Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/09/2022, 07:30 AM

Tu là biết vượt qua những thương ghét phàm tình

Tất cả những nghiệp ân oán, oan gia đều do thương ghét mà ra, bởi vì thương là sự biểu lộ của tâm tham, và ghét là sự biểu lộ của tâm sân. Do đó thương ghét càng nhiều thì tham, sân càng tăng và đương nhiên dẫn đến đau khổ và bất an.

Ða số người thường, suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét.

Thương thì chăm lo, chiều chuộng, ôm giữ. Ghét thì hất hủi, xa lánh, đẩy ra.

Khi thương trái ấu cũng tròn,

khi ghét bồ hòn cũng méo.

Thương thì thương cả đường đi,

ghét thì ghét cả tông ti họ hàng.

Tất cả những nghiệp ân oán, oan gia đều do thương ghét mà ra, bởi vì thương là sự biểu lộ của tâm tham, và ghét là sự biểu lộ của tâm sân. Do đó thương ghét càng nhiều thì tham, sân càng tăng và đương nhiên dẫn đến đau khổ và bất an.

Không hiểu biết thì không thể thương yêu

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi bắt đầu biết đạo thì tập diệt trừ tánh tham và sân vì biết đó là nguyên nhân của đau khổ. Nhờ từ bỏ tánh tham, sân nên tâm trở nên bình đẳng, không thương người này ghét người kia. Nhờ tâm bình đẳng nên bớt luyến ái gia đình, vợ chồng, con cái, cha mẹ, và bớt thù ghét người dưng nước lã, kẻ thù.

Nếu tiếp tục tu hành như vậy, từ bỏ tham, sân thì tâm càng trở nên bình an, vắng lặng. Đến đây, nếu không khéo thì sẽ trở nên gỗ đá, cây khô, không còn tình người. Do đó cần phải bước qua giai đoạn kế tiếp là quay lại nhìn chúng sinh.

Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, và từ đó khởi lên một tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi.

Tình thương này không còn bóng dáng của tâm tham nên không có ái luyến, dính mắc. Tính chất của nó hoàn toàn khác hẳn với cái thương (có tham) của phàm phu. Đây là loại tình thương của bồ tát, người đã hiểu đạo và tu tập để thoát ra ngoài vòng thương ghét thường tình thế gian. Vì thế sau khi hiểu đạo thì chỉ còn tình thương. Thấy ai cũng là bà con thân thuộc của mình từ nhiều kiếp, và thấy ai cũng đáng thương hết.

Gặp gỡ trong đời một chữ duyên

Trân trọng bên nhau phút hiện tiền

Người đến, ân cần cho hết dạ

Người về, thôi vướng bận niềm riêng.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trái tim là một nhiệm mầu của sự sống

Sống an vui 20:11 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn. Khi con quán chiếu về thân thể con theo kinh thân hành niệm (niệm thân kinh), con khám phá ra rằng cơ thể con rất mầu nhiệm. Khi con có ý thức là đôi mắt con còn sáng thì con rất trân quý đôi mắt của con.

Sống yêu thương nhưng không phụ thuộc…

Sống an vui 14:15 05/05/2024

Cứ sống tử tế là được, đừng bao giờ cố gắng để khiến bất cứ một ai yêu thích bạn. Khi bạn càng cố gắng để được yêu thương thì bạn càng dễ bị phụ thuộc cảm xúc vào người khác và càng dễ bị thất vọng, đau lòng và mất tự tin vào bản thân.

Chỉ có "bây giờ" mới thực sự thuộc về bạn

Sống an vui 10:50 05/05/2024

Trên đồng hồ lớn của cuộc đời, "bây giờ" đứng như điểm riêng giữa quá khứ và tương lai, nơi tất cả mở ra. Đây là thời điểm mà chúng ta có thể tận hưởng những niềm vui nhỏ bé của cuộc sống, làm những việc tốt và có một sự tồn tại đầy ý nghĩa.

Mây cũng là con, tuyết cũng là con

Sống an vui 09:27 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn, con thấy con là đại dương, tất cả các dòng sông trên trái đất đều chảy về con. Bạch Đức Thế Tôn, con thấy con bốc hơi thành mây, rong chơi trên trời và trở thành mưa, thành tuyết, thành nước đá rơi xuống trên đỉnh núi.

Xem thêm