Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/05/2020, 14:02 PM

Dùng tâm từ bi để giải độc tố tự thân

Dùng tâm từ bi có thể giải độc, không cần tìm thuốc giải độc, vì trong thuốc giải cũng có độc. Tâm chân thành thanh tịnh sẽ không bị ô nhiễm, tâm từ bi có thể giải độc, cho nên dùng nội công của chính chúng ta, không nên cầu bên ngoài.

Tâm từ bi để đời an lạc

Ngày nay, hoàn cảnh sống ở thế gian này rất không tốt, rất không bình thường. Từ trước, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam trong lúc giảng Kinh thường hay cảm khái mà nói, người hiện tại làm gì trải qua ngày tháng, ba bữa đều ăn đắng uống độc. Bạn xem, ở trong thịt có rất nhiều độc tố.

Tình hình ở các nơi khác tôi không được rõ ràng lắm, nhưng ở Đài Loan, tôi nghe người nói, heo ở Đài Loan nuôi chỉ sáu tháng là giết thịt, dùng một số hóa chất để nuôi. Sau khi heo ăn loại thức ăn này, thời gian rất ngắn thì lớn được rất béo, rất mập, trong loại thịt đó đều có độc tố, cho nên người ăn loại thịt này, bất cứ bệnh lạ nào cũng đều sanh ra. Gà nuôi chỉ mới sáu tuần thì lớn thiệt to, không phải tự nhiên mà trưởng thành, do con người làm ra, dùng những loại thuốc hóa học để thúc nó lớn, cho nên trong thịt hàm chứa độc tố quá nhiều, vì vậy có rất nhiều loại bệnh lạ ở thế gian này. Nửa thế kỷ trước không hề nghe nói có nhiều bệnh lạ đến như vậy.

Tâm chân thành thanh tịnh sẽ không bị ô nhiễm, tâm từ bi có thể giải độc.

Tâm chân thành thanh tịnh sẽ không bị ô nhiễm, tâm từ bi có thể giải độc.

Trưởng dưỡng và thực hành tâm từ bi

Bệnh từ đâu mà ra vậy? Bệnh từ miệng mà vào. Trong thức ăn chay cũng không bình thường, rau cải dùng thuốc trừ sâu, nghe nói trong gạo còn để thuốc làm bóng hạt, hạt gạo đó vừa đẹp lại lớn, nhưng ăn không bổ dưỡng. Cho nên lão sư Lý nói, Kinh Phật nói không hề sai, mỗi ngày chúng ta ăn đắng uống độc, ba bữa không phải ăn cơm, mà là phục độc, con người có thể khỏe mạnh sao?

Độc nhiều quá thì phải làm sao? Dùng tâm từ bi có thể giải độc, không cần tìm thuốc giải độc, vì trong thuốc giải cũng có độc. Tâm chân thành thanh tịnh sẽ không bị ô nhiễm, tâm từ bi có thể giải độc, cho nên dùng nội công của chính chúng ta, không nên cầu bên ngoài. Tâm chân, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi thì thân thể của bạn có lý nào mà không khỏe mạnh chứ? Nhất định sẽ khỏe mạnh!

Tâm chân, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi thì thân thể của bạn có lý nào mà không khỏe mạnh chứ?

Tâm chân, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi thì thân thể của bạn có lý nào mà không khỏe mạnh chứ?

Từ bi là cội nguồn của hạnh phúc

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa ở đời làm cho chúng ta xem. Ngài không chỉ nói qua, mà Ngài làm cho chúng ta xem. Tổ sư Đại đức nhiều đời cũng làm cho chúng ta xem. Ở đạo tràng nhỏ này của chúng ta, cư sĩ Lý Mộc Nguyên cùng tôi, hai người cũng đang làm. Chúng ta sâu sắc tin tưởng, nỗ lực thể nghiệm đến được “cảnh tùy tâm chuyển”.

Thân thể là thuộc về cảnh giới, thân thể là tùy tâm chuyển. Không nên bị cảnh giới bên ngoài chuyển, không nên bị mấy câu nói của người khác thì chuyển đổi, vậy thì thiệt thòi của bạn thật lớn.

Xem thêm video "Dạy con hành động thiện":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm