"Tâm" trong Tứ niệm xứ là gì?
Đức Phật dạy trong pháp thiền quán Tứ niệm xứ gồm quán thân, thọ, tâm, pháp. Con thắc mắc "tâm" trong Tứ niệm xứ có phải là "tưởng, hành, thức" trong ngũ uẩn?
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Sao lại tách "thọ" riêng ra mà không để trong "tâm"? Như vậy Tứ niệm xứ thành Tam niệm xứ là thân, tâm, pháp.
Nếu tách "thọ" riêng ra khỏi "tâm" thì có thể hiểu sắc = thân + thọ được không? Vì thọ ví như là các cảm biến (sensor) của "tưởng" nhưng nó lại nằm trên thân (nên con gộp thân + thọ = sắc), có 6 cảm biến là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
"Thọ" ko tạo tác gì cả, nó chỉ là cảm biến ghi nhận khách quan nên đến đây chưa "động thủ", chưa tạo nghiệp. Nếu mình quán thọ trên thọ nghĩa là rõ biết lục căn đang tiếp xúc với bên ngoài, rồi mình stop nó lại, ghi nhận như nó đang là ko cho "tưởng" khởi lên được không? Vì bắt đầu tới "tưởng" là nó thêm mắm thêm muối vô không còn đúng sự thật mà thọ ghi nhận nữa, "tưởng" ví như cái đầu video phát lại những gì "thọ" thu vô nhưng "tưởng" nó cắt xén, đạo diễn theo "quan điểm" của nó. Dữ liệu "data" output từ "tưởng" đến "hành" đã sai lệch vì không trực nhận từ "thọ" nên "hành" trật lất kéo theo "thức" cũng sai, "thức" bỏ cái kinh nghiệm sai này vào cơ sở dữ liệu của nó để lần sau cung cấp dữ liệu cho "tưởng". Đây là cái vòng lặp giữa 3 cái "tưởng - hành - thức - tưởng".
May mắn là "thức" có thể suy xét, học lại bài học, sửa sai, thay đổi các kinh nghiệm sai trong kho dữ liệu của nó. Từ đó "tưởng" lấy được dữ liệu đúng khiến cho "hành" đúng. Đây chính là quá trình tu tập, chuyển nghiệp, chuyển hóa thân tâm.
Tới đây có hai chọn lựa:
Một là, giữ cho kho dữ liệu của "thức" chỉ còn đầy ắp "kinh nghiệm đúng" và tiếp tục bỏ vô "kinh nghiệm đúng" không dừng lại được qua nhiều kiếp tiếp nối. Lý do là chưa học hết bài học.
Hai là, hết bài để học, hết giờ làm bài, không còn gì để học, liễu tri, liễu ngộ mọi thứ. Tâm lúc này hoàn toàn thanh tịnh, rỗng lặng, vô sinh diệt và vô ngã.
Kính xin thầy chỉ dạy. Con đội ơn thầy!
Trả lời:
Phân tích chi cho mệt dữ vậy con. Rõ biết thân đang là gọi là niệm thân, rõ biết thọ đang là gọi là niệm thọ, rõ biết tâm đang là gọi là niệm tâm, rõ biết các yếu tâm sở sinh diệt như 5 triền cái, 5 uẩn, 10 kiết sử, 7 giác chi, 4 sự thật đang là gọi là niệm pháp. Như vậy, rõ biết 5 uẩn sinh diệt là niệm pháp đâu phải niệm tâm.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
Tu hành như cọ cây lấy lửa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?
Tại sao có thể biết trước tương lai?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:27 31/10/2024Kính bạch Thầy, có những giấc mơ mà sau này lại xảy ra đúng y như vậy, tại sao lại có hiện tượng đó ạ?
Xem thêm