Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/04/2024, 21:25 PM

Từ nhà giàu đến Bồ-tát

Theo Phật giáo, thức ăn có hai loại: vật chất và tinh thần. Thức ăn nuôi sống và phát triển phần thân là lương thực, thực phẩm. Thức ăn trí tuệ giúp con người trưởng dưỡng phần tâm hồn, ý tưởng, niềm tin, sống hướng thượng.

Nhà giàu là người sở hữu nhiều cơ sở vật chất và nhiều tài sản giá trị. Bồ-tát là người có tâm tỉnh giác, có tâm nguyện rộng lớn, luôn hành trì để giải thoát cho mình không còn tham, sân, si, biếng nhác, kiêu mạn; luôn hành đạo để giúp người thoát khỏi vô minh, phiền não, đói khát, bệnh tật.

Con đường từ nhà giàu đến Bồ-tát được đo bằng sáu phẩm hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tại sao? Vì, bố thí là diệt trừ lòng tham, trì giới là diệt trừ thân ô nhiễm, nhẫn nhục là diệt trừ tánh kiêu mạn, tinh tấn là diệt trừ sự biếng lười, thiền định là diệt trừ tâm loạn động.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bố thí là một trong sáu phẩm hạnh cần có của Bồ-tát. Bố thí, tiếng Phạn (dāna) là “sự cho”, tiếng Hán Việt là “bố thí”. Bố là “khắp”, thí là “cho”. Bố thí là cho khắp tất cả. Có ba yếu tố tạo nên bố thí: người cho, vật cho, kẻ nhận. Thiếu một trong ba thì chưa thể gọi là bố thí.

Bố thí của Bồ-tát thể hiện ở ba lĩnh vực: Đem của cải, vật chất do mình sở hữu chuyển trao lại cho tổ chức hoặc cá nhân. Đem kiến thức, trí tuệ của mình cống hiến và truyền trao cho xã hội. Đem sự dũng cảm, nghị lực và nhẫn nhục của mình thực thi điều lành, bảo vệ lẽ phải và che chở người thân cô, thế cô.

Như vậy, muốn thực hành bố thí Bồ-tát phải giàu có, phải có kiến thức uyên thâm và uy-lực.

Bồ-tát thực hành bố thí trên tâm nguyện ba không: không có người cho, không có vật cho, không có kẻ nhận. Khi cho, không thấy mình cho thì vượt lên trên sở hữu. Khi cho, không thấy vật (của mình) cho thì thoát khỏi danh lợi. Khi cho, không phân biệt thân quen thì ly ái (thoát ly yêu, thương, nhớ, mến, ưa, ghét, giận, hờn, buồn, lo). Khi cho, không mưu cầu ơn nghĩa thì ly dục (không nhằm thỏa mãn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Phật dạy: “Hết thảy chúng sanh đều tồn tại do thức ăn”. Vì vậy, Bồ-tát hành đạo trước hết là cung cấp thức ăn cho những người đói, khát, nghèo, khó. Theo Phật giáo, thức ăn có hai loại: vật chất và tinh thần. Thức ăn nuôi sống và phát triển phần thân là lương thực, thực phẩm. Thức ăn trí tuệ giúp con người trưởng dưỡng phần tâm hồn, ý tưởng, niềm tin, sống hướng thượng.

Bồ-tát không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của người nhận. Do vậy, tùy theo căn cơ, hoàn cảnh, phước đức, nhân-duyên của kẻ nhận mà Bồ-tát bố thí vật cho.

Nếu nhà giàu thực hành một cách đầy đủ “sáu phẩm hạnh” và bố thí với tâm nguyện “ba không” thì chính họ đang làm việc của Bồ-tát.

Nếu nhà giàu thực hành bố thí với tâm tư lợi, tâm xấu xa, hoặc muốn dụ dỗ, muốn mê hoặc, mua danh lợi, mưu cầu ơn nghĩa,... không quan tâm đến sự an vui, lợi ích của kẻ nhận thì đó là một hình thức kinh doanh cho đi và nhận lại!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cho ngày tháng trôi đi...

Góc nhìn Phật tử 15:52 29/04/2024

Sau cơn mưa đêm qua, Sài Gòn lại bừng tỉnh đón nắng vàng giăng trên khắp con đường, ngõ hẻm. Nắng trong kí ức của mọi người hay bất kỳ ai đó có lẽ đã rất gần gũi.

Phước thiện

Góc nhìn Phật tử 15:14 29/04/2024

Trong vòng luân hồi sinh tử, tử sinh ai là người bạn thân nhất, tốt nhất đối với ta, người đó có phải là cha, mẹ, chồng, vợ, con cái hay những người thân nhất của mình?

Quán chiếu về tâm hỷ - Sự hoan hỷ cảm thông

Góc nhìn Phật tử 13:18 29/04/2024

Hãy nới rộng dung lượng trái tim bạn lớn hơn. Vì bạn không chỉ có thực hiện được lòng từ bi, mà còn có thể có một trái tim tùy hỷ và cảm thông nữa.

Mỗi mảnh ghép nhân duyên đều mang đến ý nghĩa đặc biệt và quý báu

Góc nhìn Phật tử 13:00 29/04/2024

Cuộc đời giống như một bức tranh lớn, được tạo nên từ những mảnh ghép nhân duyên khác nhau. Mỗi người mà chúng ta gặp gỡ, từ người bạn đến người yêu, đều là một mảnh ghép quan trọng, mang đến cho cuộc đời của chúng ta những trải nghiệm đặc biệt.

Xem thêm