Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Truyện: Trùm xã hội đen buông đao thành Phật (phần 1)

Lần đầu gặp, tôi thấy Mã huynh đang phóng sinh chim trong Niệm Phật Đường cùng với một pháp hữu khác. Mã huynh hiện nay hơn 40 tuổi, là một đại hán Sơn Đông điển hình, tướng mạo giống như nhân vật Võ Tòng đánh hổ trong truyện Thủy Hử.

Audio

Trùm Xã Hội Đen Buông Đao Thành Phật

“Lần đầu gặp, tôi thấy Mã huynh đang phóng sinh chim trong Niệm Phật Đường cùng với một pháp hữu khác. Mã huynh hiện nay hơn 40 tuổi, là một đại hán Sơn Đông điển hình, tướng mạo giống như nhân vật Võ Tòng đánh hổ trong truyện Thủy Hử.

Ông mày rậm mắt to, vóc dáng cường tráng, tính cách hào sảng, giọng nói như chuông ngân, nội lực mạnh mẽ. Nhìn rất oai phong, khí thế. Câu chuyện tu hành của Mã huynh cũng lắt léo, ly kỳ… có thể dùng câu “lãng tử hồi đầu” để mô tả. Ông luyện võ từ nhỏ, sau đó đi lính, thân thể rất vạm vỡ, khang kiện.

Sau khi giải ngũ, ông ở nhà. Khi luyện võ có một số anh em tới tìm, dần dần lập thành một băng nhóm xã hội đen. Huyện Hoàn Đài nổi danh là nơi ăn chơi, có nhiều vũ trường, nhà hát, quán bar, thanh lâu. Hễ nơi nào các dạng ăn chơi, đấu đá càng phát, thì thế lực xã hội đen càng mạnh.

Mã huynh rất giỏi võ lại thông minh khôn khéo. Sau nhiều lần tỉ thí, ông nhanh chóng đạt được “vương vị” và nổi danh trong giới xã hội đen. Ông tự lập đảng phái, làm trùm một cõi, thế lực ngày càng mạnh, nghề nghiệp cũng phát tương đương, có đệ tử, thuộc hạ rất nhiều, thập phần oai phong dũng mãnh.

Trùm xã hội đen buông đao thành Phật: Khởi phát thiện căn

Một ngày vào năm 2003, ông đến phố Đại Tập, huyện Hoàn Đài dạo chơi, tình cờ nhìn thấy một ông già bán tượng Quán Âm. Chẳng biết chất liệu tượng thế nào, nhưng ông vừa dòm lòng đã rất hoan hỉ. Thế là ông lại gần hỏi giá, ai dè tới 180 đồng! ông thấy mắc quá nên bỏ đi.

Một tháng sau khi dạo chơi tiếp ông cũng gặp lão già đó. Lần này lão hạ giá xuống còn 100 đồng, nhưng ông vẫn thấy mắc, nên không chịu mua.

Bản thân là trùm giang hồ, nắm quyền sinh sát trong tay, theo bình thường nếu thích thì ông đã cưỡng đoạt từ lâu rồi. Nhưng đây là tượng Quán Âm, nên ông không dám giở thói giang hồ ngông nghênh.

Qua nửa tháng sau, ông đi chơi, lại gặp ông già ấy nữa. Thấy tượng Quan Âm vẫn chưa bán đi. Lần này không đợi ông hỏi, lão già tự động mở lời:

– Ngó bộ tượng Phật này và ông có duyên dữ a. Thôi thì lão chỉ tính giá 60 đồng, xem như vừa bán vừa tặng đó nha!

Nghe vậy ông liền móc tiền ra trả rồi đem tượng về nhà. Ông đặt trên bàn trong phòng ngủ của mình, sau đó ngồi ngắm tới ngắm lui, lòng rất hoan hỉ.

*Một tối nọ, sau khi nhậu say bí tỉ, ông về nhà liền lăn ra đánh giấc. Khoảng 4 giờ sáng ông thức dậy uống nước. Nhìn thấy tượng Quán Âm trên bàn, ông chợt nẩy ra ý nghĩ lạ lùng: “Nghe nói Bồ tát Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn, phi thường linh ứng. Chẳng biết điều này có thực chăng? Nếu như có thực, thì hôm nay xin Bồ tát hãy hiển linh, cho tôi trông thấy rõ ràng thì tôi mới tin!” ( Ông vốn là một người vô thần, chưa từng biết khom lưng cúi đầu trước ai. Cho nên ông chẳng hề tin mấy cái thuyết nhân quả hay là có quỷ thần chi. Trước đây khi luyện võ ông cũng thường ngồi tĩnh tọa, song đấy chỉ là luyện khí công mà thôi.) 

