Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/12/2012, 11:55 AM

Tu hành niệm Phật mà quan hệ vợ chồng có bị coi là có tội không?

Sanh ra trong cuộc đời, chúng ta vốn dĩ là đã đa mang một khối phiền não sanh tử luân hồi, quả báo cưu mang, thật biết bao lần không lối thoát. Con người sanh ra là di dục ái chúng sanh mà có, việc các Bạn lập gia đình là điều tất yếu, là việc riêng của Bạn, không liên quan gì đến việc quy y Tam Bảo

VẤN:

Con đã có gia đình nhưng mà con thích đọc tụng kinh chú, không biết là mình trì kinh chú mà vẫn quan hệ vợ chồng không biết có sao không? Đôi khi con cũng thích treo tranh ảnh Phật Giáo trong nhà và kể cả phòng ngủ để nhắc nhở con tu hành vì đôi khi con không ra trước bàn thờ tụng kinh niệm Phật mà ở trong phòng, đối chứng với ảnh của các Ngài mà trì niệm. Tuy nhiên, vì có gia đình nên chúng con vẫn quan hệ vợ chồng với nhau vậy con có mắc tội không khi treo ảnh Phật trong phòng? Xin sư khai sáng tâm con.

ĐÁP:

Bạch sư chỉ giúp cho con. Con đã có gia đình nhưng mà con thích đọc tụng kinh chú, không biết là mình trì kinh chú mà vẫn quan hệ vợ chồng không biết có sao không? Đôi khi con cũng thích treo tranh ảnh Phật Giáo trong nhà và kể cả phòng ngủ để nhắc nhở con tu hành vì đôi khi con không ra trước bàn thờ tụng kinh niệm Phật mà ở trong phòng, đối chứng với ảnh của các Ngài mà trì niệm.

Trong kinh Thiện Sanh, Đức Phật rất quan tâm đến pháp tu dành cho Cư sĩ, xin giới thiệu với các Bạn một đoạn kinh văn:

“Nếu trưởng giả hay con trưởng giả nào biết tránh bốn nghiệp kết không làm ác theo bốn trường hợp và biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản. Như thế, này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả nào tránh được bốn việc ác là lễ kính sáu phương; thì đời này tốt đẹp và cả đời sau cũng được quả báo tốt đẹp; đời này có căn cơ và đời sau có căn cơ; trong hiện tại được người trí ngợi khen, được quả bậc nhất , sau khi chết được sanh lên trời, cõi thiện.

1/. “Này Thiện Sinh, nên biết, hành bốn kết là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ.

2/. “Thế nào là bốn trường hợp ác? Đó là: tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Ai làm những việc ác theo bốn trường hợp đó sẽ bị hao tổn. Nói như vậy xong, Phật lại nói bài tụng:

Ai làm theo bốn pháp,

Tham, sân, sợ hãi, si,

Thì danh dự mất dần,

Như trăng về cuối tháng.

“Này Thiện Sinh, người nào không làm ác theo bốn trường hợp thì sự ích lợi ngày càng tăng thêm.”

Người nào không làm ác,

Do tham, hận, sợ, si,

Thì danh dự càng thêm,

Như trăng hướng về rằm.

Đấy là một đoạn kính văn, nói lên sự quan tâm của Đức Phật đối với người Phật tử ngày xưa cũng như hôm nay. Cư gia tu hành có gia trị của cư gia, chi nên chúng ta cũng phải nghiêm túc giữ gìn phẩm hạnh cốt cách của Phật tử, không nên tự ti mặc cảm, rồi lại làm một số việc mà chúng ta nghỉ là không sao, thì thật là uổng phí công phu tu tập, phí cuộc đời làm Phật tử đi theo Đức Phật, những lời bạn hỏi, Sư sẽ lần lược giải đáp và khuyến tấn:

Sanh ra trong cuộc đời, chúng ta vốn dĩ là đã đa mang một khối phiền não sanh tử luân hồi, quả báo cưu mang, thật biết bao lần không lối thoát. Con người sanh ra là di dục ái chúng sanh mà có, việc các Bạn lập gia đình là điều tất yếu, là việc riêng của Bạn, không liên quan gì đến việc quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới cấm. Tuy nhiên làm người Phật tử tu cư gia cũng có một số việc mà chúng ta phải quan tâm: – một là không nên lập gia đình bừa bãi, vợ đôi vợ ba, chồng hai chồng ba, thay đổi vợ chồng liên tục thì không nên – hai là khi đã quy y Tam Bảo, là một động lực xây đắp tình cảm vợ chồng ngày càng hạnh phúc hơn. Sự quan hệ vợ chồng là việc riêng, không ảnh hưởng gì đến Phật pháp, việc tụng kinh chú và làm Phật tử của Bạn. Tuy nhiên chúng ta cần thiết lập một số hạnh lành, để không làm ô uế Phật pháp Bạn sẽ trọn vẹn trong việc làm Phật tử.


Việc treo ảnh Phật,

Việc hành pháp tu tại nơi nghỉ ngơi, thì được các bậc Đại sư, Tổ sư cho phép các Bạn thực tập tu hành tại nơi nghỉ ngơi. Tuy nhiên không phải vì sự cho phép đó mà bạn treo ảnh Phật trong phòng ngủ. Về ảnh Phật phải được tôn trí nơi cao thoáng, tinh khiết, không nhơ uế và Bạn đã thờ phượng tại bàn Phật rồi; vì vậy không nên treo ảnh Phật nhiều, và treo nơi sinh hoạt gia đình.

Trường hợp, những gia đình ở trọ, căn hộ có không gian hẹp quá (2,5×2,5) Bạn nên bố trí thờ nơi cao nhất, để nói lên sự tôn kính Đức Phật của người Phật tử.

Ở một trường hợp khác, không nên treo ảnh Phật và xem như là một bức tranh đẹp, sánh với các bức tranh thế tục, sẽ làm giảm giá trị sự tôn kính Đức Phật; không nên để ảnh Phật trong ví, bỏ vào túi quần theo thói quen của nam nữ không phải là Phật tử.

Nên giữ gìn kỷ cương trong việc tôn kính Phật, thờ Phật. Chúc Bạn thành công trên đường Đời và làm Phật tử ngoan Đạo.


HT.Thích Giác Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Hỏi - Đáp 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Nghề nào nghiệp nấy

Hỏi - Đáp 14:00 30/03/2024

Hỏi: Tôi làm hướng dẫn viên du lịch nên phải dẫn khách đến các nhà hàng, hỗ trợ khách gọi món ăn thường là các loại hải sản tươi sống. Như vậy có phạm giới sát không? Và nghề này có chánh mạng không?

Làm sao để nhanh đi vào giấc ngủ nếu hôm sau phải thức dậy sớm?

Hỏi - Đáp 12:00 30/03/2024

Hỏi: Câu hỏi từ một em thiếu nhi: Làm thế nào có thể nhanh đi vào giấc ngủ nếu hôm sau phải dậy sớm?

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Xem thêm