Tranh thủ làm điều thiện nhất có thể
Ngoài những giờ miệt mài làm việc để có cơm áo gạo tiền, Thầy mong quý vị hãy tranh thủ đọc Kinh, nghe Pháp, hành thiền, Niệm Phật...Để chúng ta làm tư lương cho hành trình tiếp theo của chính mình. Mà lợi ích trước mắt là khi gặp chuyện, ta áp dụng đúng Pháp của Phật dạy mà hành xử.
Tuổi thọ trung bình của chúng ta hiện nay khoảng 75 tuổi, vì chúng ta đang sống trong thời kỳ kiếp giảm. Và cứ 100 năm, tuổi thọ chúng sanh sẽ giảm đi 01 tuổi, đến 1000 năm thì tuổi thọ giảm đi 10 tuổi,… Giảm đến khi nào tuổi thọ chúng sanh còn lại 10 tuổi thì không giảm nữa. Khi tuổi thọ còn 10 tuổi, chúng sanh ở thời kỳ phải chịu 03 kiếp nạn lớn phải bị chết chóc vô số:
Thứ nhất là bị nạn đói làm chết rất nhiều.
Thứ hai, con người lúc này rất hiếu chiến, hiếu sát, thích hơn thua, đâm chém nhau, nên số lượng chúng sanh bị giết chết cũng rất nhiều.
Và thứ ba, một nạn nữa là dịch bệnh nguy hiểm làm chết rất nhiều.
Ở thời kỳ tuổi thọ 10 tuổi này, nếu con người biết cảnh tỉnh, biết sống đạo đức lại, biết ơn, biết báo hiếu thì tuổi thọ tăng dần. Cho nên kiếp của con người chúng ta, tuổi thọ không có cố định, thấp nhất là 10 tuổi, nhiều nhất là a tăng kỳ tuổi. Chúng ta đang ở thời kỳ tuổi thọ trung bình 75 năm, thấy vậy chứ nó rất nhanh là hết 75 năm.
Tuổi thọ của Chư Thiên mà gần mình nhất đây. Một ngày một đêm ở trên cõi Tứ Đại Thiên Vương là bằng 50 năm ở cõi mình. Trên cõi Chư Thiên Đao Lợi, một ngày một đêm bằng ở cõi mình 100 năm… Quý vị thấy vậy là biết một đời mình 75 năm không bằng thời gian 01 ngày đêm của Chư Thiên Đao Lợi nữa. Thời gian sống của chúng ta rất là ngắn.
Còn tuổi thọ ở cõi Tứ Đại Thiên Vương là 9 triệu năm; trên cung trời Đao Lợi là 36 triệu năm; trên cung trời Dạ Ma là 144 triệu năm; trên cung trời Đâu Suất là 576 triệu năm; trên cung trời Hóa Lạc là hơn 2 tỷ năm; trên cung trời Tha Hóa Tự Tại là hơn 9 tỷ năm cõi Người của mình.
Vậy thì, 75 cuộc đời của mình nó có quá là ngắn ngủi. Nhất là mấy cô khi mà tóc đã muối nhiều hơn tiêu rồi, mấy cô hãy nghiệm lại xem. Tết rồi mình còn nấu nồi bánh tét, nhưng không biết được tết sắp tới này mình còn có thể nấu nữa được không? Hay còn mấy nồi bánh tét nữa thôi… Cho nên, quý vị hãy quán xét rằng, cuộc sống của mình rất là mong manh, vô thướng lắm! Nên hãy nguyện nhớ như thế này nhé:
“Vì mình gặp nhau chẳng bao lâu,
Và mình gặp Phật Pháp cũng chẳng còn bao lâu nữa”
Mình phải tranh thủ làm thật nhiều thiện nghiệp, vì mình không thể biết trước ác nghiệp của mình từ vô thỉ đến nay nó sẽ trổ vào lúc nào. Có những ác nghiệp trổ vô cùng bất ngờ. Mình mới thấy người đó tươi rói, khỏe mới đây thôi, mà vài hôm gặp lại thấy người đó bị bệnh, “chán cơm, thèm đất, thích nghe kèn” rồi. Hoặc người đó giờ chỉ còn cái hình trên bàn thờ thôi. Không nói đâu xa, cách đây 03 năm Thầy được một vị Trụ trì một ngôi chùa nọ mời về giảng, mà lúc đó Thầy Trụ Trì còn rất trẻ, khoảng 36 tuổi. Mà sáng hôm nay, Thầy có ghé thăm ngôi chùa kia, mà Sư Trụ Trì đã đổi người khác. Thầy mới hỏi vị Trụ Trì trước giờ ở đâu rồi? Quý Thầy mới chỉ lên bàn thờ. Thầy giật mình vì thấy hình của Sư Trụ Trì đó đang được thờ như vậy. Quý Thầy bảo rằng Thầy Trụ Trì trẻ đó bị bệnh phổi cấp, chỉ 03 ngày thôi là từ giã cõi đời này. Thường đi nhanh như vậy là do nghiệp trổ.
Chúng ta còn phàm phu, còn luân hồi là còn hồi hộp, không biết vô thường đến với ta lúc nào, không biết nghiệp ác trổ với ta khi nào:
“Đêm nay giầy dép bỏ trên đất,
Biết lại sáng này có mang vô?”
Có những vị sau giấc ngủ là ngàn thu vĩnh biệt, không tỉnh lại nữa. Tưởng tượng rằng cuộc đời mình như tấm bia để người ta bắn, không biết bị bắn vào lúc nào.
Đem điều thiện soi vào thế gian
Quý vị biết thời kỳ nào là đẹp nhất ở thế gian mình không? Đó là thời gian 80 năm, khi mà Đức Phật còn hiện diện ở đời. Rồi sau đó, vẫn còn những bậc Thánh. Và đến hôm nay, tuy mình không còn duyên để gặp Phật, nhưng mình còn duyên để gặp Pháp, vẫn còn gặp được Chư Tăng để được hóa độ, để mình nương theo tu học. Chúng ta phải thật sự tranh thủ tận dụng khoảng thời gian quý báu còn lại này. Ngài Đường Huyền Trang có làm câu thơ thế này:
“Phật tại thế thời ngã trầm luân,
Kim đắc nhân thân Phật diệt độ,
Áo não tự thân đa nghiệp chướng,
Bất kiến Như Lai kim sắc thân”.
Tức là, khi Phật đang ở đời thì con mãi còn đang chìm đắm, nhưng khi con ra đời thì Phật đã nhập Niết Bàn rồi. Buồn cho thân phận của con nhiều nghiệp chướng. Tuy hôm nay mình không còn gặp Phật nữa, nhưng mình vẫn còn Pháp. Một lần nữa, bằng tất cả tâm từ của Thầy, cũng như là sự chân thành của Thầy, hy vọng quý vị có một chút gì cảm động, quý vị trân trọng tận dụng những tháng ngày còn lại sử dụng vào tu tập, làm những thiện nghiệp. Không lãng phí giờ phút nào vào những cuộc vui, những cuộc nói chuyện vô ích. Khi những giấc ngủ đã đủ rồi thì ngồi dậy để Tụng Kinh, Hành Thiền, Niệm Phật, Nghe Pháp,…đại ý là những thiện nghiệp, tranh thủ thực hành càng nhiều càng tốt.
(Trích Pháp thoại: “Mình gặp nhau chẳng bao lâu” – Thầy Thiện Tuệ)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm