Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 15/08/2022, 17:19 PM

Tu là chuyển nghiệp (Phần 3)

Sự lưu chuyển này là lý Nhân Quả đương nhiên chân thật, là sự thật tuyệt đối. Con người biết đến hay không biết, tin theo hay không tin thì lý Nhân Quả vẫn đương nhiên diễn tiến theo quá trình từ Nhân đến Quả.

2. Sự chuyển nghiệp trên đường giải thoát

Sinh hoạt của con người luôn luôn tiếp diễn không lúc nào ngừng, nói văn hoa gọi là dòng đời trôi nổi ví như dòng sông tuôn chảy lúc mạnh lúc yếu, khi đục khi trong, không lúc nào tĩnh lặng. Nước sông bắt nguồn từ chỗ cao thượng lưu chảy xuống chỗ thấp hạ lưu theo lẽ tự nhiên từ cao xuống thấp: Đó là sự lưu chuyển do thủy lực của nước sông.

Sinh hoạt của con người hằng ngày vui buồn sướng khổ, an nguy sống chết theo lý vô thường nối đuôi nhau tạo thành cuộc sống nhân sinh. Tất cả mọi sinh hoạt của con người thâu tóm lại là nghĩ, nói và làm. Phật học gọi là tam nghiệp gồm có Ý nghiệp, Khẩu nghiệp và Thân nghiệp. Sự diễn tiến cuộc sống nhân sinh do sinh lực tức sức sống của con người, Phật học gọi là Nghiệp lực.

Nghiệp lực trong quá trình chuyển nghiệp

Thế nào là chuyển nghiệp? Câu thường nghe nói trong Phật học Tu Phật là tu Tâm vì lý do Phật tại Tâm, Phật chính là Chánh Tâm bẩm sinh vốn tự tánh Chân Thiện nên cũng gọi là Chân Tâm, Thiện Tâm. Tu Tâm là chuyển Tâm từ Tà Tâm thành Chánh Tâm, từ Vọng Tâm thành Chân Tâm, từ Ác Tâm thành Thiện Tâm. Nói rõ ràng dễ hiểu hơn, Chuyển Tâm là Chuyển Nghiệp, từ Nghiệp Dữ sang Nghiệp Lành.

Tu là chuyển nghiệp (Phần 2)

Sự diễn tiến cuộc sống nhân sinh do sinh lực tức sức sống của con người, Phật học gọi là Nghiệp lực.

Sự diễn tiến cuộc sống nhân sinh do sinh lực tức sức sống của con người, Phật học gọi là Nghiệp lực.

Theo từ ngữ, Chuyển nghiệp có hai nghĩa cần phân biệt tường tận:

Nghĩa thứ nhất

Chuyển hiểu theo nghĩa lưu chuyển, chuyển dịch, chuyển biến... diễn ý rời chỗ này đến chỗ kia, lìa bỏ sắc tướng hình dạng này để mang sắc tướng hình dạng khác. Ứng dụng vào lý Nhân Quả, đây là quá trình từ Nghiệp Nhân đã gieo trong quá khứ dẫn đến Nghiệp Quả đang nhận trong hiện tại, hay từ Nghiệp Nhân gieo trong hiện tại đến Nghiệp Quả sẽ nhận trong tương lai. Tóm lại là từ Nhân đến Quả theo dòng thời gian.

Sự lưu chuyển này là lý Nhân Quả đương nhiên chân thật, là sự thật tuyệt đối. Con người biết đến hay không biết, tin theo hay không tin thì lý Nhân Quả vẫn đương nhiên diễn tiến theo quá trình từ Nhân đến Quả. Sự đương nhiên không thể nghĩ bàn, chỉ dẫn chứng để kiên định niềm tin là nương theo lẽ đương nhiên mà hành trì Chánh pháp:

Đã gieo Nhân thì ắt nhận Quả, nhìn thấy quả ắt phải biết là có Nhân. Nhân và Quả không bao giờ hiện hữu đơn lẻ một mình. Đây là lý Tương sinh tương nhiếp nghĩa là cùng sinh ra cùng nắm giữ lấy nhau.

Nhân nào Quả ấy, lời Phật dạy: Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nhân lành sanh Quả phúc, Nhận dữ sanh Quả họa. Cổ nhân có câu Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu, diễn nôm là Họa và Phúc không tự dưng bước qua cửa vào trong nhà, tất cả đều do chủ nhân mời rước vào. Tục ngữ có những câu Ở hiền gặp lành, Gieo gió gặt bão, Cây thối tự rễ, Nước đục tự nguồn. Ca dao nói về lẽ đương nhiên Nhân nào Quả ấy một cách nhẹ nhàng nhưng rất thâm thúy:

Trồng sung thì hái quả sung,

Trồng sung mong hái quả hồng được sao! 

Trồng mơ đừng ước được đào,

Trồng chanh chẳng có khi nào được cam!  (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm