Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/10/2023, 10:45 AM

Tu hành trong cảnh động, Cụ Hành tự tại vãng sanh

Tuy không biết chữ, nhưng Cụ Hành rất dụng công học tập, trải qua thời gian chưa bao lâu thuộc lòng hết cả hai thời công phu sớm tối. Ban ngày chuyên lo trồng rau cải, ban đêm lễ Phật tụng Kinh, không ham mê ngủ nghỉ. Ở trong đại chúng, ai thích, Cụ Hành không màng; ai ghét, Cụ Hành cũng không để ý.

Lúc trước, tôi ở núi Kê Túc - Vân Nam, có kể cho mọi người nghe việc thế độ Cụ Hành xuất gia. Khi Cụ Hành chưa xuất gia, mắc phải nhiều tật như hút thuốc, uống rượu…, trong nhà tám người đều làm công quả trong chùa Chúc Thánh.

Về sau, cả nhà đều xuất gia, từ đó Cụ Hành dứt tuyệt những cố tật của mình. Tuy không biết chữ, nhưng Cụ Hành rất dụng công học tập, trải qua thời gian chưa bao lâu thuộc lòng hết cả hai thời công phu sớm tối, Phẩm Phổ Môn v.v..

Chuyện vãng sanh của cư sĩ Nguyễn Văn Trí lưu lại xá lợi răng sáng trong như ngọc

01

Ban ngày chuyên lo trồng rau cải, ban đêm lễ Phật tụng Kinh, không ham mê ngủ nghỉ. Ở trong Đại chúng, ai thích, Cụ Hành không màng; ai ghét, Cụ Hành cũng không để ý.

Thường ngày hay vá quần áo giúp cho mọi người, khi vá một mũi kim, niệm một câu Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, không mũi kim nào mà không niệm.

Về sau, Cụ Hành đến bốn ngọn núi nổi tiếng của Phật giáo (Phổ Đà Sơn – Triết Giang, Nga Mi Sơn – Tứ Xuyên , Cửu Hoa Sơn – An Huy, Ngũ Đài Sơn – Sơn Tây) học tập Phật Pháp tám năm, sau đó về lại Vân Nam.

Khi ấy, tôi đang xây dựng chùa Vân Thê, Cụ Hành không màng lao khổ, làm hết mọi việc lớn nhỏ, khiến cho ai nấy đều hoan hỷ.

Lúc sắp mệnh chung, Cụ Hành đem bán hết những vật dụng của mình, thiết trai cúng dường Đại chúng, lo liệu hết mọi việc, sau đó cáo biệt mọi người.

Cụ Hành ra sau vườn chùa Thắng Nhân, thuộc hạ viện chùa Vân Thê – tỉnh Vân Nam tự thiêu bằng những hạt cải xanh góp nhặt được trong suốt bốn tháng cùng vài bó rơm.

Khi mọi người phát hiện ra thì Cụ Hành đã vãng sanh rồi. Chiếc áo dài trên thân bị cháy cong lên, tuy đã thành tro, nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng như cũ, không hề rớt xuống; thân hình ngồi ngay thẳng trong đống tro, trong khi tay vẫn còn cầm mõ dẫn khánh, khiến ai nhìn thấy cũng đều hoan hỷ tán thán.

Cụ Hành suốt ngày bận rộn không ngơi, nhưng không hề quên việc tu hành, cho nên đối với việc sanh tử khứ lai đều rất tự tại. Nếu quý vị tu được trong cảnh động sẽ dễ đạt kết quả hơn tu trong cảnh tịnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm