Từ bi trong đạo Phật là gì?
Nếu không có Từ bi, biết đâu có thể cũng không có Phật, cũng không có Đạo Pháp và cũng chẳng có Tăng đoàn. Vì sao vậy, vì chính Phật là Từ bi, chính Phật lại giảng cho ta Đạo Pháp của Từ bi và Tăng đoàn đứng ra duy trì Đạo Pháp. Từ bi chính là hiện thân của Tam bảo.
Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân
Karunâ trong Phật giáo là khả năng nhận thức rằng mọi sinh linh có giác cảm, từ con người cho đến đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được Giác ngộ và Giải thoát, thì Từ bi chính là ước vọng mảnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.
Vì thế Từ bi không có nghĩa đơn giản là «xót thương» kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại Từ bi là một sức mạnh tích cực đưa ta thẳng vào hành động, trong mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau và mọi cội rễ của khổ đau.
Khi Phật Thích ca Mâu ni đạt được Giác ngộ, quyết tâm và phát nguyện đầu tiên của Ngài chính là Karunâ, tức là lòng Từ bi, Ngài quyết định thuyết giảng cho chúng ta «Con đường đưa đến chấm dứt khổ đau» (tức là Đạo đế, điều thứ tư trong Tứ diệu đế).
Khía cạnh cao đẹp của Từ bi hay Karunâ cũng là một trong những chân lý cao cả hơn hết của Đạo Pháp: khổ đau không phải là một định mệnh, khổ đau có thể tránh khỏi, ta có thể tự giải thoát được, và tất cả mọi chúng sinh đều có thể thực hiện được sự Giải thoát đó, không phải chỉ riêng có Phật mà thôi (đây là các điều 1,2 và 3 trong Tứ diệu đế : Khổ đế, Tập đế và Diệt đế).
Nếu không có Từ bi, biết đâu có thể cũng không có Phật, cũng không có Đạo Pháp và cũng chẳng có Tăng đoàn. Vì sao vậy, vì chính Phật là Từ bi, chính Phật lại giảng cho ta Đạo Pháp của Từ bi và Tăng đoàn đứng ra duy trì Đạo Pháp. Từ bi chính là hiện thân của Tam bảo. Có thể nói Từ bi chính là sự Giác ngộ vậy.
Đến đây, ta có thể nhận thấy Từ bi không phải đơn giản chỉ có sự xót thương và chia xẻ khổ đau với kẻ khác, dù cho đi kèm với bố thí cũng thế. Từ bi trong Đạo Phật cao cả lắm, tích cực lắm và mảnh liệt hơn những gì ta hiểu một cách thông thường. Từ bi là một sức mạnh thiêng liêng, siêu việt đưa đến Trí Tuệ. Nhưng Trí Tuệ là gì? Trí Tuệ là một khí cụ toàn năng giúp ta xóa bỏ Vô minh. Xoá bỏ Vô minh tức là đạt được Giác ngộ. Đạt được Giác ngộ tức là thành Phật.
Đối với các trường phái Phật giáo Nam tông, chẳng hạn như Phật giáo Theravada, Từ bi chứng thực và bảo đảm hành giả là một «đệ tử đích thực» của Phật, một « người con » của Phật, một người biết giữ gìn Giới luật, biết trau dồi một tâm thức tích cực bằng Bốn Phạm Trú (còn gọi là Tứ Vô lượng tâm). Bốn Phạm trú ấy là Từ vô lượng (maitrî): tâm lành hướng về mọi chúng sinh ; Bi vô lượng (karunâ): xót thương và cứu giúp tất cả chúng sinh ; Hỷ vô lượng (muditâ): tâm thức vui mừng và hân hoan khi nhận thấy những đìều lành của chúng sinh; Xả vô lượng (upeksâ) : buông thả tất cả những gì của chính ta cho chúng sinh (chữ này được giải thích hơi khác trong các kinh sách Tây phương: chữ Upeksâ được dịch ra tiếng Pháp là Equanimité, tức tâm thức trong sáng, bình đẳng không phân biệt và kỳ thị).
Tu dưỡng và thực hành tâm từ bi
Đại Từ, Đại bi, Đại hỷ và Đại xả là bốn liều thuốc hoá giải chống lại những thái độ sai lầm. Đại từ hoá giải ý nghĩ «sống chết mặc bay», Đại bi hóa giải ý nghĩ «mặc kệ họ cứ đau khổ, chẳng dính líu gì đến ta». Đại hỷ không cho phép ta cảm thấy « càng thích thú khi kẻ khác gánh chịu sự đau khổ, đáng đời cho họ». Đại xả đem đến cho ta những xúc cảm trong sáng và bình đẳng, hoá giải ý nghĩ « cái này của ta, của gia đình ta, của bạn bè ta, không tội gì mà buông xả cho người dưng nước lã hay vì kẻ khác».
Phật giáo Tây tạng thường đưa ra hình ảnh sau đây để giải thích thế nào là lòng Từ bi và thế nào là một cái nhìn đúng đắn. «Nếu có một người cầm gậy đánh ta, ta không kết tội chiếc gậy đã làm cho ta phải đau đớn, ta cũng không kết tội kẻ đã cầm gậy đánh ta,…mà ta phải kết tội sự nóng giận đang chi phối, thúc đẩy và hành hạ người đang cầm gậy đánh ta». Nếu ta biết kết tội sự nóng giận đang giày vò người cầm gậy, tức là ta phát lộ lòng Từ bi đối với họ. Chính hận thù và giận dữ đang tàn phá họ và làm cho họ khổ đau. Từ bi buộc ta phải giúp họ trút bỏ sự giận dữ và hận thù trong lòng họ và quên đi những đau đớn của ta.
Đấy là một cái nhìn đúng đắn, cái nhìn của một người con Phật. Từ bi là như thế, không phải đơn giản là một thứ tình cảm xót thương.
Nói chung, Từ bi trong các trường phái Đại thừa là thái độ và cái nhìn đã được trình bày trên đây. Đó là phẩm tính cao cả của người Bồ tát, là trọng tâm của sự Giác ngộ. Từ bi được tượng trưng bởi Phật A Di Đà (Phật giáo Nhật bản gọi là Amiba), và bởi Bồ tát Quán Thế Âm, tiếng Phạn là Avalokiteshvara, danh hiệu tiếng Phạn của Ngài là Lokesvara. Phật giáo Tây tạng gọi Quán Thế Âm là Tchenrezi, Phật giáo Trung hoa gọi là Quan Âm (Guanyin), Phật giáo Nhật bản gọi là Kannon. Quan Âm trong Phật giáo Trung hoa, Nhật bản, Việt Nam… được tượng trưng bằng một người phụ nữ. Kể lể như thế để ta có thể hình dung Từ bi trong Phật giáo nói chung, kể cả Nam tông và Bắc tông, có tầm quan trọng như thế nào. Từ bi chẳng những là thức ăn nuôi dưỡng người Bồ-tát mà còn là sự biểu lộ của Phật tính, của Giác ngộ nữa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm