Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/06/2023, 09:15 AM

Trưởng giả Tu Đạt, vị hộ Pháp đắc lực thời Đức Phật

Vào thời Đức Phật, tại kinh đô Xá Vệ của vương quốc Kiều Tát La, miền Bắc Ấn Độ có một vị trưởng giả giàu có tên là Tu Đạt, ông có lòng nhân từ, hay giúp đỡ cho những mảnh đời nghèo khó, cô độc nên mọi người thường gọi ông là Cấp Cô Độc.

 “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa

Tòng lâm hưng thịnh thờ đàn việt phát tâm”

Thật vậy, Phật pháp được tồn tại lâu dài là do Tăng-Ni hoằng truyền giáo pháp, tòng lâm hưng thịnh do đàn na thí chủ phát tâm ngoại hộ cúng dường, hai yếu tố đó không thể tách rời nhau. Vì vậy, ở bất kỳ thời đại nào, nếu hai yếu tố này luôn phát triển song hành thì Phật pháp được trường tồn vĩnh cửu. Đặc biệt, vào thời Đức Phật có những vị cư sĩ hộ pháp đắc lực luôn kề vai sát cánh ủng hộ cho Ngài trong mọi Phật sự, đó là trưởng giả Tu Đạt và nữ cư sĩ Tỳ Xá Khư (Visàkha), nhưng trong bài viết này chỉ trình bày sơ lược về công hạnh của trưởng giả Tu Đạt.

Vào thời Đức Phật, tại kinh đô Xá Vệ của vương quốc Kiều Tát La, miền Bắc Ấn Độ có một vị trưởng giả giàu có tên là Tu Đạt, ông có lòng nhân từ, hay giúp đỡ cho những mảnh đời nghèo khó, cô độc nên mọi người thường gọi ông là Cấp Cô Độc.

Một hôm trưởng giả Cấp Cô Độc đến nhà của trưởng giả Thủ La để hỏi vợ cho con. Trong lúc đang bàn việc hôn sự, ông thấy trong nhà của Thủ La mọi người chuẩn bị tươm tất gọn gàng, đèn hoa thắp sáng rực rở. Ông hỏi thăm mới biết là mọi người đang sửa soạn trai nghi, để hôm sau thỉnh đức Phật và chư vị đệ tử của Ngài về tư gia để thọ trai.

Gieo nhân gì để trở thành người Hộ Pháp

Cư sĩ Tu Đạt, một tấm gương sáng về hạnh bố thí cúng dường thời đức Phật.

Cư sĩ Tu Đạt, một tấm gương sáng về hạnh bố thí cúng dường thời đức Phật.

Vừa mới nghe tiếng “Phật” trong lòng của trưởng giả Tu Đạt phát khởi niềm hoan hỷ lạ thường. Ông yêu cầu trưởng giả Thủ La nói rõ hơn về nhân cách, đạo phong cũng như trí tuệ siêu việt của Đức Phật. Thế rồi, Thủ La mời ông ở lại nhà tham dự buổi lễ cúng dường trai tăng và cũng để được diện kiến đức Thế Tôn.

Sau buổi lễ cúng dường, trưởng giả Tu Ðạt liền đi theo Phật đến Tịnh xá Trúc Lâm để nghe pháp, khi nghe xong bài pháp đầu tiên, tâm ông bừng sáng, lòng sanh hoan hỷ và phát khởi tín tâm, ông xin được quy y với Phật và thỉnh Ngài về Xá Vệ thành để truyền bá chánh pháp hóa độ mọi người. Ông phát nguyện xây dựng một tinh xá để cúng dường cho Phật và giáo đoàn của Ngài, làm nơi hành đạo, lời thỉnh cầu của ông đã được đức Phật hứa khả.

Khi trở về Xá Vệ, trưởng giả Tu Ðạt liền đi tìm địa điểm để xây dựng tinh xá, ông đi khắp vùng nhưng không có nơi nào thích hợp, duy chỉ có vườn cây của thái tử Kỳ Ðà, con vua Ba Tư Nặc là vừa ý hơn cả, quang cảnh nơi đây mát mẻ lạ thường. Thế là, trưởng giả đánh liều một phen tìm gặp thái tử Kỳ Ðà với ý định mua cả khu vườn để xây dựng tinh xá. Nghĩ là Tu Ðạt không đủ vàng để mua, nên thái tử Kỳ Ðà thương lượng với ý trêu đùa, nếu hôm sau có đủ vàng trải khắp khu vườn này thì tôi sẽ bán cho ông.

Vào đúng hẹn, sáng hôm sau trưởng giả Tu Ðạt cho người chở vàng đến, không mấy chốc đã lót đầy cả khu vườn, chỉ còn một góc nhỏ. Thấy trưởng giả suy tư, thái tử Kỳ Đà lên tiếng, chắc ông không đủ vàng để lót góc vườn còn lại, vậy là sự giao ước không thành, tôi không thể bán khu vườn cho ông.

Cấp Cô Độc trả lời bằng một giọng rất là tự đắc! Không phải tôi thiếu vàng, mà tôi đang suy nghĩ góc vườn còn lại nên lấy vàng ở kho nào, vì thời gian giao ước chưa hết, xin thái tử yên tâm tôi sẽ thực hiện đúng lời hứa.

Thế rồi, vào một buổi chiều, vàng cũng đã được lót kín cả khu vườn, thái tử cảm thấy mình bị thất bại với lời nói đùa đó. Trong bụng nghĩ: “Chắc Đức Phật cũng là một bậc đạo cao đức trọng, nên ông Tu Ðạt mới bỏ nhiều vàng ra để mua cho được khu vườn này”. Từ suy nghĩ đó, thái tử Kỳ Đà đã phát khởi tín tâm, và cùng với Tu Ðạt góp phần công đức xây dựng tinh xá để cúng dường cho Phật.

Giờ đây, khu đất thuộc về trưởng giả Cấp Cô Độc còn cây xanh trong vườn là phần của thái tử Kỳ Đà. Từ đây, trưởng giả Tu Đạt và thái tử Kỳ Đà bắt tay vào công việc xây dựng tinh xá để kịp thỉnh Phật về Xá Vệ thuyết pháp giáo hóa nhân dân. Thấy được tấm lòng thành kính của trưởng giả Tu Đạt, nên thái tử Kỳ Đà trả lại số vàng đó cho ông, vì đối với thái tử vàng bạc châu báu đâu thiếu thứ gì. Từ câu chuyện này mà trong Kinh Di Đà có đoạn: “Tôi nghe như vầy! Một thời đức Phật ở nơi vườn kỳ thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ trong vườn cây của thái tử Kỳ Đà.…”.

Cư sĩ Tu Đạt, một tấm gương sáng về hạnh bố thí cúng dường thời đức Phật. Đối với xã hội, ông là người có lòng tốt luôn giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, cô độc. Đối với đạo pháp, ông là một Phật tử thuần thành, một cư sĩ hộ pháp đắc lực, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp hoằng truyền giáo pháp của đức Như Lai. Công đức bố thí cúng dường của trưởng giả Tu Đạt được đức Phật tán thán và ban tặng với danh hiệu “cư sĩ bố thí đệ nhất”. Tuy thời đại của ông cách chúng ta hơn 26 thế kỷ qua, nhưng tên tuổi và hạnh nguyện của ông vẫn mãi được lưu truyền.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm