Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/12/2022, 22:05 PM

Tri ân những "món quà pháp" thật quý báu của thầy HT. Viên Minh

Được biết đến Sư Ông quả thật là duyên lành to lớn cho hàng hậu học chúng con hiểu rõ lời dạy của Đức Phật và hướng tới giác ngộ-giải thoát.

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Con xin cảm tạ Sư Ông vì đã đem đến những "món quà pháp" thật quý báu cho hàng hậu học chúng con, nhất là hai cuốn sách "Thực Tại Hiện Tiền" và "Sống Trong Thực Tại". Những lời dạy của Sư Ông trong hai cuốn này thật vi diệu, uyên thâm cả trên phương diện lý thuyết Phật Học lẫn ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Có một điều hy hữu mà con phát hiện ra, đó là nếu đọc thật kỹ hai cuốn sách này thì sẽ thấy Sư Ông đã trả lời chính xác nhiều câu hỏi, thắc mắc mà chúng con đã nêu ra ở dưới đây. Lần trước con có lẫn lộn giữa "bản năng tự nhiên" với "bản năng thủ đắc", không ngờ rằng Sư Ông đã phân biệt rất rõ điều này trong sách "Thực Tại Hiện Tiền":

"Còn loại ý muốn thứ hai là ý muốn tự nhiên thụ động do điều kiện phát sinh một cách tất yếu, như đói muốn ăn, mệt muốn nghỉ, ngồi mỏi muốn đi, đi mỏi muốn đứng... Nếu loại ý muốn này được thực hiện đúng mức thì nó chính là "bản năng" của sự sống, rất cần thiết. Nhƣng thiếu cảnh giác nó sẽ trở thành loại thú vật, và nếu đẩy nó đi quá xa, nó trở thành loại thứ nhất, lọt vào quỹ đạo vô minh ái dục."

Ở một trường hợp khác, gần đây có một bạn băn khoăn về vấn đề "lúc nào cũng thận trọng, chú tâm, quan sát như cái máy". Và không ngờ Sư Ông đã giải thích cặn kẽ trong Chương V: Nhiệt Tâm Cần Mẫn, trong đó có đoạn:

"Tinh tấn một cách chủ quan theo tư ý của mình là sai lầm thứ nhất. Tinh tấn với một mức độ không thích hợp – quá nhiều hoặc quá ít – là sai lầm thứ hai. Và tinh tấn với mục đích loại trừ điều không thích hoặc đạt được điều ưa thích là sai lầm thứ ba. Nếu mắc phải ba sai lầm trên, dù bạn có tinh tấn đến đâu đi nữa cũng không thể thấy ra được thực tánh pháp mà chỉ bành trướng thêm cái ta tham ái và tà kiến mà thôi!"

Nhân đây con xin được tri ân các bậc Thầy tổ cao quý của Sư Ông như Ngài Hộ Tông, Ngài Giới Nghiêm, Ngài Bửu Chơn, Ngài Hộ Nhẫn,... đã cống hiến, đào tạo ra nhiều vị sư tài đức, trong đó có Sư Ông đây. Mong Sư Ông và chư Tăng-Tu nữ đều được trọn thành Phật đạo!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Sādhu lành thay! Đúng là nếu đọc kỹ thì phần lớn những câu hỏi đều đã được trả lời từ rất lâu rồi. Nhiều Phật tử chỉ hỏi mà không biết nghe và đọc lại những câu hỏi và trả lời trước trong mục Hỏi đáp, trong Pháp thoại và trong sách thầy đã viết.

Theo: Trung tâm Hộ tông

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sống trọn vẹn với lòng, khổ đau sẽ nhường chỗ cho trí tuệ và từ bi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:12 24/11/2024

Thầy ơi con chán thế gian này quá rồi, gia đình cũng chỉ là một ổ khổ đau, vạn sự phù du phù phiếm. Ở lại thế gian này cũng chỉ rèn thêm sự kham nhẫn mà thôi, cũng chả giúp ích gì được ai cả...

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Xem thêm