Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/01/2020, 15:11 PM

Từ Iran nghĩ về Kinh Pháp Cú: Oán thù không diệt được oán thù

Khi tên lửa Iran nã vào căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Iraq sáng nay, tôi nghĩ, điều gì khiến con người giết chóc lẫn nhau, điều gì khiến bom đạn vẫn rơi trên đầu chúng sinh khắp thế giới?  Điều đáng suy ngẫm là Phật giáo chủ trương nói không bạo lực, từ đó tiêu diệt chiến tranh.

Căng thẳng Mỹ - Iran và quan điểm của Phật giáo về chiến tranh và hòa bình

Tôi nhớ lại trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng: "Oán thù không thể dập tắt được oán thù, mà chỉ có tình thương mới dập tắt được oán thù mà thôi. Tất cả chúng ta nên có thái độ như thế mà đừng nghĩ đến việc báo thù". Đức Phật luôn luôn khuyên hàng Phật tử nên có thái độ hài hòa với người khác vì điều đó dẫn đến sự an lạc từ bên trong mỗi người.

Bạo lực không thể dập tắt được bạo lực, Kinh Pháp Cú.

Bạo lực không thể dập tắt được bạo lực, Kinh Pháp Cú.

Phật giáo chủ trương không bạo lực. Tín đồ của tất cả các tôn giáo đều có thể áp dụng điều này. Lời Phật dạy cho việc ngăn chặn và chấm dứt chiến tranh và xung đột ở cả hai phương diện, bên trong ý thức con người và bên ngoài xã hội. Một vài tác phẩm sau này đã đưa ra những ý kiến không phù hợp lắm với những gì đức Phật thật sự dạy.

Bài liên quan

Ví dụ như những câu chuyện về tiền thân Đức Phật được biên soạn vào giai đoạn Kurunagala ở Sri Lanka thế kỷ thứ 13. Theo đó, trong một vài câu chuyện, bồ tát được diển tả như những chiến binh. Tùy theo thời gian và hoàn cảnh mà các tác giả đó đã cố tình tạo ra hình ảnh Bồ Tát như những vị vua hoặc tướng lĩnh để bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xâm. Tuy nhiên Đức Phật dạy rằng người nào tham dự vào chiến tranh và xung đột thì họ sẽ rước lấy sự bất hạnh to lớn.

Trong King Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh, đức Phật dạy rằng: “Anh ta là người hòa giải, người mà ở trong tình trạng xung đột có thể khuyến khích người khác đoàn kết, hòa hợp, thụ hưởng hòa bình, yêu hòa bình, vui với hòa bình, anh ta là một người, người mà luôn nói lời ca ngợi sự hòa bình. Từ bỏ sát sanh, bật tu hành Gotama kiềm chế việc sát sanh, Ông ấy sống không có sử dụng gậy và gươm, sống với sự quan tâm, từ ái và thông cảm người khác.”

Xem toàn văn bài này.

Sau khi bắn tên lửa vào quân đội Mỹ đồn trú tại Iraq, Ngoại trưởng Iran tuyên bố:

“Iran đã thực hiện và hoàn thành các biện pháp tự vệ tương xứng theo Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc nhắm đến căn cứ mà từ đó những cuộc tấn công hèn hạ nhắm vào công dân và quan chức của chúng ta được tiến hành”, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif viết trên Twitter. “Chúng tôi không muốn leo thang hoặc chiến tranh, nhưng sẽ tự bảo vệ mình trước mọi sự gây hấn”, Ngoại trưởng Iran nói thêm.

Nguyện cầu hòa bình ban rải trên toàn thế giới

Là người Phật tử, chúng tôi nguyện cầu hòa bình ban rải trên toàn thế giới và nguyện đem công đức này hồi hướng cho mọi chúng sinh nạn nhân của các cuộc chiến tranh.

Nam mô A di đà Phật!

(Xem thêm)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Xem thêm