Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/09/2023, 08:41 AM

Học tập theo gương lão Hoà thượng Hải Hiền để vãng sanh

Hòa thượng Hải Hiền xác thật là tấm gương tốt nhất của người Tịnh tông niệm Phật. Người học Phật nếu như thật sự muốn vãng sanh, thì phải học tập theo ngài. Thật sự muốn vãng sanh, Phật hiệu không thể gián đoạn.

Trong 28 tầng trời của cõi trời, bất kỳ tầng trời nào cũng không thể so sánh với Thế giới Cực Lạc, Thiên Chủ Đao Lợi, Đại Phạm Thiên Vương, Ma Hê Thủ La Thiên Vương ở cõi trời, đây đều là đạt đến đỉnh cao của phú quý trong lục đạo, không có người có thể siêu việt hơn, nhưng mà đem so với Bồ Tát hạ hạ phẩm vãng sanh ở Thế giới Tây Phương, cho dù là trí tuệ, hay là đạo hạnh, thần thông, cũng chênh lệch rất cao!

Vãng sanh Thế giới Cực Lạc còn dễ dàng hơn sanh thiên. Pháp môn Tịnh độ hoàn toàn là nhờ vào sự gia trì uy thần của bổn nguyện A Di Đà Phật, điều kiện đầu tiên để vãng sanh Thế giới Cực Lạc là tín, nguyện, trì danh. Còn sanh thiên? Tín nguyện trì danh không thể sanh thiên, sanh thiên phải đoạn ác tu thiện, tu thượng phẩm mười nghiệp thiện, cũng chính là phải có tâm thiện, lời nói thiện và hành động thiện thượng phẩm, mới có thể sanh thiên. Ngũ luân ngũ thường, tứ duy bát đức của lão Tổ tông của Trung Quốc thường nói, nếu như có thể nghiêm túc tu học, làm được 80 đến 90%, thì có thể sanh thiên; làm được 50 đến 60%, vẫn là cõi người. Vì vậy, mới biết được rằng, 48 nguyện của A Di Đà Phật giúp đỡ chúng ta thành Phật, ân đức của Ngài đối với chúng ta thật sự quá lớn rồi!

Chân dung Đại lão Hoà thượng Hải Hiền

Chân dung Đại lão Hoà thượng Hải Hiền

Cụ thể mà nói, phương pháp tu học của Pháp môn Tịnh độ, Phật nói có 16 phương pháp, trong đó có phương pháp cuối cùng, chính là dạy chúng ta trì danh niệm Phật, cũng chính là niệm danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”, hoặc là chỉ niệm bốn chữ “A Di Đà Phật”. “Nam Mô” là nghĩa là quy y, quy mạng, lễ bái, danh hiệu của Phật chỉ có bốn chữ “A Di Đà Phật”. Chỉ cần thành thật niệm, dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính niệm. Đây gọi là chánh niệm, thì có thể giúp đỡ chúng ta chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh, Phật hiệu có công đức lớn như vậy!

Thật sự muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc, cần phải mất bao nhiêu thời gian? Trong “A Di Đà Kinh” nói, “Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật”, cho đến “nhược thất nhật”. Chữ “thất” ở đây không phải là con số cụ thể, nó tiêu biểu sự viên mãn.

Kinh điển có ghi chép, rất nhiều người niệm Phật ba ngày thì vãng sanh rồi, tại sao lão Hòa thượng Hải Hiền niệm đến 92 năm? Đó chính là sứ mạng Phật cho Ngài.

Người khác hỏi Ngài: “Ngài đã gặp A Di Đà Phật rồi, Phật có nói gì với ngài không?”

Lão Hòa thượng trả lời: “Tôi cầu Lão Phật Gia đến rước tôi, nhưng ngài không đồng ý. Ngài nói để tôi ở thế gian làm biểu pháp.”

Phương pháp tu hành của lão Hòa thượng Hải Hiền, rất hiệu quả với thời đại hiện nay. Một mình ngài chăm chỉ thầm lặng mà khổ tu, tâm thanh tịnh, bình đẳng, tự tại, tùy duyên giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn, cần cù cố gắng mà làm việc. Cả đời ngài không cần tiền tài, còn nói người khác biết chân chính học Phật phải trì giới, phải chịu khổ được. Không thể trì giới, không thể chịu khổ không phải thật sự học Phật.

Ngài không làm kinh sám Phật sự, không làm pháp hội. Cho dù là làm việc hay đối người tiếp vật, trong tâm không rời khỏi Phật hiệu, Ngài đã nuôi dưỡng thành thói quen niệm Phật. Phật hiệu trong tâm của ngài không bao giờ mất đi. Đối với Hòa thượng Hải Hiền mà nói, cuộc sống là tu hành, công việc là tu hành, đối người tiếp vật cũng là tu hành, phương pháp tu hành của ngài là một câu “A Di Đà Phật”.

Hòa thượng Hải Hiền xác thật là tấm gương tốt nhất của người Tịnh tông niệm Phật. Người học Phật nếu như thật sự muốn vãng sanh, thì phải học tập theo ngài. Thật sự muốn vãng sanh, Phật hiệu không thể gián đoạn.

Trích "Cuộc đời Hòa thượng Hải Hiền"

Chuyển ngữ: Diệu Âm Diệu Hiệp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Tư liệu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Tư liệu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ

Tư liệu 09:36 13/11/2024

Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.

Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt

Tư liệu 11:46 10/11/2024

Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.

Xem thêm