Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/12/2021, 09:13 AM

Bồ-tát cứu giúp hay tự chuyển nghiệp?

Bồ-tát có nhiều phương tiện và cách thức để ban vui cứu khổ, năng lực ấy vốn “không thể nghĩ bàn” nên chúng sinh khó có thể biết hết được.

Quan Thế Âm bao giờ cũng ở sẵn trong tâm ta, hãy trở về quê hương muôn thuở trong tâm, ta sẽ tìm thấy người mẹ hiền muôn thuở này.

Quan Thế Âm bao giờ cũng ở sẵn trong tâm ta, hãy trở về quê hương muôn thuở trong tâm, ta sẽ tìm thấy người mẹ hiền muôn thuở này.

Hỏi:

Trước đây, tôi có khổ nạn nên đến chùa dâng hương và phẩm vật cầu xin Bồ-tát Quan Thế Âm cứu giúp. Từ đó, tôi thấy trong tâm được yên ổn hơn, không còn nhớ tới những cái làm cho mình đau khổ nữa mặc dù khổ nạn vẫn tiếp diễn. Có phải nhờ Bồ-tát đã cứu giúp hay tâm tôi thay đổi rồi tự chuyển nghiệp? Làm sao để biết mình được Bồ-tát cứu giúp?

Đáp:

Bản chất của việc cầu nguyện theo Phật giáo là “cảm ứng đạo giao”. Không phải chỉ nhắm mắt cầu nguyện suông rồi có sự giao cảm và gia hộ của Bồ-tát mà cần có sự kết hợp giữa tự lực và tha lực. Tha lực là tâm từ thương xót và lòng bi mẫn cứu giúp chúng sinh của chư Phật, Bồ-tát. Tự lực là người cầu nguyện thiết tha, chí thành hướng về quy mạng Tam bảo, nguyện trọn đời sống thiện, nương tựa chư Phật và Bồ-tát với lòng kính tin và biết ơn vô hạn. Dù cho cuộc sống có vô thường biến động đến thế nào thì cũng quyết một lòng nương theo Tam bảo, không trái, không rời; và liền hoặc sau đó có cảm ứng đạo giao, người cầu nguyện thấy được con đường, tìm được lối thoát ngay trên hiện thực khổ đau.

Vì thế, căn bản vẫn là “tâm bạn thay đổi rồi tự chuyển nghiệp”, tự lực. Nhưng để tâm thay đổi, tư duy đúng hướng, thấy rõ sự thật để xả buông trong rối ren đau khổ thì rất cần sự soi sáng và gia hộ của Tam bảo, tha lực. Tóm lại, tuy có tha lực mà vẫn dựa trên nền tảng của tự lực đồng thời tuy căn bản là tự lực nhưng cũng cần nương tựa oai lực gia hộ của Tam bảo, tức tha lực. Người Phật tử chân chính, bình thường cũng như lúc gặp khổ nạn luôn quay về nương tựa Tam bảo. Ân đức và oai lực của Tam bảo là không thể nghĩ bàn sẽ luôn che chở, gia hộ và soi sáng cho chúng ta vượt qua chướng duyên, thành tựu an lạc.

Theo hạnh nguyện “tầm thanh cứu khổ” của Bồ-tát Quán Thế Âm, khi có chúng sinh đau khổ chí thành tha thiết cầu nguyện Ngài thì Bồ-tát liền tìm cách cứu giúp. Bồ-tát có nhiều phương tiện và cách thức để ban vui cứu khổ, năng lực ấy vốn “không thể nghĩ bàn” nên chúng sinh khó có thể biết hết được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm