Thứ sáu, 19/07/2024, 12:50 PM

Tu là phải học hỏi và ứng dụng giáo Pháp

Phật thường dạy, Ngài “theo bệnh cho thuốc để trừ bệnh khổ cho chúng sanh”. Nơi nội tâm chúng ta có bệnh gì thì Phật có thứ thuốc ấy để trị lành bệnh. Cho nên nói “chúng sanh có vô lượng phiền não, Phật có vô lượng pháp môn”.

Vì thế, tu là dùng Phật pháp chuyển hóa tâm niệm sai lầm, xấu xa, tội ác của chúng ta.

Biết vậy thì tu là phải học hỏi giáo pháp và ứng dụng giáo pháp để trị lành những tâm bệnh của mình.

Học hỏi giáo pháp là mở sáng con mắt trí tuệ, là đi lần trên con đường giác ngộ, tức là tu theo đạo Phật.

Vì Phật là con người giác ngộ, đạo Phật là con đường tiến đến giác ngộ.

Mọi khổ đau của chúng sanh do si mê tạo nên, muốn giải thoát khổ đau là phải giác ngộ.

Tuy nhiên giác ngộ mức độ cao thấp khác nhau, tùy đó mà con người được bớt khổ hay hết khổ.

Học hỏi giáo pháp là học Phật, ứng dụng giáo pháp để tu hành là tu Phật.

Với tinh thần tu học này, chúng ta không tìm đâu thấy có ỷ lại, van xin, cầu cúng; mà thấy mỗi người trang bị sẵn ngọn đuốc trí tuệ của mình để mồi với ngọn đuốc chánh pháp của Phật.

Những người này không có yếu hèn, sợ hãi, tham lam; mà lòng cương quyết, can đảm, kiên trì tự nỗ lực tu hành cho đến ngày giải thoát.

Tu học đúng Pháp: Cách bảo vệ chánh Pháp hữu hiệu

Tu là phải học hỏi và ứng dụng giáo Pháp 1

Tham sân si là mục tiêu họ phải chiến đấu đến bao giờ tiêu diệt hết mới thôi.

Bởi vậy một bước tiến tu là một niềm an lạc, càng tu khổ đau càng tan rã, như tuyết giá tan rã khi ánh mặt trời lên.

Tiến tu như thế, có lý do gì thối tâm bỏ đạo, có duyên cớ nào phải lùi bước đi theo đường tà?

Được nhiều người tin Phật, chưa hẳn Phật giáo đã thịnh.

Nếu tin theo lối ỷ lại, van xin, cầu cúng, dù có bao nhiêu triệu người, Phật giáo vẫn bị chìm trong u tối.

Vì mê tín thì không giác, không giác thì có dính dáng gì với đạo Phật? Chúng ta thật tâm tu theo đạo Phật thì cố mở sáng con mắt trí tuệ, nhận chân những sự thật qua lời dạy của đức Phật.

Như Phật dạy “các pháp là vô thường”, chúng ta phải chiêm nghiệm lý này cho tường tận, thấu suốt tường tận chúng ta mới nếm được pháp vị “vô thường” của Phật ban cho.

Đạo lý “nhân quả” là nền tảng của Phật giáo, nếu chúng ta không suy tư cho thấu đáo thì lòng chánh tín khó phát sanh. Phật dạy “tin nhân quả là chánh tín”, nếu chúng ta không chịu khó rà đi soát lại kỹ càng thì làm sao đủ lòng tin nhân quả.

Bởi không tin nhân quả, chúng ta dễ sanh yếu hèn, sợ hãi, van xin rơi vào đường mê tín.

Lý “nhân duyên” là chân lý của muôn pháp, nếu không nghiền ngẫm thật chín chắn, thật nhuần nhuyễn, chúng ta không thể hiểu nổi chỗ thâm sâu của nó.

Đã không hiểu lý “nhân duyên” chúng ta làm sao thấy được chỗ cao siêu của Phật giáo mà sanh lòng tin kính?

Muốn hưởng được pháp vị một cách thấm thía nồng nàn, người Phật tử phải tận lực suy tư nghiền ngẫm chánh pháp thật tường tận tinh vi.

Như muốn thưởng thức hương vị của thức ăn thật đầy đủ, người ta phải nhai thật nhuyễn những thức ăn ấy.

Đồng thời Phật tử phải ứng dụng triệt để chánh pháp trong cuộc sống hằng ngày.

Mọi người ai cũng thừa nhận nơi nội tâm của mình đã sẵn có tánh lương thiện và tánh tội ác.

Tội ác là nhân khổ đau cho mình và cho người, đời này và đời sau, nó làm cho con người trở thành hèn hạ xấu xa.

Lương thiện là nhân an vui cho mình cho người, đời này và nhiều đời khác, nó gầy dựng cho con người trở thành bậc Hiền Thánh.

Nếu muốn hết khổ được vui, chúng ta phải dẹp bỏ tánh tội ác, nuôi dưỡng tánh lương thiện, chính đây là tu. Tu là điều kiện tất yếu của mọi người, không riêng ai và giới nào, nếu là người muốn hết khổ được vui và cố vươn lên bậc Hiền Thánh.

Trích trong: Cành Lá Vô Ưu. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm