Triết lý Phật giáo giúp con người thoát khổ
Triết lý Phật giáo được tôi thẩm thấu qua bộ phim Đức Phật dài 55 tập được đầu tư bới tỷ phú Ấn Độ B.K Modi dựa trên tác phẩm “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Bộ phim đã dạy tôi cách học và hành Phật pháp giản đơn trong cuộc sống không chấp hình thức hay theo đuổi ảo tưởng, danh vọng hoặc tiền tài. Cách quán chiếu thực tại vốn vĩ là không, và ta có mặt để mang đến lợi ích cùng nhau trong thiện hữu kết giao và hoá giải oán nghiệp hay ác duyên.
Năm giới là cách giúp ta khai mở từ bi và thoát khỏi ma cảnh hay cám dỗ. Chướng ngại từ năm giới ai cũng mắc phải. Không phải cố ý mà vô tình. Không phải trực tiếp mà gián tiếp tạo nghiệp. Không phải tâm cảnh mà là hoàn cảnh. Không phải vì mong muốn, mà vì mưu sinh và ơn nghĩa. Vậy giữ giới, nhưng không thể tiêu diệt bản thân và các mối liên hệ cộng sinh. Mà giúp bản thân và mọi vật cùng chan hoà tồn tại tạo ra thiện hữu kết giao. Khi tôi ăn để tồn tại, song song cũng dưỡng nuôi các loài khác và con cháu, xóm giềng. Tôi không uống rượu để tìm mối quan hệ trong bàn tiệc hay địa vị xã hội, nhưng tôi cùng mọi người uống thuốc để chữa bệnh cho nhau. Tôi không muốn ăn mâm cỗ sang trọng, vì phải làm hao tổn nhiều mạng sống và sự hy sinh hay cần mẫn của người khác. Tôn đã có chồng, và không muốn vọng tưởng thêm mối quan hệ với người khác. Khi tôi nghèo, tôi không xin thêm phần ăn của người khốn khó giống mình. Khi đã có ăn, tôi cũng không muốn dòm ngó tài sản người khác. Dù là người phàm phu còn nhiều vọng ngữ, nhưng tôi luôn tự sửa lỗi để nó lại tiếp tục làm tổn thương.
Đã và đang có chiến tranh tôn giáo chỉ vì hình thức, tà kiến và chưa dẹp bỏ sân si. Triết lý sự giác ngộ chỉ dành cho sự từ bi và yêu thương. Nếu đã từ bi và yêu thương thì không có thù ghét hay sân hận. Nếu cái tôi và riêng bên trong quá lớn sẽ sinh ngã mạng và tà kiến vào người khác. Sống cộng sinh và sinh lợi mang lại sự yêu thương và bỏ qua oán nghiệp quá khứ hay hiện tại. Không cần phải làm quá nhiều để bản thân và người khác sinh phiền não. Làm vừa đủ với nhu cầu chân chánh thì tồn tại. Triết lý Phật giáo là đem lại sự bình yên, an lạc cho bản thân và người khác, không phải là phương tiện để mưu cầu sự giàu sang, phú quý, danh vọng, tình cảm. Bởi đeo đuổi những điều đó chỉ tồn tại sự cạnh tranh, đố kỵ và trở về với ngũ uẩn. Khi bạn tôi sinh ra trong gia đình công giáo, nhưng tôi thì không. Chúng tôi vẫn tôn trọng nhau và giúp đỡ nhau bởi cả hai không tồn tại tà kiến về nhau.
Triết lý Phật giáo giúp con người thoát khổ. Sự khổ xuất phát từ tâm không chấp nhận, so sánh hay sân si. Khi hài lòng với những gì mình có, nghèo vẫn hạnh phúc. Già có tâm Phật thì không bị tà ma hay ác niệm, ác nghiệp đeo bám. Gia đình bình an, yêu thương nhau, con cháu tạo nhiều phước đức, không đói khổ. Còn trẻ có tâm Phật tạo nhiều lợi ích cho chúng sanh, hoá giải nghiệp chướng bản thân và dòng họ. Sự an lạc trong tâm khi dứt bỏ lòng tham, sân hận, vọng tưởng và chấp nhận thực tại và giá trị cốt lõi bên trong. Giá trị của sự chân thật, lương thiện, và từ bi, bác ái. Người khác cho ta thị phi, ta cho lại tiếng thơm. Người khác cho ta sự hận thù, ta cho lại sự tha thứ. Người khác lạm dụng hay bóc lột ta, ta giúp người thân của người ấy thoát khỏi khổ đau vì đói, rách, bệnh hoạn. Người khác lấy tiền bạc hay tài sản của ta, ta buông bỏ như không và dựa vào bản thân để tiếp tục sống. Dựa vào Phật và dựa vào bản thân mới thoát khỏi khổ vì dựa vào tài sản hay tình cảm của người khác. Tài sản và tình cảm có thể đổi thay theo nghiệp và kiếp người, chỉ có tâm là nên lọc sạch theo thời gian để bào mỏng khổ và nạn.
Hạnh phúc trong tầm tay, ngay cả người đang chịu nạn khổ. Có người đang khổ vì bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Khổ vì bản thân không đẹp, không hoàn thiện. Khổ vì gia đình không hoà thuận, hay ly tán hay bệnh hoạn. Khổ vì đất nước đang nội chiến hay ngoại bang xâm lấn. Yêu thương xoá mờ đau khổ. Từ bi thoát khỏi nạn tai. Cứu người, người cứu lại mình. Không kiếp này thì kiếp khác. Không thời này thì thời khác. Thương người người lại thương mình. Ác niệm tạo ác nghiệp, thiện niệm tạo thiện nghiệp và bình an. Đừng khổ vì mình không có gì, khổ vì mình có quá nhiều. Đừng khổ vì gia đình ly tán, khổ vì trong tâm còn hữu ái thế gian và lưu luyến thì càng sinh ưu phiền. Đừng khổ vì xã hội hay đất nước gặp nạn, khổ vì tâm chưa phát tâm thiện lành làm điều có ích cho người khác để giúp bản thân và người khác cùng thoát khỏi khổ đau.
(*) Bài dự thi của Phật tử Lưu Thị Ngọc Oanh; Pháp danh: Diệu Xuân; Địa chỉ: 09, ấp Long Hoà A, xã Đạo Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm