Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tứ động tâm là gì? Ý nghĩa của tứ động tâm

Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.

Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật 

Tứ động tâm là gì? 

Tứ động tâm bao gồm: Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi Phật đản sanh, Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng) nơi Phật thành đạo, Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển pháp luân - thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và Kusinara (Câu Thi Na) nơi Phật nhập Niết bàn. Bốn nơi này là Thánh địa rất thiêng liêng, khiến cho khách hành hương xúc động, chấn động mạnh mẽ khi đến chiêm bái tại đây và từ đó tăng trưởng niềm tin, tinh tấn hơn trong sự nghiệp tu tập.

Lumbini - nơi đức Phật ra đời. Ảnh: Internet

Lumbini - nơi đức Phật ra đời. Ảnh: Internet

Bốn Thánh tích được gọi là bốn động tâm, bởi vì nếu như chúng ta đến được bốn nơi Thánh tích này thì do tận mắt thấy được các di tích lịch sử Đức Phật, thấy được di tích nơi Ngài hiện thân, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển pháp luân, nơi Ngài Niết Bàn và nơi những dấu chân Ngài đã đi qua, nên lòng tin phát khởi và tăng trưởng, tức rung động tâm thức. Nhờ lòng tin tăng trưởng nên có thái độ quyết chí tu hành, hạ thủ công phu, quyết không làm điều ác, làm tất cả việc lành và nhiếp tâm thanh tịnh và do tiến trình nhân quả, quả báo tươi tốt đơm hoa kết trái, chắc chắn khi mệnh chung sẽ sanh cõi người hay cõi Trời, hưởng phước báu lâu dài.

Bodh Gaya - nơi đức Phật thành đạo. Ảnh: Internet

Bodh Gaya - nơi đức Phật thành đạo. Ảnh: Internet

Trong Kinh Trường Bộ I (Đại Bát Niết Bàn), trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã có lời căn dặn như sau: “Này Ananda, có bốn Thánh tích, người thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: Đây là chỗ Như Lai đản sanh, đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác, đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn. Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”. 

Sarnath - nơi đầu tiên đức Phật giảng pháp. Ảnh: Internet

Sarnath - nơi đầu tiên đức Phật giảng pháp. Ảnh: Internet

Như vậy, theo lời dạy của Đức Phật, những ai có đủ duyên lành hành hương chiêm bái, đảnh lễ Tứ động tâm thì được phước báo lớn. Đặc biệt, những vị hành giả nào trong và sau khi chiêm bái Thánh tích mà thành tựu được tâm tịnh tín, tức lòng tin kiên cố không lay chuyển, bất động vào Tam bảo cùng với tâm hoan hỷ, luôn vui vẻ và an lạc nhẹ nhàng, thì chắc chắn vị ấy sẽ được sanh vào các cõi lành. Đồng thời, nếu những vị ấy phát tâm cầu giải thoát, thì việc chiêm bái Tứ thánh tích sẽ trợ duyên cho các hành giả rất nhiều trong lộ trình tu tập, nhất là sự tinh tấn và nhiếp phục tâm.

Kushinagar - nơi Đức Phật nhập niết bàn. Ảnh: Internet

Kushinagar - nơi Đức Phật nhập niết bàn. Ảnh: Internet

Ý nghĩa của tứ động tâm

Bài liên quan

Tứ động tâm được xem là cái nôi của văn minh nhân loại là nơi khởi nguồn của Phật giáo, Ấn Độ nói chung và Tứ động tâm nói riêng luôn đón chào Phật tử đến tham quan chiêm bái với lòng thành kính.

Theo quy luật vô thường, các Thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ, theo thời gian đã trở nên hoang phế. Thế nhưng năng lượng tâm linh của Đức Phật và chư vị Thánh tăng ở những nơi ấy vẫn còn dào dạt, Phật tử khắp nơi cảm nhận được sự hộ trì của Tam bảo rất rõ ràng. Đặc biệt, tại Thánh địa Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng) nơi Phật thành đạo dưới cội bồ đề, nhiều vị hành giả đã dừng chân khá lâu ở đây để miên mật dụng công tu tập. Theo kinh nghiệm riêng của họ, được tu tập ngay trên Thánh địa là một phước duyên, vì họ nhận được rất nhiều sức gia trì và hộ niệm của Đức Phật.

Nếu hội đủ duyên lành hành hương chiêm bái Tứ động tâm với tất cả sự khát ngưỡng của một cuộc hành trình tâm linh thì chắc chắn quý Phật tử sẽ tích được nhiều phước báo. Chính sự chuyển hóa nội tâm sau cuộc hành hương sẽ làm thay đổi quan niệm sống, biết tỉnh thức trước tham ái, phiền não nên cải tạo được nghiệp lực. Một khi nghiệp nhân đã được thay đổi, chuyển hóa theo hướng thiện lành thì nghiệp quả sẽ tốt đẹp, viên mãn ngay trong đời này và những đời sau.

Tứ động tâm được xem là cái nôi của văn minh nhân loại là nơi khởi nguồn của Phật giáo, Ấn Độ nói chung và Tứ động tâm nói riêng luôn đón chào Phật tử đến tham quan chiêm bái với lòng thành kính. Ảnh minh họa

Tứ động tâm được xem là cái nôi của văn minh nhân loại là nơi khởi nguồn của Phật giáo, Ấn Độ nói chung và Tứ động tâm nói riêng luôn đón chào Phật tử đến tham quan chiêm bái với lòng thành kính. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Điều quan trọng khi đến chiêm bái "Tứ động tâm" là phải động tâm, tức lòng tin phát khởi nếu chưa có lòng tin, và tăng trưởng lòng tin nếu đã có lòng tin, còn nếu đến mà tâm thức không mảy may rung động, và không nỗ lực tu hành sau đó, thì cũng giống như những người dân Ấn Độ hay Nepal thấy bốn Thánh tích này hàng ngày, thử hỏi họ có hưởng phước báu không, có sanh cõi trời khi lâm chung không hay những người có nhiều tiền của, có phước báu đi Ấn Độ nhiều lần, đến nơi có thể có động tâm nhưng rồi khi trở về theo thời gian lòng tin nguội dần, không nỗ lực tu tập, không quyết chí tu hành, thì theo tiến trình nhân quả sẽ ra sao? kiếp sau có được hưởng nhiều hay bị bớt phước báu không?

Trong ý nghĩa đó, nếu chưa hội đủ duyên lành để thực hiện một chuyến hành hương về đất Phật, chiêm bái và đảnh lễ bốn Thánh tích thì chúng ta hãy hướng về Pháp thân. Pháp thân Phật có ở khắp nơi, chiêm bái và đảnh lễ Phật bằng tâm thanh tịnh của chính mình cũng giúp chúng ta thành tựu phước báo vô lượng và nhận được trọn vẹn sức gia hộ của chư Phật.

Tứ động tâm, bốn thánh tích thiêng liêng làm lay động lòng người. Tận trong sâu thẳm của mỗi người con Phật ai cũng mong mỏi được ít nhất một lần trong đời chiêm ngưỡng và lễ bái bốn Phật tích, để tiếp nhận thêm niềm tin, sức sống và năng lượng yêu thương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phong cảnh hữu tình bên tượng Phật Thích Ca cao nhất Đông Nam Á

Hành trình Đất Phật 18:34 27/03/2024

Tượng Phật Thích Ca cao 69 m nằm trên đỉnh Chóp Vung bên tuyến đường ven biển trữ tình huyện Phù Cát (Bình Định) hấp dẫn hàng chục nghìn du khách mỗi năm.

Viếng chùa “vàng” xứ Huế

Hành trình Đất Phật 17:44 20/03/2024

Giữa bao bộn bề của cuộc sống hối hả, tìm về một ngôi chùa ở xứ Huế mang lại cho ta những phút thảnh thơi, an nhiên, tự tại, chắc chắn là sự lựa chọn lý tưởng.

Hai địa điểm tâm linh nhất định phải ghé khi đến Rạch Giá

Hành trình Đất Phật 16:46 14/03/2024

Du khách sẽ được bình tịnh trong những không gian lặng yên, gội rửa tâm hồn tại những điểm đến tâm linh giàu lịch sử.

'Ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc' cheo leo trên vách núi hơn 1.500 năm

Hành trình Đất Phật 09:32 14/03/2024

Huyền Không Tự nằm ở độ cao hàng chục mét trên vách núi Hằng Sơn suốt hơn 1.500 năm, được mệnh danh là "ngôi chùa nguy hiểm nhất Trung Quốc".

Xem thêm