Ông vừa vái thầm như thế xong, tự ngẫm nghĩ rồi tủm tỉm cười, sau đó thì quay về giường ngủ tiếp. Nhưng mà ông ngủ không được.

Đang nhắm mắt mơ mơ màng màng, đột nhiên ông nhìn thấy tượng Bồ tát Quán Âm như đang phóng quang. Ánh sáng màu vàng rực nhưng tỏa chiếu rất ôn nhu. Ông nhìn ánh kim quang lấp lánh lòng cảm thấy dễ chịu khôn cùng. Bỗng ông giật mình bừng tỉnh, thì không thấy Bồ tát phóng quang nữa. Nhưng hễ nhắm mắt lại, thì thấy Bồ tát lại đang phóng quang.

Ông bắt đầu nghi ngờ: “Chắc tại mình uống nhiều rượu quá nên sinh ảo giác đó thôi!” Nhưng rõ ràng tượng Bồ tát đang cười tủm tỉm, ông nhìn thấy mặt mày, ánh mắt Ngài rất rõ. Thế là ông hết ngủ được.

*Tờ mờ sáng hôm sau, ông vội ra ngoài để tìm hiểu những gì liên quan đến Phật giáo. Sau khi hỏi thăm mấy người bạn, biết gần đấy có chùa Kim Lăng, ông lập tức đến Chùa.

Đây là lần đầu ông đến chùa. Ông đi vòng quanh và xá chào trước mỗi điện, nhưng chả thấy có gì thần kỳ linh ứng, trong lòng không khỏi chán nản. Nhìn thấy mớ sách thiện báo ứng nhân quả, ông liền thỉnh mấy cuốn đem về nhà xem. Đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với đạo. Càng xem càng ưa, càng xem càng sợ.

Ông nghĩ mình mấy năm nay làm toàn việc xấu, trong lòng bắt đầu hối hận hoảng sợ. Nhờ đọc các chuyện nhân quả báo ứng, ông hiểu ra tất cả ác nghiệp mình tạo đều là tội đáng đọa địa ngục.

Xem xong mấy cuốn thiện thư, Mã huynh suy gẫm nhiều nên trong lòng phát sinh thay đổi. Kể từ đó ông tu sửa rất nhiều, hành sự không còn hung hăng dữ tợn nữa. Nhưng là dân trong giới giang hồ, mọi sự chẳng do mình tự quyết hết. Ông phải thường tham dự việc của hắc đảng, chỉ là từ đó về sau ông có niệm Phật, bái Phật.

Kế đến, ông thỉnh một bức hình “Quán Âm cưỡi trên con rồng đen” về treo trên vách phòng khách. Trong lúc cao hứng, ông tới trước tượng khấu đầu mấy cái.

Mãi đến một đêm thu năm 2008…

Trùm xã hội đen buông đao thành Phật: Quay đầu là bờ

Tối đó ông về nhà, khoảng chừng tám chín giờ. Vừa bước vào nhà thì thấy Bồ tát Quán Thế Âm trong hình treo nơi phòng khách đang bước ra, đứng trên không nhìn xuống. Mã huynh hết hồn, vội quỳ xuống, vừa dập đầu như tế sao vừa lớn tiếng réo gọi vợ mau ra xem. Lúc vợ ông chạy ra thì không thấy gì. Ông ngẩng đầu lên thấy Bồ tát trên không cũng biến mất.

Lần này ông hết sức tỉnh táo, khẳng định trăm phần trăm mắt mình nhìn thấy rõ ràng chứ không phải là ảo giác. Bởi vì ông đã tận mắt nhìn thấy Bồ tát Quán Âm, nhãn thần ghi khắc tận xương tủy. Cảm giác xúc động này như xuyên thấu cả người ông.

Lần này thì ông đã tâm phục khẩu phục, triệt để hối ngộ. Ngay đó ông liền phát thệ trước Bồ tát Quán Âm: “Từ đây con quyết sửa lỗi đổi mới, dứt khoát rời khỏi giang hồ, một lòng hướng thiện, nguyện làm lại cuộc đời!”

Mã huynh tính rất dứt khoát, hễ nói là làm. Vì vậy hôm sau ông triệu tập đám thuộc hạ tuyên bố giải tán, tha thiết khuyên họ từ bỏ việc xấu và giải thích: “Thiện ác có báo ứng, nhân quả không dối. Gieo gì gặt đó, đừng để ác báo trổ rồi hối không kịp.”

*Buông bỏ dễ, làm lại rất khó. Mã huynh vốn tính hào sảng, trọng nghĩa khí. Thuở còn cầm đầu hắc đảng, hễ tay này thu, thì tay kia chi ra, nên đâu có dành dụm được bao nhiêu? Vì vậy chẳng mấy chốc ông đã lâm vào cảnh phải tìm kế sống. Trước tiên thì vay mượn người, sau đó thì cũng tìm được việc trong một hãng xưởng nọ.

Bắt đầu đi làm, lương lãnh thấp, lại phải lao lực nhiều, hoàn cảnh công tác mọi thứ xem như cực kỳ tệ. Nhờ ông có sức mạnh, yêu cầu cũng không cao, đã nhận việc thì ráng làm. Nhưng khó chịu nhất là: Phải làm, nghỉ, đúng giờ. Chịu đủ luật lệ gò bó. Chưa kể còn phải nhìn mặt thượng cấp mà sống, mà hành xử. Hễ không cẩn thận là bị lãnh đạo mắng té tát cho mất mặt. Tình cảnh này so với thời ông làm thủ lĩnh hét ra lửa, nắm quyền uy một thời, vào ra luôn được anh em cúi đầu vâng dạ… đúng là cách xa trời vực.

Cứ thế, suốt thời gian dài Mã huynh cắn răng chịu đựng, luôn đi làm sớm và về thật muộn. Bởi ông sợ lỡ đi đường mà gặp người quen sẽ bị họ cười chê. Khi đến xưởng thì ông vừa làm, vừa mải miết trì chú Chuẩn đề, nên chẳng giao tiếp với ai. Lúc về nhà thì đa số thời gian đều dành cho việc lạy sám hối trước tượng Bồ tát Quán Âm. Ông sám hối tất cả ác hạnh xưa kia, cầu Bồ tát khoan thứ gia hộ.

*Như thế được hơn nửa năm, ông mới bắt đầu giao lưu cùng đám thợ trong xưởng. Hễ trò chuyện là ông khuyên người hướng thiện, tin nhân quả v.v… Sau này nhờ ông cảm hóa mà trong xưởng có được hơn 70 người tin Phật, chịu thờ Phật.

Một năm sau, đột nhiên ban lãnh đạo xưởng cho ông thuyên chuyển đến chỗ khác làm việc. Công tác nơi đây tương đối thanh nhàn. Mấy ngày không làm cũng chẳng ai đến hỏi, lương cũng cao hơn nhiều. Mã huynh hiểu rõ đây là Bồ tát Quán Thế Âm che chở, ngầm giúp ông có điều kiện để tu hành tốt hơn. Vì vậy ông ngày càng thêm tinh tấn.

Chùa Hoa Nghiêm mỗi năm thường tổ chức đả Thiền thất. Chỉ cần lúc rảnh không làm việc thì ông đến tham gia. Có khi tham dự ba Thiền thất, hành trì không chút giải đãi.

Lúc này ông đã phát Thiên nhãn thông, nhìn thấu suốt rõ ràng. Trong thời gian tham dự Thiền thất, ông thường thấy Thiền đường biến thành một ao sen cực lớn. Trên không có rồng vàng bay lượn chung quanh. Có lúc còn xuất hiện Thiên nữ đến đạo tràng, rải hoa Mạn-đà-la lên các vị đồng tu.

Có lúc ông nhìn thấy các cảnh như trong kinh tường thuật. Nhìn thấu xuống địa ngục, thấy vua Diêm La vừa mập vừa thấp, còn hai quỷ vô thường hắc bạch thì ốm, cao, nhưng trông dáng vẻ chẳng hung ác. Có lúc không nhịn được, ông đem những điều mình thấy hỏi thầy trụ trì Thường Tịnh. Sư phụ luôn nhắc ông:

*– “Phàm những gì có hình tướng đều là hư giả”. Cảnh lạ dù có hiện rồi cũng hóa thành không. Ngàn vạn lần chớ nên chấp trước vào đó, nếu không sẽ bị lạc tà.

Do ông có túc duyên rất sâu, khả năng thần thông càng tu càng phát mạnh. Sư phụ sợ ông chấp trước sẽ bị lạc ma cảnh. Vì thế Ngài kể cho ông nghe rất nhiều chuyện người ta vì mê chấp, tham cầu thần thông, mà bị tẩu hỏa nhập ma.

Mã huynh cung kính thọ giáo. Tham dự Thiền thất xong, ông nhận thấy thời mạt pháp “đạo yếu ma mạnh”, đám ngoại đạo thiên ma, yêu tà, quỷ mị… tàn hại bừa bãi. Người tu nếu thiếu chút cảnh giác không cẩn thận, thì sẽ bị rơi vào cảnh quỷ ngay! Do vậy ông liền phát đại nguyện: “Cả đời con xin dâng hết cho việc hộ trì chánh pháp, hộ trì người tu!”

Phát nguyện xong, ông lập tức đến Phật Sơn Cổ Tự ở Tứ Xuyên, Bành Châu, bái kiến hòa thượng Quảng Ngộ (đệ tử của đại sư Tế Trần), học pháp “Uế Tích Kim Cang”. Học xong, về nhà ông tiếp tục tu thiền định. Pháp “Uế Tích Kim cang” thuộc Mật tông đời Đường, cũng thuộc dạng giáo ngoại biệt truyền như Thiền tông, là pháp môn phương tiện Phật Thích Ca đặc biệt khai mở, thuộc về biệt mật. “Uế Tích Kim cang” được hóa thân Phật Thích Ca tuyên thuyết, lúc Ngài thị hiện nhập niết bàn. Pháp này không sợ ô uế, cho nên gọi “Uế Tích Kim cang”, dùng đại thần lực hàng phục quỷ đạo, hộ trì người tu hành đời sau, còn có tên là “Đại Quyền Thần Vương Phật”.

*Đầu năm 2009, một tu sĩ tới tìm Mã sư huynh. Vị này vừa bước vào nhà liền đến trước Phật lễ bái. Lễ xong thầy liền nói: Quả là Bồ tát Quán Thế Âm hiện hữu nơi Phật đường của ông!

Thầy này là pháp sư Minh Đăng, đồ tôn của Hòa thượng Hư Vân.Thầy Minh Đăng xuất gia từ nhỏ, cả nhà vốn rất sùng mộ Phật nên từ ấu thơ thầy đã biết kính tin Phật pháp. Lúc ở nhà, thầy thường bế quan tu hành. Năm đó thầy bế quan, giao cho muội muội hộ thất. Khi sắp tròn 100 ngày, thì bỗng có một bà lão vác bị đến nhà thầy gõ cửa xin ăn. Lúc đó nhằm buổi độ ngọ (dùng trưa), phụ thân thầy đang ăn cơm. Trên bàn có hai đĩa rau, ông thuận tay liền trút một đĩa cho bà già. Bà lão bỗng ngước lên trời cười to, rồi bỏ đi.

Phụ thân không để ý, cứ tiếp tục ăn cơm. Lúc này Minh Đăng đang nhập định bỗng thấy linh ảnh Bồ tát Địa Tạng xuất hiện bảo:

– Vừa rồi Bồ tát Quán Âm đến nhà, vì sao không ra nghinh tiếp?

Thầy lập tức xuất định, kêu muội muội hỏi thăm: Vừa rồi có ai đến nhà mình hay không?

Muội muội đáp:

– Có, là một bà lão xin ăn.

Và cô kể cho thầy nghe tình huống lúc đó. Thầy Minh Đăng liền giậm chân than:

– Cha chúng ta làm lỡ mất dịp tiếp đón Bồ tát Quán Thế Âm rồi! (Trong các cổ sử Phật giáo thường kể: Chư Bồ tát hay hóa hiện qua thân phận ăn mày để độ sinh. Vì vậy việc này không có gì lạ.)

( Trùm Xã Hội Đen Buông Đao Thành Phật )

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyến xe cuộc đời

Phật pháp và cuộc sống 16:33 08/05/2024

Cuộc đời xem khác gì đâu/ Tựa như đáp một chuyến tàu dạo chơi/ Lên tàu rồi lại xuống thôi/ Đôi khi tai nạn ít người tránh qua;

Đêm thiền

Phật pháp và cuộc sống 15:50 08/05/2024

Đêm khuya thanh vắng, ánh trăng Rằm soi trên nhánh cây Bồ đề rồi sóng sánh trong hành lang chánh điện. Trăng động mà tĩnh, gió tĩnh mà lay, đưa hương sen từ mặt hồ thoang thoảng.

Nhành sen trên chiếc áo lam

Phật pháp và cuộc sống 15:30 08/05/2024

Lễ Phật trở về, tôi xếp ngay ngắn chiếc áo lam rồi vuốt phẳng phiu để cất vào ngăn kéo. Tay tôi chạm khẽ chi tiết thêu tay, nhành hoa sen trắng lấp lánh như có ánh hào quang chiếu rọi.

"Sống như một đóa sen"

Phật pháp và cuộc sống 12:49 08/05/2024

Đó là chủ đề của đêm gala chương trình kỷ niệm 15 năm hoạt động từ thiện của Đại đức Thích Đức Minh, trụ trì tịnh thất An Viên (Q.12, TP.HCM), người sáng lập cơ sở Minh Đài Sơn Viện, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người khuyết tật.

Xem thêm