Tu là chuyển nghiệp (Phần 2)
Người quán chiếu nhìn thấy Nhân tức khắc biết cả Quả, nhìn thấy quả tức khắc biết cả Nhân. Thâm quán hơn khi nhìn vào một sự kiện duy nhất, người này thấy ngay cùng một sát na cả Nhân lẫn Quả, không cần suy ngẫm gì.
1. Tam nghiệp và phân biệt nhân với quả ( tiếp theo)
Đây là cách quan niệm sự kiện siêu thời gian và siêu không gian, nghĩa là không đặt sự kiện được quán chiếu vào trong một bối cảnh thời gian không gian. Cách quan niệm này của Thiền tông nhìn thấy Nhân và Quả chỉ là Một, không phải Hai (chữ Hán: Nhất như). Lập luận như sau:
Dòng thời gian vốn vô thủy vô chung liên tục tiếp nối không lúc nào ngưng lại ở một điểm nào. Khi nhìn một sự kiện, con người đem đặt vào bối cảnh thời gian tại một điểm nhất định gọi là thời điểm xảy ra sự kiện. Do đó mới nẩy sinh ra ý niệm quá khứ, vị lai lấy thời điểm xảy ra sự kiện làm hiện tại coi như giao điểm giữa hai thời quá khứ và vị lai. Quá khứ, vị lai cũng như hiện tại chỉ có hư nghĩa, không có thực nghĩa vì lý do chính thời điểm gọi là hiện tại dùng làm cái mốc chia quá khứ với vị lai lại luôn luôn di chuyển, không đứng yên một chỗ, Người nói ra lời, âm thanh chưa kịp đến tai người nghe thì cái gọi là hiện tại đã trở thành quá khứ. Căn cứ vào hư nghĩa quá khứ và vị lai nẩy sinh ra ý niệm Nhân và Quả, tin rằng đó là hai thực thể khác nhau, Nhân có trước Quả sinh sau.
Đem sự kiện đặt vào bối cảnh không gian tại một điểm nhất định gọi là địa điểm nơi xảy sự kiện. Do đó mới nảy sinh ra ý niệm chỗ xa chỗ gần, người này người nọ. Thực ra, không gian vốn vô cùng vô tận, không có cái gọi là xa gần trên dưới hay đông tây nam bắc. Những ý niệm về khoảng cách trong không gian là những quy ước có giá trị tương đối khi cần sự phân biệt, không có giá trị tuyệt đối, Phật học gọi là Chân Như. So với bầu khí quyển bao quanh trái đất, mặt trăng ở xa hơn nhiều; So với mặt trời, mặt trăng lại ở gần hơn nhiều. Hoa Kỳ ở phía nam của Canada nhưng ở phía bắc của Mexico.
Lập luận như trên nên Thiền tông có quan niệm Nhân Quả nhất như, Nhân và Quả là Một, không phải Hai. Người quán chiếu nhìn thấy Nhân tức khắc biết cả Quả, nhìn thấy quả tức khắc biết cả Nhân. Thâm quán hơn khi nhìn vào một sự kiện duy nhất, người này thấy ngay cùng một sát na cả Nhân lẫn Quả, không cần suy ngẫm gì. Đạt tới trình độ này gọi là trực quan, trực giác, trực ngộ, đốn giác hay đốn ngộ.
Theo cách quan niệm thứ hai này, khi nhìn trái cam người quán chiếu thấy ngay hạt cam trong quá khứ đã ương trồng thành cây cam tức là Nhân của trái cam nhìn thấy ở thời điểm hiện tại, đồng thời thấy luôn cả cây cam trong thời gian vị lai do hạt cam trong ruột trái cam nhìn thấy trước mắt sẽ nẩy mầm mọc thành cây tức là Quả của trái cam ở trước mắt. Nói cách khác, từ sự kiện hiện hữu trong hiện tại người quán chiếu thấy luôn cả Nhân trong quá khứ và Quả trong tương lai. Hiện tại, quá khứ và tương lai thâu lại chỉ là một điểm duy nhất, tính cách siêu thời gian được dẫn giải như vậy theo Thiền tông. Bằng cách dẫn giải tương tự, tính cách siêu không gian cũng vậy: Trái cam cụ thể nhìn thấy trước mắt có một vị trí trong không gian. Cũng từ vị trí duy nhất này người quán chiếu thấy cả hai vị trí có trong quán tưởng, một của Nhân trong quá khứ và một của Quả trong tương lai.
Trường hợp sự kiện trừu tượng cũng vậy. Nhìn thấy trước mắt một người thành đạt khá giả sẽ biết ngay do Nhân trong quá khứ là chăm chỉ làm ăn, đồng thời cũng biết ngay sẽ dẫn đến Quả trong tương lai là được an vui sung sướng. Ngược lại, nhìn thấy trước mắt một người phiền muộn nghèo khó sẽ biết ngay do Nhân trong quá khứ là lười biếng ham chơi, đồng thời cũng biết ngay sẽ dẫn đến Quả trong tương lai là tủi nhục thất vọng.
Đây là cách quán niệm sự kiện của người tu thiền mang tâm xuất thế gian, nhìn vào sinh hoạt nhân sinh với con mắt xuất thế gian để nhận thức lý Nhân Quả nhất như: Nhân và Quả là Một, không phải Hai. Gọi là xuất thế gian vì lý do siêu thời gian và không gian, coi như không có thời gian và không gian dùng làm bối cảnh quán chiếu mà chỉ nhìn thấy một sự kiện xảy ra một cách trực tiếp và chính xác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu
Nghiên cứu 23:14 20/12/2024Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Nghiên cứu 13:41 18/12/2024Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
Đời tu của tôi
Nghiên cứu 09:32 18/12/2024Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Nghiên cứu 11:12 17/12/2024Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.
Xem thêm