tráng dương, giáng khí trừ đàm. Chữa bệnh tiêu hóa, tim mạch,...

Trầm hương vốn được mệnh danh là vua của các mùi hương. Hương trầm bao hàm 5 mùi vị ngọt mặn đắng chua cay. Mỗi đợt xông hương là mỗi đợt hỗn hợp mùi hương khác nhau, đặc trưng. 

Ngày nay trầm hương được phân thành 6 loại chính:

+ Trầm hương loại 1: sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm hương.

+ Trầm hương loại 2: sắc xanh đầu vịt.

+ Trầm hương loại 3: sắc sáp xanh.

+ Trầm hương loại 4: sắc sáp vàng.

+ Trầm hương loại 5: sắc vằn lông hổ.

+ Trầm hương loại 6: sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm hương.

Kỳ nam:

Kỳ nam được mệnh danh là đệ nhất trầm hương, có phẩm cấp cao nhất. Với lượng tinh dầu nồng độ rất cao từ 60-80%. Các phân tử gỗ trên thân kỳ nam dường như đã bị biến tính, nhiễm dầu hoàn toàn. Sử dụng kỳ nam đốt lên, mùi hương của kỳ nồng nàn hơn bao giờ hết đủ tất cả ngũ vị trên trần thế. Phát hương theo từng đợt, mùi hương biến đổi khác nhau khi thì ngạt ngào mùi dạ hương, thanh thản hương sen khi thì ngọt ngào như mùi hương vani, kẹo ngọt. Khói kỳ nam bay ra chầm chậm, nhẹ nhàng, có màu xanh, bay thẳng lên không trung.

Kỳ nam được mệnh danh là đệ nhất trầm hương, có phẩm cấp cao nhất.

Kỳ nam được mệnh danh là đệ nhất trầm hương, có phẩm cấp cao nhất.

Người xưa từng có câu để mệnh danh, cấp phẩm cho từng loại kỳ nam: nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc. Theo họ nhà nguyễn mỗi lần cho người đi săn kỳ nam, cứ căn cứ theo lời truyền sắc sáp trắng là tốt nhất, sắc xanh đầu vịt là thứ hai, sắc sáp xanh là kém nữa, sắc sáp vàng lại càng kém, sắc như vằn hổ thì kém nhất. Theo đó, người đời sau cũng dựa vào các sắc thái, sự quý hiếm của kỳ, phân chia và định giá kỳ nam.

Thế giới trầm thiên biến vạn hóa với rất nhiều cách đánh giá, nhìn nhận phân loại, đánh giá khác nhau cho từng loại trầm. Tuy nhiên, trầm hương sẽ thường theo kinh nghiệm dân gian truyền lại từ hoàng gia nhà Nguyễn để phân loại trầm hương. Trên đây là bài viết về ba loại trầm hương hiện có trên thị trường. Hi vọng chúng mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về trầm hương nhé. 

>Xem thêm video: Thiền và trà:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm