Thứ sáu, 28/02/2020, 05:52 AM

Tứ đại Thiên vương trong đạo Phật là những ai?

Bốn vị này là "Tứ đại Thiên vương" mà dân gian thường gọi là "Tứ đại Kim cương”. Điện Thiên vương chính là ban Cảnh vệ bảo vệ chùa. Các Thiên vương ngoài việc giữ gìn Phật pháp còn có trách nhiệm trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hoà. Vì thế các Thiên vương cũng được gọi là ”Hộ thế Thiên tôn”.

 > Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

Mỗi khi chúng ta đi tới gần một ngôi chùa Phật thì điều đầu tiên trông thấy là điện thờ Thiên vương. Tại đây, người ta thờ bốn vị vũ tướng nom rất uy vũ hùng tráng. Một vị mặc áo xanh, tay cầm thanh bảo kiếm, một vị mặc đại bào màu trắng, tay ôm cây đàn tì bà, một vị mặc đại bào màu lục, tay cầm cây dù nạm ngọc trai, một vị mặc áo đại bào màu đỏ có con rồng quấn trên tay.Bốn vị này là “Tứ đại Thiên vương” mà dân gian thường gọi là “Tứ đại Kim cương”. Điện Thiên vương chính là ban Cảnh vệ bảo vệ chùa. Các Thiên vương ngoài việc giữ gìn Phật pháp còn có trách nhiệm trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hoà. Vì thế các Thiên vương cũng được gọi là “Hộ thế Thiên tôn”.

Tứ đại Thiên vương vốn là bốn vị đại tướng của Thiên đế trong các kinh Phật của Ấn Độ.

Tứ đại Thiên vương vốn là bốn vị đại tướng của Thiên đế trong các kinh Phật của Ấn Độ.

Tứ đại Thiên vương vốn là bốn vị đại tướng của Thiên đế trong các kinh Phật của Ấn Độ. Theo truyền thuyết trong kinh Phật, thế giới của con người được phân làm bốn đại bộ châu, các đại bộ châu này được cho bốn đại Thiên vương chia nhau bảo vệ. Họ ở trên đỉnh Thiền Đà La thuộc ngọn Tu Di hay được nhắc đến trong các kinh sách nhà Phật.

Nam Thiên vương vì có khả năng kết hợp chúng sinh, phát triển thiện căn, nên gọi là Tăng Trưởng.

Đông Thiên vương bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất đai trong nước, gọi là Trì Quốc.

Bắc Thiên vương, bảo vệ đạo trường của đức Như Lai, thường được nghe đức Như Lai thuyết pháp, gọi là Đa Văn (nghe nhiều).

Tây Thiên vương có thể mở to mắt quan sát thế giới, gọi là Quảng Mục (tầm mắt rộng).

Các Thiên vương cũng được gọi là “Hộ thế Thiên tôn”.

Các Thiên vương cũng được gọi là “Hộ thế Thiên tôn”.

Sau khi đạo Phật truyền nhập vào Trung Quốc, Tứ đại Thiên vương đã có những trang phục, binh khí, thậm chí chức trách Hán hoá.

Thiên vương Tăng Trưởng cầm kiếm vì mũi kiếm được gọi là “phong” (mũi nhọn), đã lấy chữ đồng âm là “phong” (gió), và chức trách của ông ta là “phong”.

Thiên vương Trì Quốc ôm cây đàn tì bà, và muốn gảy đàn thì trước hết phải điều chỉnh các dây, cho nên lấy chữ “điều”, và chức vụ của ông ta là “điều”.

Thiên vương Đa Văn cầm cái dù. Vì trời có mưa thì mới phải cầm dù, cho nên lấy chữ “vũ” (mưa), và chức vụ của ông ta là “vũ”

Thiên vương Quảng Mục có con rồng quấn trên tay. Vì rồng và rắn đều phải “thuận”, cho nên lấy chữ “thuận”, và chức vụ của ông ta là “thuận”.

Mỗi khi chúng ta đi tới gần một ngôi chùa Phật thì điều đầu tiên trông thấy là điện thờ Thiên vương. Tại đây, người ta thờ bốn vị vũ tướng nom rất uy vũ hùng tráng.

Mỗi khi chúng ta đi tới gần một ngôi chùa Phật thì điều đầu tiên trông thấy là điện thờ Thiên vương. Tại đây, người ta thờ bốn vị vũ tướng nom rất uy vũ hùng tráng.

Văn hóa của người Hán vốn có tính bao dung rất lớn, vì thế đã làm cho bốn vị thiên thần từ nước ngoài du nhập vào trở thành những vị thần linh chính cống Trung Quốc. Người dân đã gửi gắm vào các vị ấy ước mơ hạnh phúc của dân tộc mình, cùng với tâm nguyện mưu cầu hòa bình tốt đẹp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm