"Từ bi hóa giải hận thù"
Kính bạch sư ông! Cho con chia sẻ với em phật tử có con trai 11 tuổi hay nghĩ "cái chết".
Mình có thấy 1 bé trai con đứa em chồng cũng có phản ứng giống như con trai em vừa kể, có 2 trường hợp:
1. Chỉ xuất hiện gần đây: lý do là tuổi "ẩm ương" muốn thể hiện cái "tôi", sĩ diện để chứng tỏ là mình trưởng thành.
2. Là 1 bệnh lý của sự trầm cảm nhẹ, hay tự kỷ.
Dù là 2 trường hợp nhưng chỉ có cách giải quyết: đó là tâm từ bi, là tình yêu thương của người mẹ. Đứa con gái của mình hồi học lớp 8 cũng "nổi loạn", nhưng nhờ "có tu" mà mình đã "cảm hóa" được nó, sau này lớn lên nhắc lại thì "chị ta" nũng nịu mà nói "sao hồi đó con trẻ trâu quá mẹ nhỉ".
Mình mong em hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng (khi cả 2 mẹ con bình thường không xung đột). Hãy ôm con vào lòng thủ thỉ: đại khái là con ước mơ làm gì, con có mơ thấy gì khi ngủ, con có thương mẹ không... vô vàn lời yêu, và cử chỉ yêu thương cho con, chị tin chắc sau vài lời nói con sẽ bộc bạch hết tâm tư của mình... từ những lời nói "vô tư" của nó, em sẽ biết con mình muốn gì, cần gì, và nó tin: mẹ là người yêu nó, cần nó, và sẽ "chấp cánh" những ước mơ của nó. Khi nó tin vào mẹ thì những chuyện vui buồn gì nó cũng "tâm sự" cho em hết... chỉ lưu ý em:
1. Tuyệt đối không la, trách khi con tâm sự những lỗi lầm ngay lúc con nói, hãy suy xét thấu đáo khi có phương pháp thì góp ý và chỉ dạy cho con, (như vậy lần sau con sẽ tâm sự tiếp)
2. Đôi khi hãy cho con "đương đầu" với thất bại, từ nhỏ đến vừa (bị điểm kém, cô thầy la trách) xem phản ứng con ra sao để có giải pháp khi con "đuối" lý trí (khi đuối lý thì con hay phản ứng tự ti như em vừa kể là 1 dạng "xấu hổ"). Chỉ phân tích đúng sai khi con bình tĩnh, chỉ ra giải pháp để con ứng phó cho các trường hợp trong "tương lai"...
Sau cùng chị muốn chia sẻ là con là "quả" của mình đó. Vì vậy hãy khoan dung, độ lượng, vỗ về mới hiểu mà hóa giải "nội kết" này được.
Có câu "Từ bi hóa giải hận thù". Lòng yêu thương vô bờ của người mẹ, sự minh mẫn và lý trí sẽ giúp em hiểu và thương con 1 cách tích cực nhất.
Mình chỉ "từ bi" và "trí tuệ" với chúng bằng "thân giáo". Dạy cho nó có cái tâm thiện lành là đủ, còn lại mọi thứ nói như sư ông: Cứ để "pháp lo". Vì mình đã làm hết sức.
Chúc em bình tĩnh trong mọi tình huống, chúc cả nhà thương nhau. Vài hàng chia sẻ cùng em. Mong sư ông xem qua nếu được thì chia sẻ giúp cho bạn này bớt lo lắng. Con cám ơn sư ông.
Kính chúc sư ông luôn mạnh khỏe, bình an
Trả lời:
Sādhu lành thay! Cảm ơn con chia sẻ với bài học khó của bạn ấy.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để kiến tánh?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 14:11 06/12/2024Thưa Thầy, Thiền Tông có nói "kiến tánh thành Phật", nếu không thấy Tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm... Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành? Làm sao để làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.
Làm sao để cân bằng giữa đố kỵ và được công nhận?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 06:00 03/12/2024Con rất cố gắng nhưng dường như không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí con tự thấy mình đang âm ỉ sự đố kỵ ganh ghét với thành tích của người khác. Con không biết phải làm sao để cân bằng được giữa ranh giới đố kỵ và được công nhận.
Tưởng là đã thấy ra rồi, thực ra vẫn chưa thấy chưa biết gì cả
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:19 02/12/2024Bạch Thầy, Cứ khi nào con tưởng là con đã thấy ra rồi thì thực ra lại chưa thấy gì cả. Con chiêm nghiệm điều này tới lần này là 4 lần rồi ạ.
Phần con và phần người
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:21 30/11/2024Bạch Thầy! Làm sao biết mình gây nghiệp gì mà sinh làm con gái hay con trai ạ?
Xem thêm