Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 19/10/2020, 14:55 PM

Hành động của 5 người khi thấy tượng Phật bên đường

Trước kia có một người tình cờ thấy được một pho tượng Phật bên đường, anh ta nghĩ bụng: "Nếu như có người bước qua pho tượng này, chẳng phải là tạo nên ác nghiệp sao?"

Tạo thiện nghiệp để xóa bỏ ác nghiệp

Vậy là anh ta thỉnh tượng Phật đặt gọn bên đường. Bởi động cơ của anh ta thuần thiện, cho nên đã tạo thiện nghiệp.

Sau đó, có một người khác đi ngang qua chính nơi đó, anh ta phát hiện thấy tượng Phật bên đường, nghĩ bụng: "Trên tượng Phật này chẳng có bất cứ thứ gì che đậy cả, trải qua mưa nắng lâu ngày chắc chắn sẽ hỏng mất."

Chúng ta có thể hóa giải nghiệp xấu bằng cách giữ gìn năm giới, siêng năng thực hành mười điều lành của thân, khẩu, ý. Ảnh minh họa.

Chúng ta có thể hóa giải nghiệp xấu bằng cách giữ gìn năm giới, siêng năng thực hành mười điều lành của thân, khẩu, ý. Ảnh minh họa.

Vì muốn bảo vệ tượng Phật, anh ta bèn tìm kiếm quanh đó, thấy được một chiếc giày cũ mèm bên cạnh pho tượng, vậy là anh ta cầm chiếc giày để lên đầu bức tượng. Ở trong tình huống thông thường, hành động như vậy chắc chắn không thể chấp nhận được, nhưng bởi vì động cơ khi ấy của anh ta thuần thiện là chỉ muốn che chắn cho tượng Phật, nên cũng đạo tạo nên thiện nghiệp cho anh ta.

Không lâu sau, lại có một người đi ngang qua, anh ta thấy chiếc giày trên tượng Phật, nghĩ bụng: "Người nào đặt giày lên tượng Phật vậy? Đúng là quá đáng giận."

Nghiệp hình thành như thế nào trong đời sống?

Vậy là, anh ta vội vàng ném chiếc giày đi. Động cơ của người này cũng thuần thiện, cũng coi như đã tạo thiện nghiệp.

Ngay sau đó lại có một người đi tới, anh ta nhìn thấy tượng Phật bị đặt bên đường, nghĩ bụng: "Thật là thiếu tôn kính, không nên đặt tượng Phật ở chỗ này."

Vậy là anh ta tiện tay đặt tượng Phật lên chóp tường gần đó. Do đó, anh ta cũng đạo tạo thiện nghiệp.

Cuối cùng có một người nữa đi tới, anh ta nghĩ: "Tượng Phật nên được đặt ở nhà thành kính cúng dường mới phải chứ." Vậy là anh ta thỉnh tượng Phật về nhà, lau rửa sạch sẽ, tìm được một nơi thanh tịnh rồi bắt đầu cúng dường, mỗi ngày đều thắp hương vái lạy cúng dường.

Người này cũng đã tạo nên thiện nghiệp.

Phật dạy rằng việc tạo nghiệp không ngoài ba cửa là thân, khẩu và ý, vì vậy chúng ta khi hiểu rõ được căn cơ thì nên cần tu tâm dưỡng tánh để có được phước báo cho bản thân và gia đình.

Phật dạy rằng việc tạo nghiệp không ngoài ba cửa là thân, khẩu và ý, vì vậy chúng ta khi hiểu rõ được căn cơ thì nên cần tu tâm dưỡng tánh để có được phước báo cho bản thân và gia đình.

Lời bình: 

Nghiệp mà con người tạo ra chủ yếu nằm ở động cơ của họ, hành vi chỉ được xếp ở phía sau. Tác ý của ta chính là nghiệp. Bởi vậy, muốn để nghiệp của mình thanh tịnh, nhất định phải có một suy nghĩ thanh tịnh trước.

Chỉ cần ý niệm thuần thiện, thân nghiệp, khẩu nghiệp cũng sẽ dễ đạt tới sự thanh tịnh.

Pho tượng Phật bị bỏ bên đường tượng trưng cho chính tấm lòng của chúng ta. Có người sợ bị giẫm đạp, bèn đặt lòng mình ở bên cạnh; có người muốn bảo vệ lòng mình, lại đậy một chiếc giày cũ lên; có người sống với sự tôn kính, bèn vứt chiếc giày đi; lại có người đặt lòng mình ở trên chóp tường cao cao để đối xử với thế gian này.

Tu chính là khéo xét soi trong từng tâm niệm của bản thân.

Thâm ý qua hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm