Đạo Phật trong tôi là...
Tôi năm nay gần 40 tuổi. Tôi lớn lên trong một ngôi nhà có bà ngoại và bác hai thường xuyên đi chùa. Đặc biệt bà ngoại chiều nào lúc 15 giờ cũng lên lầu tụng kinh lễ Phật.
Khi đó tôi có lúc ngồi kế bên, có lúc ra hàng ba ngồi nhìn trời mây, không tập trung vào gì cả nhưng thật sự đó trở thành thói quen thuở ấu thơ. Rồi nghe bà ngoại tụng bài Chú Đại Bi, tụng bài Tâm Kinh Bát Nhã. Nghe đâu có hiểu gì nhưng mà thấy thích khi học thuộc được bài kinh này. Do là trong bộ phim Tây Du Ký do TVB Hong Kong sản xuất các câu kinh của Tâm Kinh Bát Nhã liên tục xuất hiện, mà hồi nhỏ mê phim này lắm.
Lớn lên một chút tôi cũng có đi chùa, cũng có niệm Phật ở nhà mà tôi nghĩ là tôi làm vậy là do thấy ở nhà có bàn thờ, bà ngoại và bác hai làm thế nào thì mình làm theo thế đó, cầu phúc cho bản thân. Nhớ rõ lúc đó rất sợ chết, thấy đám ma thì sợ ma, tối ngủ mà trùm kín mít sợ lung tung, nhà hàng xóm có đám tang thì bữa tối đó thế nào cũng nghĩ người chết đó hóa thành con ma đứng đầu giường hù dọa mình, cần niệm Phật vì oai lực Hồng danh như lá chắn bảo vệ mình trước các âm hồn.
Rồi dần dần vào đại học, đi làm. Khi đó tôi nhớ là mình cũng đã bớt sợ ma hơn. Bớt nhưng vẫn còn chứ không phải là hết. Tôi tình cờ đọc bài viết và nghe thầy Nhật Từ giảng về nhân quả. Đó là lần đầu tiên có người cho tôi biết nhân quả lại khoa học chứ không phải là mê tín. Thầy lấy các ví dụ trong thực tiễn về kinh tế, nông nghiệp. Lúc đó tôi mới biết nhân quả không nhất định là trồng lúa sẽ ra hạt gạo, mà còn phải có thêm phân bón. Thì ra đạo Phật không chỉ có niệm Phật tụng kinh lễ bái.
Tôi lại tình cờ đọc cuốn “Vô Ngã Vô Ưu” của cố ni sư Ayya Khema viết và cư sĩ Diệu Liên Lý Thu Linh dịch. Tôi cảm phục trước một người Tây phương, mà lại chọn con đường học Phật và đạt thành tựu như vậy. Mà bây giờ tôi nghĩ đây là sự thị hiện.
Sao tôi lúc nào cũng là tình cờ biết những cuốn sách mà đọc rồi lại thấy đạo Phật không chỉ như hồi nhỏ mình biết. Quyển Hành trình về Phương Đông đã tạo cảm hứng cho tôi rất nhiều. Nhất là về tác giả bút danh Nguyên Phong, là một khoa học gia, nhưng ngòi bút của bác lại viết ra những điều tưởng chừng như dị đoan không tưởng. Bây giờ thì tôi biết những điều mình biết chỉ có giới hạn, còn những cái kia vẫn xảy ra nhưng cái biết của mình chỉ là hạn hẹp.
Rồi dần dần tôi được nghe các bài giảng của quý thầy, quý ni sư. Nhất là Sư Ông chùa Từ Hiếu. Đến khi Ngài tịch tôi mới biết đến các bài giảng của Ngài. Tôi đặc biệt quan tâm chủ đề về sống chết. Khi chết mình sẽ thế nào? Tôi đọc nhiều về Bardo, vì hình như chỉ có Mật Tông mới có sự mô tả rõ ràng về từng giai đoạn của cái chết. Cuốn sách “Tử Thư Tây Tạng” đưa tôi vào thế giới sau khi con người hết thở sẽ có những trạng thái gì. Và đến giờ tôi vẫn thấy thật là khó để đạt được trạng thái như các bậc hành giả đó. Chắc lúc tôi chết tôi sẽ khó khăn vì phải đối diện với các tình huống đó.
Sư Ông khẳng định không chết, đừng sợ. Sư Ông giảng đi giảng lại về đám mây không bao giờ chết, chỉ là sự chuyển biến. Dần dà đọc và nghe Sư Ông giảng tôi biết ra thêm về các mối quan hệ chằng chịt khăng khít của mình với thế giới. Và rồi tựa quyển sách năm xưa “Vô Ngã Vô Ưu” bây giờ tôi mới hiểu là gì. Bây giờ tôi biết là không có cái gọi là riêng mình, tất cả đều do các yếu tố hợp lại, mình là sự tập hợp đó, vô ngã là thế. Và tôi cũng như đám mây kia, trả lại cho trái đất những thức ăn đã nuôi cho cơ thể này to lớn, trả lại nguyên tố oxy mà tôi đã hít thở, và còn nhiều việc khác nữa. Tôi làm các việc này hằng ngày mỗi giờ phút giây. Đây là bản chất của thế giới. Các vật dù nhỏ nhất như nguyên tử hay rất to lớn như thiên hà đều vận hành theo cách tương tức với nhau như vậy. Vậy là tôi không chết, tôi chỉ sẽ phải chuyển hóa thành một hay nhiều dạng sống khác trong thế giới. Tôi cảm ơn ân đức cha mẹ, đại duyên lớn nhất để có tôi.
Tôi cảm phục Đức Phật Thích Ca và chư Tổ. Những gì quý Ngài đã biết thật phi thường. Và từ nhỏ đến giờ nhận thức về đạo Phật trong trái tim tôi đã thay đổi nhiều như vậy đó. Tôi mong quý vị nào đọc được bài này của tôi sẽ có cảm nhận sự kỳ diệu của đạo Phật khoa học chứ không phải có các việc dâng lễ cầu xin.
*Bài tham gia dự thi của tác giả Hoàng Thị Kim Vân; địa chỉ: 204/16 Lê Quốc Hưng, Phường 13, quận 4 TP.HCM.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT- TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần lực của lời di chúc
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Xem thêm