Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/02/2020, 18:48 PM

Từ kinh Pháp cú tới Thiền Trúc Lâm

Thiền phái Trúc Lâm, khởi xuất từ thời nhà Trần, nguyên khởi vẫn là từ các bản kinh xưa cổ nhất trong tạng Pāli và tạng A-hàm được lưu chuyển và huân tập vào dòng văn hóa của dân tộc Việt. Người ta dễ dàng thấy nhiều dòng thơ, kệ trong Thiền phái Trúc Lâm là từ giáo lý sơ thời của Đức Phật.

> Lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú

Trước tiên, chúng ta dẫn ra câu hỏi thứ 39 do Trần Thái Tông đưa ra trong chương Niêm tụng kệ, trong sách Khóa hư lục (KHL), bản dịch của Hòa thượng Thích Thanh Từ: “39.- Cử: Tăng hỏi Thiền sư Văn Thù: Muôn pháp về một, một về chỗ nào?”

Câu hỏi có vẻ như làm khó, nhưng chính trong chương Luận tọa thiền của KHL, ngài Trần Thái Tông cũng đã trả lời rằng phải quan sát tâm, trong đó chia làm hai phần cụ thể, thứ nhất là dứt niệm, thứ nhì là chớ sanh kiến giải: “Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là “Đại giáo thiền”. Nay, người hậu học, cần lấy “Đại giáo thiền” làm chánh. Nơi đây tập tọa thiền dứt niệm, chớ sanh kiến giải.”(1)

Trong khi đó, kinh Pháp cú Bắc truyền, đầu tiên là nêu lên lý vô thường.

Trong khi đó, kinh Pháp cú Bắc truyền, đầu tiên là nêu lên lý vô thường.

Trước tiên là dứt niệm, chỉ có nghĩa là không khởi niệm sinh tử, chứ không có nghĩa là làm cho tâm biến mất, vì trong cùng câu nói đó, ghi rõ là cần có tâm nhìn thấy nhân không và pháp không. Thứ nhì, đừng sanh kiến giải gì hết, dù là có/không, ưa/ghét, thiện/ác. Nơi khác trong sách vừa nêu, định nghĩa tâm lặng mà biết là Chân Phật, và cần ngộ tâm đó, từ đó, chớ sanh kiến giải gì thì sẽ thấy ngã không (không hề có bất cứ gì gọi là tự ngã) và thấy pháp không (không hề có bất cứ gì, dù là đất nước gió lửa, gọi là tự ngã). Như thế, nghĩa là, không thấy bất kỳ pháp nào để nắm giữ. Vì tự các pháp đã là không.

Bài liên quan

Bài Tựa Thiền tông chỉ nam trong KHL dẫn trên, ghi lời Trần Thái Tông tham kiến Quốc sư Trúc Lâm, được dạy: “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết gọi là Chân Phật. Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài”.

Trong khi đó, kinh Pháp cú Nam truyền từ tạng Pāli khởi đầu là dòng thơ cho thấy tất cả các pháp quy về một pháp, để học nhân hướng tâm vào mà tu. Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu cho hai bài kệ đầu kinh Pháp cú là (nơi đây, trích theo dạng văn xuôi cho dễ đọc):

“1. Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo.

2. Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình”.

Đọc kinh Pháp cú, nơi đây chúng ta đối chiếu cả bản Việt của HT.Thích Minh Châu và bản Anh của Daw Mya Tin, chúng ta sẽ thấy Đức Phật còn nói cụ thể là hãy lìa tâm thiện/ác

Đọc kinh Pháp cú, nơi đây chúng ta đối chiếu cả bản Việt của HT.Thích Minh Châu và bản Anh của Daw Mya Tin, chúng ta sẽ thấy Đức Phật còn nói cụ thể là hãy lìa tâm thiện/ác

Như thế, Pháp cú Nam truyền nói rằng “ý dẫn đầu các pháp,” Thiền Trúc Lâm trả lời rằng phải ngộ được “tâm lặng mà biết”.

Câu hỏi chúng ta có thể nêu lên: Đức Phật dạy thanh tịnh ý thế nào?

Bài liên quan

Đức Phật trong kinh Tương ưng (SN 23.2) đã dạy pháp an tâm là phải lắng tâm, trước tiên với sắc (cái được thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc, nghĩ ngợi tư lường), rồi với thọ, tưởng, hành, thức, trích bản dịch của HT.Thích Minh Châu:“…Này Rādha, ông hãy phá tan, phá vỡ, phá sập, không chơi với sắc, chú tâm hướng đến đoạn diệt khát ái đối với sắc… thọ… tưởng… các hành… Ông hãy phá tan, phá vỡ, phá sập và không chơi với thức, chú tâm hướng đến đoạn diệt khát ái đối với thức”. (Bản dịch của Bhikkhu Sujato: You should scatter, destroy, and demolish feeling … perception … choices … consciousness, making it unplayable).(2)

Đọc kinh Pháp cú, nơi đây chúng ta đối chiếu cả bản Việt của HT.Thích Minh Châu và bản Anh của Daw Mya Tin, chúng ta sẽ thấy Đức Phật còn nói cụ thể là hãy lìa tâm thiện/ác (nghĩa là: không thấy pháp nào để nắm giữ trong tâm):

- Nói trong bài kệ 39 rằng người đã buông bỏ cả thiện và ác thì không sợ hãi gì;

- Nói trong bài kệ 97 rằng người đã phá hủy các nhân duyên cho mọi pháp thiện và ác là người tối thắng;

- Nói trong bài kệ 126 rằng người không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết-bàn;

- Nói trong bài kệ 267 rằng người đã ném bỏ hết mọi pháp thiện và ác thì được gọi là một vị sư;

- Và nói trong bài kệ 412 rằng người vượt qua sự trói buộc của mọi pháp thiện và ác thì được Phật gọi là một vị Bà-la-môn.(3)

Vô thường là một pháp ấn của nhà Phật.

Vô thường là một pháp ấn của nhà Phật.

Cũng là ý nghĩa chớ sanh kiến giải, vì tất cả kiến giải đều là pháp của ba cõi, trong khi người tu là phải vượt qua ba cõi. Như thế, Thiền Trúc Lâm chính là các bản kinh Pāli trong tâm thức Phật tử Việt Nam.

Trong khi đó, kinh Pháp cú Bắc truyền, đầu tiên là nêu lên lý vô thường. Bản Việt dịch (ấn bản NXB.Ananda Viet Foundation) của hai thầy Thích Đồng Ngộ và Thích Nguyên Hùng, viết những dòng đầu tiên là:

“001. Ngủ nghỉ vừa thức dậy,

Nên sinh lòng mừng vui,

Lắng nghe lời ta dạy,

Soạn chép lời Phật-đà.

002. Các hành đều vô thường,

Toàn là pháp thịnh suy,

Sinh ra phải chết đi,

Tịch diệt mới an lạc”.(4)

Bài liên quan

Vô thường là một pháp ấn của nhà Phật. Trần Thái Tông trong bài Nói rộng sắc thân trong sách KHL dẫn trên, khi viết về vô thường, trích:

“Các ông nên chín chắn xem, chỉ sắc thân này khi chưa vào bào thai thì nơi nào được có. Bởi do niệm khởi duyên hội, năm uẩn hợp thành, thể mạo vọng sanh, hình dung giả có. Quên thật quên gốc, hiện giả hiện dối, hoặc nữ hoặc nam, hoặc đẹp hoặc xấu. Trọn là buông tâm chạy đi, toàn không một bước trở về, chạy rong trên đường sanh tử… Nếu người tác gia đủ mắt, cần phải sớm gấp hồi quan chuyển thân nhảy khỏi vòng sanh tử, khoảng khảy tay cắt đứt lưới ái ân. Dù là nam hay nữ thảy đều tu được; dẫu rằng trí hay ngu trọn đều có phần…”.

Kinh Pháp cú Nam truyền khi viết về pháp quán vô thường, bài kệ 170, trích bản dịch của HT.Thích Minh Châu:

“170. Hãy nhìn như bọt nước,

Hãy nhìn như cảnh huyễn!

Quán nhìn đời như vậy,

Thần chết không bắt gặp...”.

Trong lời Trần Thái Tông: “Tâm lặng mà biết gọi là Chân Phật. Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài…”.

Trong lời Trần Thái Tông: “Tâm lặng mà biết gọi là Chân Phật. Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài…”.

Còn về lời dạy “chớ sanh kiến giải” của Trần Thái Tông, chúng ta cũng gặp tương tự trong một bài kệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ, trong sách Thiền sư Việt Nam của HT.Thích Thanh Từ, trích:

“Kiến giải trình kiến giải,

Tợ dụi mắt thấy quái.

Dụi mắt thấy quái rồi,

Rỡ ràng luôn tự tại”.(5)

Bài liên quan

Lời dạy “chớ sanh kiến giải” của Thiền Trúc Lâm cũng từ lời Đức Phật dạy, như trong Kinh Tập của Tiểu bộ, kinh Paramatthaka (Sn 4.5), trong sách Kinh nhật tụng sơ thời, bản dịch Nguyên Giác, trích như sau:

“800. Rời tất cả các lập trường, không nắm giữ gì hết, không dựa vào kiến thức, không về phe nào trong các tranh cãi, chia rẽ, cũng không lui về giữ bất kỳ cái nhìn nào.

801. Người trí không nghiêng về bất kỳ phía nào, dù về hữu hay phi hữu (có/không), dù cõi này hay cõi sau. Không có gì để nắm giữ, bấu víu trong tất cả các giáo thuyết người này đã học và suy tính.

802. Trong những cái được thấy, nghe, nhận biết, chớ để một niệm vi tế nào khởi trong tâm. Với người không nắm giữ một kiến nào như thế, làm sao có ai trong thế giới này xếp loại được vị đó.

803. Vị đó không dựng lập, thiên về, không nắm giữ giáo thuyết nào, không bị dẫn dắt bởi giới luật hay nghi lễ tôn giáo. Sống với Như Thị [is Thus] vị đó qua bờ, không lùi lại”.(6)

Cái hiện tiền là bất khả ngôn thuyết. Trong cái hiện tiền chảy xiết đó, không có cả khái niệm về Phật hay về Pháp, cũng như không hề có khái niệm thiện/ác nào trong đó.

Cái hiện tiền là bất khả ngôn thuyết. Trong cái hiện tiền chảy xiết đó, không có cả khái niệm về Phật hay về Pháp, cũng như không hề có khái niệm thiện/ác nào trong đó.

Tới đây, thắc mắc có thể nêu lên: làm thế nào xuyên suốt các lời dạy đập cho tan nát ý thức, với lời dạy chớ lập kiến giải và với việc quán sát vô thường? Trả lời: bất kỳ khi nào tâm lặng lẽ nhìn/nghe/cảm nhận cái khoảnh khắc hiện tiền đều tự thấy không có gì để nắm giữ. Cũng hệt như tiếng chim kêu trên hư không, từng khoảnh khắc tiếng chim tự tan biến.

Bài liên quan

Câu trả lời cũng có thể thấy trong lời dạy của ngài Xá Lợi Phất (Sariputta), trong bài thơ “Guhatthaka-suttaniddeso: Upon the Tip of a Needle” - nói rằng hãy thấy tất cả các pháp chảy xiết qua các khoảnh khắc thời gian, y như điểm tiếp giáp của một hạt đậu rất nhỏ đặt lơ lửng trên đầu một mũi kim. Nghĩa là, chúng ta phải tu trong từng khoảnh khắc, từng sát-na tâm.

Trong cái khoảnh khắc hiện tiền trôi chảy trước mắt, bên tai, xuyên toàn thân chúng ta là dòng sông vô thường. Nơi khoảnh khắc hiện tiền chảy xiết đó, trên đầu mũi kim lơ lửng của dòng chảy đời sống, không hề có gì là của quá khứ cũng như tương lai, trong khi cái hiện tiền chỉ có thể kinh nghiệm nhưng không ai có thể mở lời mà nói, vì hễ mở lời là khoảnh khắc đó liền trôi đi, và hễ mở lời, thì ngôn ngữ lại là hiển lộ tâm hành của quá khứ. Cái hiện tiền là bất khả ngôn thuyết. Trong cái hiện tiền chảy xiết đó, không có cả khái niệm về Phật hay về Pháp, cũng như không hề có khái niệm thiện/ác nào trong đó. Tuy nhiên, hễ ái dục khởi lên, cái hiện tiền sẽ biến mất, vì lúc đó là khởi lên “cái tôi” muốn nắm giữ những “cái của tôi”…

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Nội dung bài thơ của ngài Xá Lợi Phất, chỉ phương pháp tu trong khoảnh khắc của tâm, nơi đây sẽ viết như văn xuôi cho dễ đọc, dịch nghĩa như sau:

Bài liên quan

“Đời sống, thọ mạng, niềm vui, nỗi đau đều buộc chung vào một khoảnh khắc của tâm, một khoảnh khắc nhanh chóng trôi đi. Ngay cả các vị phi nhơn sống lâu tới 84 ngàn tỷ năm cũng không sống được 2 khoảnh khắc nào trong tâm y hệt nhau. Cái ngưng lại nơi người đã chết hay cho người còn đứng nơi đây đều là cùng các uẩn, khi biến đi là vĩnh viễn không nối lại được. Các trạng thái đang biến mất bây giờ và các trạng thái sẽ biến mất trong các ngày tương lai đều có đặc tướng y hệt như các đặc tướng đã biến mất trước đây. Khi không tạo tác gì nữa, sẽ không có sinh ra; chỉ với hiện tại này, chúng ta đang sống. Khi đã nắm được nghĩa tối thượng, thế giới chết ngay khi tâm ngưng lại. Không cất giữ gì được những gì đã biến mất, không để gì được cho tương lai. Những người đã sinh ra trong đời này đang đứng y hệt như hạt đậu rất nhỏ trên đầu mũi kim. Sự biến mất của tất cả các trạng thái này đã không hề được hoan nghênh, mặc dù hiện tượng khoảnh khắc tan rã như thế đã có từ thời ban sơ. Từ nơi chưa được nhìn thấy, các trạng thái này hiện ra và biến đi, được nhìn thấy chỉ khi chúng đang trôi đi vào quá khứ. Y hệt tia chớp trên bầu trời: tất cả các pháp khởi lên và rồi biến hẳn đi”.(7)

Như thế là ý chỉ nơi đầu bài, trong lời Trần Thái Tông: “Tâm lặng mà biết gọi là Chân Phật. Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài…”.

Bởi vì tất cả các hành đều vô thường, vừa sinh khởi lên là tức khắc tan biến, cũng nơi đó hiển lộ được ý nghĩa “ngã không” và “pháp không.” Cũng trong dòng chảy xiết vô thường đó, cái tâm nhìn thấy vô thường đó không hề trôi theo dòng chảy, không hề biến diệt theo dòng chảy. Pháp tu Thiền Trúc Lâm là để ngộ ra tâm đó. Pháp tu chỉ là đơn giản như thế, và cũng gọi là không có gì để tu, vì hễ nghĩ là phải tu thì tức khắc tan mất cái nhìn về dòng chảy vô thường và đã rơi vào những cái đã trôi qua. Cũng gọi là Cửa Không Cửa.

Chú thích:

(1) Khóa hư lục, bản dịch và chú giải của HT.Thích Thanh Từ: https://thuvienhoasen.org/p27a6701/09-luan-toa-thien.

(2) Kinh Tương ưng (SN 23.2): https://suttacentral.net/sn23.2/vi/minh_chau.

(3) Kinh Pháp cú, bản của HT.Thích Minh Châu: https://thuvienhoasen.org/p15a7961/pham-01-10. Bản của Daw Mya Tin: http://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/index.php.

(4) Kinh Pháp cú Bắc truyền, bản dịch Thích Đồng Ngộ và Thích Nguyên Hùng: https://thuvienhoasen.org/p16a31103/pham-1-vo-thuong.

(5) Thiền sư Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/a11311/phan-09.

(6) Kinh Tương ưng (Sn 4.5): https://thuvienhoasen.org/p21719a30598/sn-4-5-parama-haka-sutta-kinh-ve-toi-thuong.

(7) Các pháp vào định: https://thuvienhoasen.org/a28417/cac-phap-vao-dinh.

Theo: Nguyệt san Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm