Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/01/2023, 22:43 PM

Tứ niệm xứ

Trong suốt 49 năm hành đạo, Đức Phật thuyết pháp khác nhau nhưng tất cả đều có chung một hương vị giải thoát.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tứ niệm xứ là một trong số các pháp mà Đức Phật đã chỉ dạy chúng sanh; là nền tảng cơ bản của tất cả các pháp môn tu tập và đồng thời cũng chính là một phần của 37 phẩm trợ đạo - 37 thành phần giúp ta đi đến giải thoát; bao gồm Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần và Bát Thánh đạo phần. 

Tứ niệm xứ bao gồm quán Thọ thị khổ, quán Thân bất tịnh, quán Tâm vô thường và quán Pháp vô ngã. Tứ niệm xứ giúp chúng sanh hiểu được ý nghĩa cốt lõi của tất cả các pháp mà Đức Phật đã thuyết trong suốt 49 năm đó chính là Khổ, Không, Vô thường và Vô ngã. 

Quán Thọ thị khổ nghĩa là xem xét cảm nhận thì thấy Khổ. Khi ta cảm nhận cái gì đó thì sẽ sanh ra ưa thích khi nó hợp với ta tức là Ái hoặc sẽ sanh ra ghét nó khi nó không có hợp với ta tức là Ố. Sự xuất hiện của Ái và Ố làm cho ta chấp thủ. Tức là cái làm làm cho mình thích thì muốn duy trì nó hiện hữu bên mình, còn những cái mình không thích thì muốn càng xa nó càng tốt. Khi chấp thủ xuất hiện sẽ sinh ra Khổ. Tức là khi cái mình làm thích mà mất đi làm cho mình đau khổ, cái mình ghét mà cứ xuất hiện bên cạnh mình thì mình cũng đau khổ. Quý Phật tử tu tập được pháp quán này thì ta đã có tâm Xả. Tức là buông bỏ, không chấp pháp, là Trí Bát Nhã, là tòa Như Lai trong phẩm Pháp sư thứ 10 của Kinh Pháp Hoa. Khi được mọi người kính trọng, ủng hộ thì ta không tự đắc, không vui mừng vì điều đó hay khi bị mọi người khinh thường, sỉ nhục mà ta cũng không buồn, không giận. Đây chính là trần duyên thuận nghịch tâm không thiết, là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Quán thân bất tịnh nghĩa là xem xét thân này không được trong sạch. Thân ta sanh ra từ ái dục của ba mẹ, là thân tứ đại ngũ uẩn. Thân thể ta như tử thi biết đi, lúc nào những lỗ tự nhiên trên cơ thể cũng chảy ra những thứ hôi dơ như nước mắt, nước mũi, mồ hôi,.... Thân ta không vĩnh hằng bất tử, sẽ phải có ngày già yếu, bệnh hoạn rồi sẽ hư hoại. Chúng ta khi tu tập được pháp quán này thì ta không còn phải khổ khi không chăm lo được cho thân này đẹp đẽ và không sanh tâm lưu luyến vì trước sau nó sẽ hư hoại. Nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ sanh tâm chán đời, bỏ mặc không có chăm sóc thân này thậm chí là hủy hoại thân này. Thân ta ví như chiếc bè giúp ta đi từ bờ Mê đến bờ Giác. Chúng ta phải trân quý nó vì thân người rất khó có được, phải chăm sóc nó khi thân bệnh hoạn để ta có điều kiện tu tập giải thoát. Và khi đến được bờ Giác thì ta không còn cần thân giả tạm nữa thì ta thuận theo quy luật của cuộc đời mà bỏ thân này. 

Quán Tâm vô thường tức là xem xét thấy tư tưởng chúng sanh luôn thay đổi liên tục từng niệm hay thay từng giây hay từng sát na. Nay thì chúng ta có suy nghĩ là như vầy nhưng mai thì lại khác. Quý Phật tử khi tu tập theo pháp quán này, chúng ta sẽ không buồn, không giận vì sự thất hứa của mọi người đối với mình. Nhưng không có nghĩa là dung dưỡng, hay bao che và ủng hộ các việc làm sai trái, xấu ác. Đỉnh cao của pháp quán này chính là tuy thân ta sống trong cảnh đầy dẫy thiện ác thế gian nhưng tâm ta bước sang pháp thiện ác xuất thế gian. Tâm thiện sanh ra thì ta phải làm cho tăng trưởng, còn tâm ác sanh ra phải cắt đứt.

Quán Pháp vô ngã tức là thấy được vạn vật trong vũ trụ này vốn không phải nó. Vì nó là tập hợp của nhiều nhân duyên hợp lại mà thành. Ví như là một bức tranh được ghép từ rất nhiều mảnh khác nhau và khi các mảnh ghép không đầy đủ thì bức tranh sẽ không tồn tại. Chúng ta tu tập theo pháp quán này, chúng ta sẽ không nóng vội mà bình tĩnh, điềm đạm trong suy nghĩ và hành động. Khi cơ hội chưa tới chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi nhưng không có nghĩa là cứ giữ tâm thế chờ đợi mãi. Khi cơ hội đến thì ta phải biết nắm bắt để mà tiến bộ, phát triển. 

Quý Phật tử dù tu tập bất kỳ theo pháp môn nào thì Tứ niệm xứ chính là nền tảng cơ bản, quan trọng trên con đường tiến đến sự giải thoát, an vui vĩnh viễn. Tu tập Tứ niệm xứ nói riêng hay các pháp môn nói chung đều cần chúng ta phải dụng công tu hành thì mới đạt được kết quả tốt. Ý này được diễn tả trong Phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16 trong kinh Pháp Hoa đó chính là thuốc đắng chữa bệnh cho các con bị mất bản tâm của ông thầy thuốc giỏi. Các con bị bệnh mất bản tâm chính là chúng sanh phải chịu khổ sở do tham, sân, nghi, mạn, nghi và ác kiến. Uống thuốc chính là tinh tấn tu tập theo giáo pháp của Đức Phật. Trên con đường tiến đến giác ngộ, giải thoát tất nhiên sẽ có những khó khăn, thử thách đó chính là vị Đắng của thuốc nhưng nếu ta quyết chí thực hiện thì thân tâm được an vui, giải thoát. Đây chính là lửa đỏ làm nên đóa sen vàng. 

Người mà chấp pháp, dương dương tự đắc với pháp môn của mình mà khinh chê thậm chí hủy báng các pháp môn khác đó chính là tăng thượng mạn, là phá pháp Như Lai. Chân lý thì không hình, không tướng mà căn cơ chúng sanh quá thấp nên sẽ khó tin và khó hiểu. Đức Phật mượn tạm chữ nghĩa; văn kinh; hình ảnh thí dụ có hình, có tướng để diễn đạt chân lý để cho chúng sanh dễ hiểu được mà tiến đến tu tập giải thoát. Kinh Pháp Hoa diễn tả ý này trong phẩm Tựa thứ nhất với hình ảnh tuy là một Phật thừa tức là đại bạch ngưu xa hoành tráng, tốt đẹp và trang nghiêm. Nhưng do chúng sanh không nhận ra sự nguy hiểm của Nhà lửa Tam giới nên Phật phương tiện tạm chia thành ba là Thanh Văn thừa tức là xe dê, Duyên Giác Thừa tức xe hươu và Bồ Tát thừa tức xe trâu để dìu dắt chúng sanh ra khỏi nơi nguy hiểm. Ý này cũng được thể hiện qua Đức Phật có 84.000 pháp môn để đối trị với 84.000 trần lao, nghiệp chướng và phiền não của chúng sanh.

Người mà nghĩ “Chỉ có ta làm cho ta giác ngộ, không ai có thể làm cho ta giác ngộ” rồi buông bỏ, không chịu học tập kinh điển hoặc thậm chí là suy nghĩ “Ta sẽ không bao giờ giác ngộ được”. Đây cũng chính là phá pháp Như Lai. Suy nghĩ vậy là quên ơn Phật và chư Tổ. Vì nếu không nhờ có Phật và các vị Tổ sư kiết tập kinh điển, lưu truyền, giảng giải,…  thì làm sao ta có thể biết được mà tu tập. Căn tánh chúng ta còn thấp kém không như các bậc thượng căn và chưa có chứng được Thánh quả nên phải nương tựa vào Tam bảo mà tu tập. Đức Phật đã từng dạy rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” vì vậy ai cũng có khả năng giác ngộ được như Phật nếu ta tu tập đúng theo Chánh pháp.

Thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Quý Phật tử nên tránh tà kiến, cố gắng nỗ lực tinh tấn tu tập theo giáo pháp của Ngài để đạt được kết quả tốt. 

*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Nguyễn Minh Nhựt; địa chỉ: 12 ấp 7, tổ 10, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. HCM.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm