Tu pháp gì để không bị 'người âm' làm hại?
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, gọi các Tỷ kheo: Ví như, này các Tỷ kheo, những gia đình nào có nhiều phụ nữ và ít đàn ông, thì những gia đình ấy rất dễ bị đạo tặc, trộm cướp não hại.
Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo nào không tu tập từ tâm giải thoát, không làm cho sung mãn, thì vị ấy dễ bị phi nhân não hại.
Ví như, này các Tỷ kheo, những gia đình nào có ít phụ nữ và nhiều đàn ông, thì những gia đình ấy khó bị đạo tặc, trộm cướp não hại.
Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo nào tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, thì vị ấy rất khó bị phi nhân não hại.
Do vậy, này các Tỷ kheo, các ông cần phải học tập như sau: Chúng tôi sẽ tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành căn cứ địa, an trú và khéo thực hiện.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 9, phần Gia đình, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.461)
Lời bàn:
Đức Phật hàng phục Ma Vương như thế nào?
Phi nhân là những chúng sanh không phải loài người nói chung, trong dân gian thường gọi nôm na là “người âm”. Theo nhân sinh quan Phật giáo thì trong vũ trụ có nhiều loại chúng sanh, ngoài loài người còn có loài trời, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Phi nhân là những chúng sanh thuộc nhóm thiên, thần, quỷ và vật, sống chung hoặc sống trong các “thế giới đan xen” với loài người.
Trừ các bậc Thánh có thể thấy biết và giao tiếp với phi nhân, còn đa phần chúng ta thì không có khả năng ấy. Tuy vậy, từ xa xưa trong nền tảng đạo đức, văn hóa ứng xử của người Á Đông đối với phi nhân luôn tôn kính nhưng thận trọng, cảnh giác (Quỷ thần kính nhi viễn chi-Khổng Tử). Quan điểm của Phật giáo cũng vậy, tôn trọng mọi chúng sanh vì tinh thần từ bi, bình đẳng và nhất là các chúng sanh đều có khả năng giác ngộ.
Các chúng sanh trong loài phi nhân cũng như loài người có cả thiện ác, tốt xấu lẫn lộn. Hơn nữa, chúng có thần lực hơn loài người nên có khả năng làm hại con người nếu bị xúc phạm hoặc có thể giúp đỡ con người trong một vài trường hợp đủ duyên. Vì thế nên từ xa xưa, con người thường hay cúng bái, cầu xin thần linh ban phước cho mình và giáng họa lên kẻ thù. Tín ngưỡng vào thần linh kiểu này đến nay vẫn còn.
Đặc điểm nổi bật của loài phi nhân (ác thần) là tự ngã, phẫn nộ và não hại. Nhất là khi chúng ta vô tình hay cố ý xúc phạm đến tự ngã, sở thích hoặc chỗ ở của họ. Trong những trường hợp trên, loài phi nhân thường không hỉ xả và bỏ qua mà tìm cách làm hại. Vì vậy nên đối với quỷ thần tuy con người kính trọng mà phải tránh xa.
Cảm hóa loài phi nhân, theo tuệ giác của Thế Tôn là cần trải lòng từ với họ. Chính tâm từ bi hỉ xả sẽ là suối nguồn an tịnh có khả năng dung nhiếp và hóa giải phẫn nộ, não hại nơi loài phi nhân đồng thời là phương tiện bảo vệ hữu hiệu nhất để phòng hộ sự làm hại của phi nhân nếu có nhân duyên oan trái với họ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm