Tu tập trong cách xá chào
Hành động chắp tay và cúi đầu của ta trước hết là một thực tập thể chất, nhưng quan trọng nhất đó là khoảnh khắc nhìn nhận và thư giãn tinh thần.
Khi xá chào một ai nghĩa là ta kính trọng thiện tâm của người và của ta, vị thầy Pháp Hải chia sẻ.
Trong Kinh Pháp Hoa nổi tiếng có một phẩm đặc biệt, trong đó có một vị bồ tát tên là Thường Bất Khinh. Việc thực hành của ngài không phải là ngồi thiền nhiều giờ, tụng kinh hay đọc thần chú. Khi nhìn thấy một người, ngài sẽ chắp đôi bàn tay với nhau rồi cúi đầu và nói: “ngài sẽ là một vị Phật tương lai”! Đây là vị Bồ tát duy nhất thực tập hạnh “Thường bất khinh”.
Điều đầu tiên gây ấn tượng khi viếng thăm một ngôi chùa Phật giáo truyền thống là thấy các hành giả chắp tay trước ngực khi họ gặp nhau. Ngay lập tức, tôi cảm thấy sự kính trọng thiêng liêng không chỉ đối với nơi tu tập mà còn đối với các vị đồng tu.
Dù thực tập thể chất hay tâm linh thì việc xá chào sẽ giúp ta kết nối mọi người giống như tất cả chúng sinh trong sự tìm cầu an bình và hạnh phúc. Hành động xá chào người khác với tôi là điều thiết thực và sinh động, phải chăng âm hưởng nó giống như mấu chốt ở việc hành thiền?
Một đạo hữu mới đây hỏi tôi về lợi ích của tu thiền. Tôi biết người hỏi hy vọng tôi sẽ nói đến thứ ánh sáng rực rỡ hoặc sự hiểu biết sâu mầu hay sức mạnh tâm linh; Thực tế, tôi chia sẻ về nơi tâm thức ngày càng hiện rõ khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống, như một tách trà lúc ban mai, hoặc ánh nắng ấm áp, hay niềm vui qua tiếng cười … có thể, người đó thất vọng! Trước đây, tôi nhận thấy điều này chỉ là yếu tố hơn là thành quả đạt được, bây giờ khi thực hành chuyên chú, kinh nghiệm của tôi trở nên phong phú, sâu sắc và ý nghĩa hơn.
Quán chiếu cách này, ngay cả đồ vật vô tri giác cũng trở thành người bạn thân thiết đồng hành của tôi. Bất cứ khi nào ngồi trong thiền đường, tôi cũng xá chào chiếc tọa cụ của mình, bởi nó là một người bạn tốt với mông và thân dưới của tôi. Thực hành theo cách này, tôi trải nghiệm với nhiều niềm vui và lòng biết ơn.
Trong phạm vi nơi tu viện hay thiền đường, tôi sẽ tự nhiên cúi chào người khác, song có lúc, tôi thấy mình trong tình thế bị nhìn rất khác lạ. Lúc này, thay vì tập trung vào việc chắp tay tự nhiên, tôi làm động tác gật đầu đáp lễ. Tôi thường cởi mở bản thân với người đối diện và không còn khoảng cách thực tại giữa hai chúng tôi.
Có lẽ lời khuyên hữu ích nhất mà tôi từng nhận được trong đời sống tâm linh của mình là khi một bậc chân tu đạo hạnh chỉ dạy tôi rằng: là Phật tử “ta nên luôn tránh những điều che đậy bên ngoài.... hãy là chính mình, thực sự là chính mình”.
Hành động chắp tay và cúi đầu của ta trước hết là một thực tập thể chất, nhưng quan trọng nhất đó là khoảnh khắc nhìn nhận và thư giãn tinh thần. Dưới đây là một vài cách khác nhau mà ta có thể thực tập xá chào:
Chắp tay có ý nghĩa như thế nào?
Mức độ căn bản, thực tập xá chào là nhìn vào mắt người đối diện và từ tốn chắp đôi tay trước ngực. Ta có thể khom lưng nhẹ ở hông hoặc cúi đầu trong sự kính trọng.
Việc chắp đôi tay trước người khác, ta chợt nhận ra phẩm chất từ ái trong ta và người, đó thực sự là giây phút bày tỏ niềm vui hội ngộ. Sự chấp tay của ai đó ở trước mặt, ta cảm nhận như thể có một tấm gương đang được đưa lên cho xem, trong đó, ta thấy bản thân thực sự là ai, nó luôn luôn là một khoảnh khắc rất ấn tượng.
Một thực tập khác là hình dung đôi bàn tay như một búp sen. Khi chắp đôi tay với nhau ở trước ngực, hãy dành một lời nguyện cho vị Phật trước mặt. Ta có thể thấy hữu ích khi niệm thầm sau đây: “Một bông sen cho bạn, một vị Phật tương lai”.
Xá chào cũng có thể là một thực tập tinh thần. Ta thường không xem trọng những khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống. Hãy giữ sự chú tâm đến các cuộc gặp gỡ với những người mà ta thường hay bỏ qua: người đó tại quầy thanh toán, hay người cùng xếp hàng tại sân bay. Nên dừng lại và dành chút thời gian để nhận ra người ở trước bạn. Với đôi mắt từ tâm và trái tim rộng mở, hãy gửi người đối diện sự tôn trọng và thấu cảm. Tinh thần xá chào hướng đến thực chất của điều thiện mà bạn cho đi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Xem thêm