Trung Quốc đòi nhà sưu tập Hà Lan trả lại tượng Phật chứa nhục thân Thiền sư 1.000 năm tuổi
Hôm 4/12, tòa án Nhân dân Trung cấp thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc yêu cầu nhà sưu tập Hà Lan phải trả lại tượng Phật nghìn năm chứa xác ướp nhà sư trong vòng 30 ngày.
Hành động của 5 người khi thấy tượng Phật bên đường
Cụ thể, tòa án Nhân dân Trung cấp thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến đã ra phán quyết người dân hai làng Yangchun và Dongpu ở huyện Đại Điền được sở hữu độc quyền tượng Phật và quyền thu hồi di tích văn hóa quý giá bị buôn lậu ra nước ngoài.
Hiện bức tượng Phật chứa nhục thân Thiền sư 1000 năm tuổi đang thuộc sở hữu của nhà sưu tập người Hà Lan - Oscar van Overeem. Tuy nhiên, nhiều người dân Trung Quốc đã cáo buộc ông đã mua bức tượng Phật bị đánh cắp ở Hong Kong năm 1996. Những điều cáo buộc này đã từng xảy ra với nhà sưu tập người Hà Lan này trước đây.
Trong lần này, tòa án yêu cầu nhà sưu tập phải trả lại nguyên trạng bức tượng ở tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc trong vòng 30 ngày. Phán quyết sẽ có hiệu lực nếu không bị kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn trong vòng 30 ngày, theo Luật Tố tụng Dân sự Trung Quốc.
Được biết, xác ướp của nhà sư Zhanggong được phát hiện bên trong tượng Phật vào năm 2015. Các nhà khoa học phát hiện ra một số bộ phận cơ thể của nhà sư đã được thay thế bằng các cuộn giấy có viết ký tự Trung Quốc cổ. Từ đó, họ đưa ra giả thiết rằng có thể nhà sư đã không tự mình ướp xác. Nghiên cứu cho thấy nhà sư viên tịch năm 37 tuổi.
Bức tượng trả lại từ người cựu binh Mỹ và ý niệm hóa giải
Bức tượng Phật được thờ phụng tại ngôi chùa thuộc sở hữu chung của hai làng Yangchun và Dongpu nhiều thế kỷ trước khi bị đánh cắp vào cuối năm 1995. Bức tượng xuất hiện trở lại tại một cuộc triển lãm ở Hungary vào tháng 3/2015.
Bức tượng là chủ đề cuộc kiện cáo của làng Dương Xuân, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) yêu cầu tòa án Hà Lan trả lại bức tượng Phật vào những năm 2015 và 2016. Tòa án Amsterdam của Hà Lan cũng đã tổ chức phiên xét xử đầu tiên ngày 14/7/2017 nhưng không đưa ra phán quyết nào, trong khi tòa án Phúc Kiến xét xử hai lần vào tháng 7 và tháng 10/2018.
Ông Van Overeem từng nói trước tòa rằng ông đã trao đổi với một nhà sưu tầm Trung Quốc để có bức tượng vào năm 2015. "Tôi đã mua lại bức tượng và rất vui nếu nó có thể quay trở về quê nhà", ông nói và cho biết thêm rằng ông không biết danh tính của nhà sưu tầm mà ông đã trao đổi.
Ông Van Overeem cũng bác bỏ tuyên bố của luật sư cho rằng ông là người buôn bán các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc và đã mua bức tượng từ năm 1996 tại Hong Kong, nơi tập trung nhiều cổ vật bị đánh cắp.
"Tôi là một kiến trúc sư và một nhà sưu tầm, nhưng tôi không phải một con buôn", ông van Overeem nói.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm