Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/10/2024, 15:06 PM

Truyện ngắn: Dược từ thảo

“Dược là thuốc, thảo là cỏ. Có khi, dược là vui, từ là thương, thảo chính là san sẻ”.

Vùng rừng núi này coi như là của ông cai quản vì đã từ lâu chẳng có ai dám bén mảng đến. Rừng thiêng nước độc, rắn, rít, bò xít, bò cạp,… ai cũng ngán! Tuy nhiên, ông không sống một mình, ông còn hai người đệ tử, là hai chú tiểu đồng lên tám.

Thời gian thấm thoát mà đã mười lăm năm trôi qua, tóc ông giờ đã điểm màu muối tiêu, sợi đen muốn tìm thì phải lận sợi trắng lên mới thấy. Lúc mà Hoài Thiện – tên của một trong hai chú tiểu đồng năm xưa – đi lấy nước bên suối, ông gọi chú còn lại, tên là Hoài Thương, đến bên mình căn dặn:

Nào Thiện nó lấy nước về thì hai con lên gặp ta!

Nghe như có gì đó hệ trọng lắm lắm, Hoài Thương không dám chểnh mảng, chạy liền xuống suối coi giúp Hoài Thiên múc nước nhanh nhanh đặng còn về bên thầy.

Hoài Thương! Hoài Thiện! Hai con năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

Dạ thưa thầy, em Thương hai mươi hai còn con thì hai mươi ba.Vậy đủ rồi!

Dạ?

Hai anh em đứng như chôn chân xuống đất, không hiểu thầy nói đủ là đủ cái gì? Đủ lớn? Hay cuộc nói chuyện tới đây là đủ?

Ông vẫn im lặng. Mắt ông nhìn về chậu cây nhỏ trên chiếc chõng tre trước mặt. Không khí lặng như tờ. Hoài Thương và Hoài Thiện cũng chẳng dám nhìn nhau, lúc này có tiếng ruồi đập cánh chắc cũng có thể nghe được.

Ta muốn hai con đừng ở với ta nữa. Đi đi!

Lúc này hai anh em mới nhìn nhau sau câu nói tựa trời giáng của thầy mình. Hoài Thương nhanh miệng hơn, anh hỏi:

Dạ thầy, hai con làm gì thầy phiền lòng chăng?

Ông im lặng, cho tới khi dường như vì đứng lâu quá, Hoài Thương vô tình sụm chân, làm động đến cái chậu kế bên, thì ông bấy giờ lên tiếng.

Ánh trăng đại ngàn thanh lương nơi này các con đã cảm nhận đủ. Cái ấm mà không chói chang của mặt trời sau núi các con mười lăm năm qua cũng đã thấy. Thông reo, chim hót, hoa nở, sóc kêu,… và cả sự tĩnh mịch của đêm trường cô tịch, các con cũng từng trải không thiếu thứ gì. Hai con, ta hỏi, trong ngần ấy năm, ta có bỏ đói, bỏ rét hai con ngày nào chăng?

Dạ thưa thầy, chẳng có!

Vậy, ta hỏi tiếp, cái nghề hái cây làm thuốc, hai con nghĩ xem, ta có còn giấu giếm gì mà chưa truyền thụ không?

Dạ thưa thầy, cũng không!Vậy đủ rồi!Rồi ông đứng lên, đi vào phòng như những điều cần nói đã nói xong. Vẫn vậy, ông không bao giờ nói quá nhiều, kể cả khi dạy hai người học trò nhỏ. Về phía Hoài Thương và Hoài Thiện, trong lòng hai người tuy không còn thắc mắc nhưng không sao tránh khỏi sự ngỡ ngàng và hụt hẫng. Chẳng lẽ buổi chia tay thầy lại chỉ có nhiêu thôi sao. Mà, một khi thầy nói đi là đi ngay, không được chần chừ. Từ khi ở với thầy, dù được học hỏi rất nhiều điều về nghề thuốc Nam, nhưng lắm lúc cũng có những cái thuộc về riêng tư thầy không nói, như cái tên của hai người vậy, vẫn còn là một dấu hỏi: Hoài Thương, Hoài Thiện…

Hai anh em cũng xuống núi với hành trang mỗi người là một chiếc tay nải cũ có vài bộ đồ. “Rồi anh em ta sẽ đi đâu và sống thế nào đây?”.

Ánh dương dần ló dạng, trên đường lấp lánh những ngọn cỏ đầu sương.

…………….

Từ nhiều năm, hai anh em Hoài Thương, Hoài Thiện không còn gặp nhau nữa. Không hẳn vì giận hờn nhau hay gì khác mà là vì ở cách nhau quá xa. Hoài Thiện từ khi xuống núi đã cố gắng tìm một làng xóm để hành nghề lang. Anh nhanh chóng được dân làng biết đến với tài bốc thuốc mát tay và không lấy tiền. Anh tự dựng một thảo lư nhỏ và tại đấy, hằng ngày mở cửa đón khách thập phương, cứu người qua cơn khổ bệnh. Nơi anh ở là một làng chài nghèo. Anh sống qua ngày nhờ vào vật phẩm dân làng cho tặng, có khi là nải chuối, có khi là oản xôi, có khi là chè, khoai, đậu, sắn,… anh ăn còn chẳng hết. Dân làng mến anh như mến một vị Thành Hoàng. Nhờ có anh mà dân làng đã bớt đi nghiệp sát và biết ăn uống điều độ, làm lành làm thiện để tích phúc tích đức cho con cháu. Làng chài mà, cá cua thì ê hề, tha hồ bắt giết.

Ngày anh mất, có lẽ nên gọi là ông, vì lúc đó cũng thất thập cổ lai hy, tức hơn bảy mươi, dân làng kéo nhau lập trang thờ, và nghiễm nhiên, làng có một vị Thành Hoàng với miếu hiệu là Hoài Thiện Thượng Nhân.

Còn Hoài Thương, lần cuối gặp Hoài Thiện là lúc hai người về tang thầy. Thầy của hai người ra đi ngay tại cái chõng ngồi năm nao. Thầy thượng thọ, phải chi thầy ráng thêm mươi năm nữa là tròn bách nguyệt. Lo hậu sự cho thầy xong xuôi, Hoài Thương quyết chí ở lại không xuống núi nữa, lập từ đường và ở nghiên cứu thảo dược, viết sách truyền hậu thế cho đến lúc ra đi như thầy. Trước khi mất tầm ba tháng, Hoài Thương tìm được một bức thư tay đã nhàu được nhét trong chân ghế ngay chỗ thầy mình đã ngồi năm xưa. Vì là ghế tre nên không tránh khỏi mục nát, nay phần mục làm ghế đong đưa, lòi ra mảnh giấy.

“Ta chôn sự thật xuống dưới chân ghế để về với đại địa. Ngày hai con xuống núi cũng là ngày ta viết bức thư này. Không ngẫu nhiên mà tới lúc hai con hơn mười tuổi, ta mới đặt tên chính thức là Hoài Thương, Hoài Thiện thay vì gọi Thóc và Gạo như ngày thơ ấu. Về phía Hoài Thiện, là anh nhưng học hành lại chậm hơn em mình, chỉ được cái cần cù và chịu khó. Tính Hoài Thiện thật thà nên ta gọi là Hoài Thiện, tức “Thiện Hoài”: lúc nào cũng sống thiện, sống thật. Hoài Thương bẩm tánh thông minh, thiên phú nhanh nhạy, tính khí tự lập cao nên vì vậy cũng lắm khi thành nóng nảy, ích kỷ. Học thuốc là cứu người, nhưng nếu vì lợi mình trước mắt thì thành ra lại có thể hại người khi sau. Tiên dược không biết sử dụng cũng chính là độc dược, do đó ta cho tên là Hoài Thương tức “Thương Hoài”: phải biết luôn luôn vì người, thương đời. Dù các con có đi tận chân trời góc bể, cũng nên nhớ rằng, cái các con học thì đến mười phần, nhưng cái áp dụng đời sống thực tiễn duy chỉ đôi ba. Nên đừng vì ham cầu chạy theo danh lợi hay ích kỷ công danh mà làm uổng đi khả năng cứu nhân độ thế. Thuốc hay không phải thuốc hiếm hay đắt đỏ, mà là thuốc đó chữa được lành bệnh. Như ta đã dạy, ngay cả loài rau dại có khi cũng chính là một vị thuốc. Thôi ta dừng, với ta, viết như thế này là đã phá vỡ luật lệ riêng mình.”

Đời sau không biết Hoài Thương và Hoài Thiện là hai huynh đệ đồng sư, chỉ biết đến Hoài Thiện với hiệu Thành Hoàng làng Đế Chân và Hoài Thương là vị đại lương y sống ẩn dật tại am Định Chánh, lưu danh với quyển “Dược như thiện tuệ tri pháp”…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Dược từ thảo

Góc nhìn Phật tử 15:06 11/10/2024

“Dược là thuốc, thảo là cỏ. Có khi, dược là vui, từ là thương, thảo chính là san sẻ”.

Cha mẹ là Phật

Góc nhìn Phật tử 14:34 11/10/2024

Từ thuở bé, tôi đã được nghe nói rằng Phật luôn ở trong mỗi chúng ta, hiện diện qua những hành động yêu thương và lòng từ bi. Nhưng mãi đến khi lớn lên, tôi mới hiểu sâu sắc rằng cha mẹ chính là hình ảnh của Phật trong đời sống của mình.

Vườn trong phố

Góc nhìn Phật tử 09:25 11/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên giữa lòng thành phố, nơi những tòa nhà cao tầng chen chúc, đường phố đông đúc xe cộ. Từ thuở nhỏ, tôi đã quen với cảnh đời sống đô thị ồn ào, hối hả.

Tâm khổ sẽ sinh ra tướng khổ

Góc nhìn Phật tử 11:15 10/10/2024

Có một lần, một người bạn của tôi kể về trường hợp bạn ấy có một người bạn đã chết vì tự tử. Bạn này tự tử bằng cách uống thuốc ngủ liều cao, và điều đặc biệt là trước khi chết bạn ấy đã rải rất nhiều cánh hoa xung quanh chỗ mình nằm.

Xem thêm